Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

ĐBSCL: THU HÚT THÊM 3 DỰ ÁN FDI

Báo Cần Thơ, thứ sáu, 02/03/2012 22 giờ 39 GMT+7 Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 2 tháng đầu năm 2012, toàn vùng ĐBSCL chỉ có tỉnh Long An và Tiền Giang thu hút thêm 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới, tổng vốn đăng ký 1,63 triệu USD. Đến nay, toàn vùng có 668 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 10,4 tỉ USD, chiếm khoảng 5,2% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước. Long An vẫn là địa phương dẫn đầu vùng ĐBSCL về vốn FDI, với 399 dự án, vốn đăng ký trên 3,6 tỉ USD; kế đến là TP Cần Thơ 57 dự án, vốn trên 852,8 triệu USD; tỉnh Tiền Giang xếp thứ 3 với 44 dự án, vốn đăng ký đầu tư trên 840 triệu USD...  HỮU HIỆP

KỲ TÍCH CÁ DA TRƠN III

Bài 3. THOÁT KHỎI "VÒNG KIM CÔ" Thứ Bảy, 12.3.2011 | 09:01 (GMT + 7) LÊ VŨ TUẤN Khi nghề nuôi cá da trơn phát triển cực thịnh, vùng hạ lưu sông Mêkông gánh chịu mỗi năm khoảng 500 triệu mét khối chất thải do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Đó là chưa kể lượng chất thải không nhỏ từ các nhà máy chế biến hầu hết đều được xây dựng ven sông Tiền, sông Hậu. Tuy nhiên, việc áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường xuất khẩu (CoC, SQF, Global GAP…) đã tạo sự chuyển biến căn bản cả trong khâu nuôi lẫn khâu chế biến ở VN. Đặc biệt, đã xuất hiện cuộc đua công nghệ giữa các doanh nghiệp chế biến ĐBSCL theo hướng tạo thêm giá trị gia tăng cho con cá tra. Cuộc quật khởi mới Ngày 22.12.2010, đúng vào thời điểm dư luận bức xúc vì WWF đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, Tập đoàn Sao Mai (An Giang) với Tập đoàn Desmet Balesstra (Vương quốc Bỉ) đã ký hợp đồng trị giá 15 triệu USD chuẩn bị cho sự ra đời của nhà máy tinh luyện dầu cá đặt tại Cụm CN Vàm Cống (xã B

KỲ TÍCH CÁ DA TRƠN II

PHÍA SAU ĐƯỜNG BƠI CỦA "ĐẾ NGƯ" Thứ Sáu, 11.3.2011 | 08:42 (GMT + 7) LÊ VŨ TUẤN Sức hấp dẫn của siêu lợi nhuận trong giai đoạn phát triển cực thịnh của cá da trơn 2003-2007 đã dấy lên phong trào “nhà nhà nuôi cá, người người nuôi cá”, dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa năm 2008.   Bài 1. Kỳ tích cá da trơn Chính phủ phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng để cứu lấy nghề nuôi. Nhưng cho đến bây giờ, phía sau đường bơi của “đế ngư”, vẫn còn không ít nông dân “chết chìm” trong biển nợ.  Gượng dậy sau khủng hoảng thừa Ở giai đoạn cực thịnh, nhiều “hai lúa” sau một đêm trở nên giàu có, xách giỏ đựng bạc tỉ ra phố thị sắm xe hơi đời mới, mua canô hạng sang. Nhưng khủng hoảng thừa năm 2008 đã đẩy không ít người nuôi cá tới khánh kiệt. “Năm 2008, tôi cũng lỗ nặng, cỡ 4-5 tỉ đồng” - ông Chương Văn Khanh (Út Anh) - một cựu tỉ phú từng bị vét sạch vốn trong cuộc khủng hoảng năm 2008 – cho biết. Không những thua lỗ, giá trị tài sản của các chủ trang trại cũng lao dốc không

KỲ TÍCH CÁ DA TRƠN

Lê Vũ Tuấn Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 10.3.2011 | 08:25 (GMT + 7) Trong vòng 10 năm, cá da trơn Việt Nam gia tăng sản lượng gấp 50 lần, tăng kim ngạch xuất khẩu gấp 65 lần và hiện chiếm 99,9% thị phần toàn cầu. Trên thế giới, chưa có loại sản phẩm thuỷ sản nào đạt tốc độ phát triển nhanh như thế. Sau gạo và hơn cả gạo, cá da trơn đã tạo ra kỳ tích trong thời kỳ đổi mới. Kỳ tích ấy đang đứng trước triển vọng thăng hoa, nâng chuỗi giá trị lên gấp đôi, gấp ba nhờ sử dụng công nghệ hiện đại, biến lượng mỡ dư thừa khổng lồ thành các loại sản phẩm cao cấp. Song, phía sau đường bơi của “đế ngư” vẫn còn không ít nông dân “chết chìm” trong biển nợ và phía trước là ẩn hoạ từ biến đổi khí hậu rập rình. Trong cuộc hành trình dài hơn 4.000 cây số từ cao nguyên Thanh – Tạng chảy ra biển Đông, băng qua lãnh thổ của 6 nước, sông Mêkông hào phóng ban phát biết bao lợi ích cho 90 triệu người thuộc hơn 100 dân tộc sống trong lưu vực, song vẫn dành riêng một món quà lớn cho vùng hạ lưu, mà

"CHẨN BỆNH" VÀ "KÊ TOA" CHO Y TẾ ĐBSCL II:

Bài 2. "KÊ TOA" CHO Y TẾ ĐBSCL Bài trên báo Lao động ngày 01-3-2012 (Click vào) Trần Hiệp Thủy “Vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản” của cả nước vẫn còn nhiều chỉ tiêu như tỉ lệ giường bệnh, số bác sĩ, cán bộ y tế/vạn dân thấp hơn nhiều vùng miền khác. Đặc biệt bức xúc vẫn là y tế tuyến huyện và cơ sở. Ai cũng có thể dễ dàng nhận ra 2 “căn bệnh” trầm kha của ngành y tế ĐBSCL từ nhiều năm qua là cơ sở vật chất và nguồn nhân lực yếu kém, nhưng vấn đề là “bốc thuốc” và “điều trị”. Xét trên phương diện này, “thuốc” đã được chọn đúng, nhưng dường như chưa “đủ liều” và cần một “phác đồ điều trị” thích hợp. “Thuốc đặc trị” nào? Sắp tới, ngoài các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như các vùng miền khác, ĐBSCL rất cần những “liều thuốc đặc trị”. Tất nhiên, “thuốc” nào cũng có tác dụng phụ. Ví như để tăng nhanh số lượng cán bộ y tế trong điều kiện khó thu hút người từ nơi khác về, không có cách nào khác hơn phải “hy sinh” ở mức chấp nhận được về “chất lượng” kiểu như đầ

"CHẨN BỆNH" VÀ "KÊ TOA" CHO NGÀNH Y TẾ ĐBSCL I:

Bài đăng trên Báo Lao Động ngày 29-02 và 01-3-2012 Thống kê tại các bệnh viện trên địa bàn vùng ĐBSCL từ đầu năm đến nay, số ca nhập viên tăng nhanh so cùng kỳ năm trước. Các dịch bệnh khác như cúm A/H5N1 và viêm não mô cầu đang là mối lo trước mùa mưa. Trong khi vùng này hiện còn khoảng 60% người dân chưa có BHYT là đối tượng bị “tác động kép” trước “điều chỉnh mới” cho hơn 400 dịch vụ y tế tăng giá từ 7-10 lần. Đâu là căn bệnh của y tế ĐBSCL? Bài 1. “CHẨN BỆNH” NGÀNH Y TẾ ĐBSCL                                                                                                                              Trần Hiệp Thủy Nông dân ĐBSCL là người lo cho cả nước khỏi đói khi nhận lãnh nhiệm vụ “đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”, góp phần cho “an ninh lương thực thế giới”. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, họ còn là tác giả đưa Việt Nam từ nước thiếu đói thành cường quốc xuất khẩu gạo, thủy sản, trái cây. Nhưng điều nghịch lý bao năm qua chưa có lời giải là việc thụ

DOANH NGHIỆP ĐÃ CHÍNH DANH

Bài trang nhất báo LAO ĐỘNG ngày 19-12-2011 (Click vào để xem bản gốc) TRẦN HỮU HIỆP Vinh danh doanh nghiệp ĐBSCL năm 2008 Ngày 17.10.2011, trên trang nhất báo Lao Động có bài “Chính danh” cho doanh nhân” kiến nghị ban hành nghị quyết chuyên đề về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân (DN). Đúng một tháng rưỡi sau, ngày 9.12.2011, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 09-NQ/TW về phát huy vai trò đội ngũ DN trong kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. “Trong lịch sử 81 năm của Đảng, lần đầu tiên chúng ta có một nghị quyết về DN” (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại buổi làm việc với VCCI ngày 17.12.2011). Đó không chỉ là sự đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn, mà còn là kết quả của quá trình nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của DN Việt Nam, là ánh sáng soi đường cho đội ngũ DN trong thời kỳ hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ và thách thức. Mục tiêu“Xây dựng đội ngũ DN lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực,

HÀI HÒA LỢI ÍCH: DOANH NHÂN-CÔNG NHÂN-NÔNG DÂN

Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 28-12-2011 (Click vào để xem bản gốc) TRẦN HỮU HIỆP Loạt bài về đội ngũ doanh nhân Tây Nam Bộ trên báo Lao Động đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả, đặc biệt là các cán bộ có trách nhiệm tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB), nơi đã từng nêu kiến nghị ban hành nghị quyết (NQ) riêng cho đội ngũ doanh nhân. Từ Nghị quyết 09: Nhìn lại đội ngũ doanh nhân Tây Nam Bộ Bài 2: Khi “Hai Lúa” thành doanh nhân Ngày 27.12, báo Lao Động ra buổi sáng thì buổi trưa Văn phòng đại diện tại ĐBSCL đã nhận được bài viết cộng tác của ThS Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội, BCĐ TNB. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc: Tôi theo dõi loạt bài “Từ NQ09: nhìn lại đội ngũ doanh nhân Tây Nam Bộ” với một sự thích thú đặc biệt. Hoan nghênh nhóm PV Lao Động tại ĐBSCL đã phản ứng nhanh, khắc họa khá sắc nét chân dung doanh nhân đất chín rồng. Từ góc độ của mình, tôi xin góp thêm một vài ý nhỏ. Trước tiên, phải khẳng định, đội ngũ doanh nhân Tây Nam Bộ thời gian qua k