Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tọa đàm trực tuyến: Phát triển nhanh và bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

8:55 AM, 22/04/2012 (Chinhphu.vn) – Sáng nay, 22/4, tại thành phố Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Cổng TTĐT Chính phủ và VTV Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Phát triển nhanh và bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”.  Quang cảnh Tọa đàm trực tuyến  Truyền hình trực tuyến Còn 5 ngày nữa tại thành phố Cần Thơ sẽ chính thức diễn ra rất nhiều hoạt động chào mừng 10 năm xây dựng và phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là dịp các địa phương trong vùng đánh giá lại kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (giai đoạn 2001-2010). Trong thành tựu 10 năm của vùng Tây Nam Bộ trước hết là việc phát huy nội lực, nhưng điểm quan trọng có thể nhìn thấy rõ nhất là Trung ương quan tâm đầu tư vào 3 lĩnh vực trọng điểm mang tính đột phá là: Phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi và giáo dục - đào tạo nguồn nhâ

“Đặc sản” cổ ở Bạc Liêu

TTCT - Tưởng rằng chỉ có công tử Bạc Liêu mới là “đặc sản” ở xứ phồn vinh, phóng khoáng một thời này, dè đâu còn nhiều món lạ khác mà nhiều người chưa biết. “Vườn nhãn cổ” chạy dài suốt 11km (từ xã Hiệp Thành tới Vĩnh Trạch Đông) - Ảnh: D.T.H. Từ TP Bạc Liêu theo đường Cao Văn Lầu về hướng biển chừng 6km có con đường nhựa bên trái, trên có tấm bảng để “Vườn nhãn cổ”. Theo hướng đó chừng 2km là gặp ngay vườn nhãn mé bên trái. Đến vườn nhãn ăn... bánh xèo Từ TP.HCM, du khách có thể mua tour tham quan đồng bằng sông Cửu Long tại các công ty du lịch với rất nhiều lựa chọn. Có thể đi xe máy kiểu “dân phượt” hoặc “bắt” xe đò (giá vé 150.000 đồng/vé) tới TP Bạc Liêu, sau đó thuê xe đi tiếp theo đường Cao Văn Lầu để đến vườn nhãn cổ, cách trung tâm Bạc Liêu chừng 7km.  Vườn nhãn chạy dài suốt 11km (từ xã Hiệp Thành tới Vĩnh Trạch Đông), nhãn ở đây hầu hết có thân to, vỏ cây xù xì, không khí ở đó mát rượi. Vì nhãn trồng nhiều nên tên ấp được gọi là Giồng Nhãn. Đáng tiếc

Hôm nay, Tọa đàm trực tuyến về phát triển nhanh và bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

(Chinhphu.vn) - Vào 9h sáng hôm nay, Chủ nhật, ngày 22/4, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Cổng TTĐT Chính phủ và VTV Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến về phát triển nhanh và bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn lại quê hương (Ảnh chỉ minh họa) Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long  thời kỳ 2001-2010” kinh tế các tỉnh, thành trong vùng đã có bước phát triển nhanh, hệ thống chính trị, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong vùng được củng cố và tăng cường, nhất là trên địa bàn chiến lược, biên giới, vùng biển, đảo, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các tỉnh, thành trong vùng vẫn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém cần sớm khắc phục để phát triển nhanh, bền vững hơn nữa. Cuộc toạ đàm nhằm cung cấp thêm thông tin về những thành tựu

Chuyện từ đất Chín Rồng: Làm gì để các sản phẩm chủ lực của vùng trọng điểm nông nghiệp số 1 đất nước đủ sức cạnh tranh, vươn xa thị trường thế giới?

Bài trên Thời báo Doanh nhân, ngày 20-4-2012 Trần Hữu Hiệp Đây là vấn đề luôn đòi hỏi một cơ chế, chính sách đồng bộ cũng như hành động thiết thực từ quy hoạch, sản xuất đến chế biến, xuất khẩu, tạo thương hiệu. Sản phẩm chủ lực – thế mạnh quốc gia Thành tựu của đổi mới và phát triển trên đất Chín Rồng đã khẳng định giá trị và thế mạnh của 3 sản phẩm chủ lực của vùng; đồng thời cũng là sản phẩm mang tầm vóc quốc gia. Đó là lúa gạo, thủy sản (đặc biệt là cá tra, tôm) và cây ăn trái. Chỉ sau 2 thập niên, sản lượng lúa ĐBSCL đã được nhân lên gấp đôi, từ 9,48 triệu năm 1990 lên 21,5 triệu tấn năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm khoảng 90% cả nước, đạt kỷ lục hơn 7,1 triệu tấn vào năm 2011, đưa nước ta từ một nước thiếu đói vào những năm 1980, chỉ sau 2 năm đổi mới đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới và giữ vững ngôi vị á quân đến nay. ĐBSCL là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước, chiếm 70% diện tích, 58% sản lượng; riêng con tôm chiếm 80% sản lượng và

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020

thỦ tưỚng Chính phỦ __________ Số: 163 /2008/QĐ-TTg CỘng hòa xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________________________ Hà Nội,   ngày   11   tháng   12   năm 2008 QuyẾt đỊnh   Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 _________   ThỦ tưỚng chính phỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ vào Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tại tờ trình số 40/TTr-UBN D ngày 05 tháng 9 năm 2007, công văn số 4657/UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007 và đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 882/BKH-TĐ&GSĐT ngày 05 tháng 02 năm 2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020, QuyẾt đỊnh : Điều 1. Phê du

Phê duyệt đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _________ Số:   492 /QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________________ Hà Nội, ngày   16    tháng   4   năm 2009 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long ________ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1312/TTr-BKH ngày 03 tháng 3 năm 2008 về Đề án thành lập ”Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long”, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1 . Phê duyệt Đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với những nội dung chủ yếu sau: 1. Phạm vi V ùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long : Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: t hành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. 2. Định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm