Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

“Điểm nóng” tại kỳ họp hội đồng nhân dân

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 10-7-2012 Hữu Hiệp Tuần qua, nhiều tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL đã tổ chức kỳ họp HĐND quyết định nhiều nội dung quan trọng. Các “điểm nóng” được mổ xẻ, giải quyết tại các kỳ họp đã “truyền lửa”, tạo niềm tin mạnh mẽ hơn của cử tri về cơ quan dân cử giữ “quyền lực nhà nước” cao nhất tại địa phương trên bước đường đổi mới tổ chức và hoạt động. Kỳ họp thứ tư-HĐND TPCT (ảnh Internet) Hoạt động đổi mới của Quốc hội gần đây với việc tổ chức chất vấn, trả lời chất vấn, tranh luận, giám sát; đặc biệt là các phiên điều trần giữa 2 kỳ họp của thành viên Chính phủ trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều tác động tích cực đến hoạt động của HĐND các địa phương. Nhiều đại biểu HĐND và cử tri đã ghi nhận những cố gắng của cơ quan hành pháp trong việc tiếp thu nghiêm túc, chấp hành và điều hành có hiệu quả các quyết định của HĐND. Ở hầu hết các địa phương (Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang...) đều có qui định giám đốc sở không được vắng mặt, ủy quyền cấp ph

Bộ Chính trị họp tổng kết 4 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh của 4 vùng kinh tế trọng điểm

* Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Ngày 5.7, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã họp tổng kết 4 Nghị quyết của Bộ Chính trị Khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của 4 vùng: đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, trung du và miền núi phía bắc. Tham dự có Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; các ủy viên Bộ Chính trị; Ban cán sự Đảng Chính phủ; đại diện các Ban của Đảng, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; Ban cán sự Đảng các bộ, ngành, Trung ương; đại diện Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH... Tại cuộc họp, Bộ Chính trị đã nghe Tờ trình tổng kết 4 Nghị quyết: Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 37-NQ/TW, Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị quyết số 53-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của 4 vùng. Kết quả tổng kết thực hiện các Nghị quyết ở các đ

Giảng đường đại học và cổng trường trung cấp nghề

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 5-7-2012 Hữu Hiệp Hai ngày 4 và 5 tháng 7, hơn 637.000 thí sinh cả nước tham dự đợt I, kỳ thi đại học (ĐH) năm 2012. Theo Bộ GDĐT, đề thi năm nay được ra theo tiêu chí “ba không” - không quá dài, không quá khó, không đánh đố thí sinh. Các trường ĐH, CĐ trên địa bàn vùng ĐBSCL được phân bổ 50.360 chỉ tiêu, tăng 10,5% so với năm 2011. Quy chế tuyển sinh mới cũng “mở rộng cửa” vào ĐH hơn cho các em, được nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào nhiều trường khác nhau. 10 năm qua, số trường ĐH ở ĐBSCL đã tăng rất nhanh. Năm 2000, chỉ duy nhất có ĐH Cần Thơ, nay tăng lên 12 trường và 1 phân hiệu đại học. Mỗi năm vùng lúa gạo này có thêm 1 trường ĐH. Số sinh viên ĐH, CĐ trong vùng cũng tăng lên rất nhanh, Vĩnh Long (tăng 8,5 lần), Trà Vinh (5 lần), Đồng Tháp (4 lần), Kiên Giang và Cần Thơ (3 lần). Đường đến giảng đường ĐH, CĐ của các em như rộng hơn. Học nghề Ngược lại, cổng trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) đang ngày càng khó thu hút người học hơn

Vòng Cung đất lửa

Vài lời: Là dân Cần Thơ, lại quê gốc Ô Môn, nhưng mãi đến năm 1982 mình mới có dịp đến Lộ Vòng Cung. Thời đó, biết Vòng Cung qua lời thơ của nhà thơ Lâm Thao, người đã từng đạp xe đạp đến Khu nội trú Trường cấp III TP. Cần Thơ (nay là Châu Văn Liêm) chỉ để sửa một chữ trong bài thơ của mình gửi đăng tạp chí Văn nghệ Cần Thơ. Vòng Cung đi dễ khó về/Đạn chen đầu đạn, bom cài hố bom (Lâm Thao). Nhớ cảm giác là lạ, thích thú của người xứ ruộng đến miệt vườn trĩu quả cam, quýt. Không ngờ "Vòng Cung khói lửa một thời" lại gắn bó với mình nhiều năm sau đó ...

Đám cưới miệt vườn miền Tây Nam Bộ

Đặc trưng của tính cách Nam Bộ là sự phóng khoáng, hào sảng trong ứng xử cuộc sống. Vậy nên đám cưới Nam Bộ nhất là ở miệt vườn miền Tây luôn có không khí đầm ấm, thân tình và cũng không kém phần vui nhộn. Không thể thiếu nghi lễ lên đèn Ngày xưa, cuộc hôn nhân của người Nam Bộ thông thường phải trải qua 6 lễ gọi là lục lễ: lễ Giáp lời – hay lễ dạm, lễ Thông gia – đàng gái đáp lễ qua thăm nhà trai, lễ Cầu thân, lễ Đính hôn - hay lễ hỏi và cuối cùng là lễ Cưới chính thức. Ngày nay, với phong cách sống giản dị, hiện đại hơn, người miền Tây nhiều nơi chỉ còn giữ ba lễ chính là dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới. Lễ cưới hay còn gọi là đám cưới được chuẩn bị rất công phu. Lễ cưới được diễn ra ở cả hai nhà dâu, rê. Trước lễ cưới, người ta bắt đầu cho dựng rạp cưới. Rạp cưới thường được làm bằng tre, chuối và trang trí lá đủng đỉnh, tàu lá dừa, tàu lá dừa nước, hoa cau rất bắt mắt, trước rạp là cổng hoa. Nhà gái treo trên cổng hoa tấm bảng Vu Qui còn nhà trai là Tân Hôn. Đêm trước khi đưa dâu

Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL: Những nút thắt cần tháo gỡ

(VOV) - Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau chưa tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế cũng như việc sử dụng tài nguyên chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế. Theo Quyết định 492 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/4/2009, vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL gồm 4 tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và TP Cần Thơ đã được thành lập. Mục tiêu lớn của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL là nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng địa phương và toàn vùng kinh tế trọng điểm. Thanh Tùng/VOV-ĐBSCL Một trong bốn nhà máy nước sạch trọng điểm tại ĐBSCL. Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2009-2010 của vùng kinh tế trọng điểm đạt gấp khoảng 1,2 lần và thời kỳ 2011 – 2020, và gấp khoảng 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 năm triển khai quyết định, bên cạnh những kết quả đáng tự hào thì vùng “tứ giác động lực” này vẫn còn những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ. “Tứ giác động lực” Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau có tổng diện tích

ĐBSCL có hơn 12.200 máy gặt đập liên hợp

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, đến thời điểm này, toàn bộ khu vực ĐBSCL đã có trên 12.200 máy gặt đập liên hợp, giúp giảm đáng kể công sức lao động, chi phí sản xuất và tổn thất sau thu hoạch. Theo Bộ   NN&PTNT   thì việc phát triển nhanh máy gặt đập liên hợp tại các tỉnh   ĐBSCL   trong thời gian qua đã có tác động tích cực thay đổi tập quán canh tác cũ, lạc hậu, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân trồng lúa do giảm được chi phí thu hoạch, giảm tổn thất. Hiện toàn vùng đã có hơn 12.200 máy gặt lúa, trong đó gần 8.700 máy gặt đập liên hợp, chiếm 71%; Diện tích lúa được gặt bằng máy trên toàn vùng đạt 56%. Ngoài ra, toàn vùng đã có hơn 10 nghìn máy sấy, giúp sấy khô chủ động được 42% sản lượng lúa hè thu. ’ Ước tính việc thu hoạch lúa bằng máy chi phí bình quân khoảng 2,1 triệu đồng/ha, giảm 900 nghìn đồng so cắt bằng tay; đồng thời giảm tổn thất ở khâu thu hoạch 5-6% xuống còn 2%.

Cứu tam nông

Bài trên BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT ngày 06-7-2012 Hữu Hiệp Vừa qua, tại diễn đàn Quốc hội, nghị trường nóng lên khi thảo luận về đầu tư công cho tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) (NN, ND, NT). Chuyện này, biết rồi, nói mãi nhưng chưa thấy sửa. Là công bộc của dân, hằng ngày ăn gạo do ND sản xuất nhưng ND lại vẫn cứ còn nghèo nên chúng ta, dù ở cương vị công tác nào, dường như đang mắc nợ ND. Bao giờ nông dân thôi cảnh "tráng mùa, mất giá" NN, ND luôn là sự "cứu nguy” cho kinh tế đất nước. Kỳ tích đổi mới của Việt Nam được cả thế giới biết đến cũng bắt đầu từ NN, ND và NT. Đất nước từ thiếu đói thành cường quốc xuất khẩu gạo thứ hai thế giới là nhờ NN. Cuối thập kỷ 1990, khi châu Á rơi vào cơn "bão tài chính”, nhờ tăng nguồn lực đầu tư, chuyển đổi sản xuất NN theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế đất nước đã vượt qua khó khăn. Cuối năm 2007, khi cả thế giới oằn mình gánh chịu cơn khủng hoảng tài chính-tiền tệ và suy thoái kinh tế, tác động mạnh mẽ đến kh