Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tăng cường liên kết doanh nghiệp vùng ĐBSCL

Bài đăng BÁO LAO ĐỘNG ngày 9-8-2012 Trần Hiệp Thủy Vừa qua, Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL - Tiền Giang 2012 đã làm việc, thống nhất với Phòng Thương mại Công nghiệp (VCCI) việc tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp (DĐDN) ĐBSCL vào ngày 6.12.2012 tại Tiền Giang. Đây là diễn đàn cấp vùng được tổ chức thường niên từ năm 2010 đến nay, là kênh đối thoại trực tiếp giữa DN với chính quyền địa phương về cơ chế, chính sách, thực tiễn môi trường kinh doanh và những vấn đề có tầm chiến lược, tác động trực tiếp đến cộng đồng DN trong vùng. VCCI đang tích cực phối hợp các hiệp hội DN địa phương thông qua quy chế hoạt động, dự kiến nhân sự, nội dung và phương thức hoạt động... để ra mắt hội đồng tại DĐDN ĐBSCL năm 2012. Theo ông Hoàng Quang Phòng - Trưởng ban công tác hiệp hội, Chánh Văn phòng VCCI - hiện đã có 8/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thành lập hội DN. Song, vấn đề đặt ra từ nhiều năm qua là cần tăng cường liên kết vùng, nâng cao chất lượng hoạt động

“Kê toa” cho y tế ĐBSCL

Bài đăng báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG, Thứ ba, 07/08/2012, 01:10 (GMT+7) TRẦN HIỆP THỦY So với cách đây 10 năm, diện mạo ngành y tế ở ĐBSCL đã có nhiều thay đổi, ngành y tế ĐBSCL đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của y tế cả nước và phục vụ sức khỏe cộng đồng. Hệ thống các bệnh viện từ cấp vùng, tỉnh, huyện và các trạm y tế xã được quan tâm đầu tư. Một số bệnh viện tư nhân ở khu vực đô thị xuất hiện, góp phần giảm tải các cơ sở y tế công lập. Theo thống kê, toàn vùng có đến 85% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 95% trẻ em được tiêm chủng. Một số bệnh viện chuyên khoa hình thành, nhiều kỹ thuật điều trị được hỗ trợ từ TPHCM, giúp bệnh nhân không phải vượt tuyến. Khám bệnh cho con em đồng bào dân tộc ở Miền Tây Nam Bộ (Ảnh: Tăng Bình Quốc - dự thi ảnh đẹp TNB) Tuy nhiên, “vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản” của cả nước vẫn còn nhiều chỉ tiêu như tỷ lệ giường bệnh, số bác sĩ, cán bộ y tế/vạn dân thấp hơn nhiều vùng miền khác. Đặc biệt bức xúc vẫn là y tế tuyến

Cần thêm giải pháp tích cực

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 07-8-2012 Trần Hiệp Thủy Ngày 5.8,   tại TP. Cần Thơ, Bộ GDĐT tổ chức sơ kết phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (THTTHSTC). Một trong những thành tích ấn tượng của 4 năm thực hiện phong trào này trên cả nước là...   60.000 nhà vệ sinh/40.000 trường đã được xây mới, góp phần làm các mái trường “thân thiện với học sinh” hơn và cũng “thân thiện hơn với cư dân” xung quanh trường. Trẻ con Miền Tây đến trường (ảnh: hiepcantho) Chuyện trường học thiếu nhà vệ sinh mấy năm qua ở miền Tây Nam Bộ có lúc còn bức xúc hơn cả “gian lận trong thi cử và bệnh thành tích” trong giáo dục. Cũng phải thôi, trước khi lo “đầu ra” - chất lượng giáo dục học sinh, thì các em cũng cần “đầu mà ai cũng phải ra”, nhưng do người lớn chỉ lo chuyện lớn mà quên chuyện thường... ngày. Theo báo cáo của Bộ GDĐT, thời gian qua, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã triển khai xây dựng hơn 20.300 phòng học (chiếm khoảng 82% tổng số phòng học của ch

Huyền thoại về chiếc đại hồng chung

Nhiều truyền thuyết về vua Gia Long - Nguyễn Ánh thực hư khó biết, nhưng có những câu chuyện mang tính ngẫu nhiên có thể giải thích được, như chuyện cá sấu cản đường, rái cá nâng thuyền... Riêng chuyện đại hồng chung chùa Sắc tứ Linh Thứu giúp ông trốn sự truy đuổi của Tây Sơn vẫn còn gây nhiều tranh cãi.   Biển Sắc tứ Linh Thứu tự - Ảnh: Hoàng Phương Ngôi chùa 3 lần được sắc tứ Sắc tứ Linh Thứu nguyên thủy là ngôi chùa mục đồng nằm giữa khu rừng hoang thuộc làng Tân Thạnh Trung, nay thuộc ấp Chợ, xã Thạnh Phú, H.Châu Thành, Tiền Giang. Vào khoảng giữa thế kỷ 18, vị tiểu tăng Nguyễn Phước Chánh (? -1816) đến trụ trì, về sau trở thành hòa thượng pháp hiệu Nguyệt Hiện, pháp danh Thiệt Thanh. Lúc này ngôi chùa có tên là Long Nguyên tự. Nhà sư Nguyễn Phước Chánh vốn thuộc dòng dõi chúa Nguyễn, vì vậy năm Nguyễn Phúc Ánh bị Tây Sơn truy đuổi đã ghé lại chùa tá túc. Tương truyền chúa Nguyễn ở được ít hôm nhưng do sự truy đuổi gắt gao của quân Tây Sơn nên nhà sư tìm cách đưa c

Mía đường năm nay ngọt hay đắng?

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 02-8-2012 Trần Hiệp Thủy  Đốn mía chạy lũ  Theo cam kết, một số nhà máy đường ở Hậu Giang - nơi có vùng nguyên liệu mía hơn 14.200 ha - lớn nhất vùng ĐBSCL đã vào vụ mới , sớm hơn 1 tháng so với cùng kỳ năm trước. Các nhà máy còn lại sẽ đồng loạt vào vụ ép từ tháng 9-2012. Trước đó, UBND tỉnh Hậu Giang đã chủ động bàn bạc, thống nhất với Hiệp hội mía đường Việt Nam và các nhà máy đường giá sàn mua mía và đẩy sớm hơn thời gian vào vụ ép để giải quyết gần 6.000 ha mía “chạy lũ” cho nông dân. Tỉnh này cũng đã chủ động ban hành Kế hoạch phân chia vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy đường để khắc phục tình trạng “tranh mua” khi mía được giá và “đủng đỉnh” khi mía rớt giá; đồng thời cũng phân bổ hơn 18,5 tỷ đồng trong năm 2012 đầu tư nâng cấp đê bao, tu bổ cống bọng, trạm bơm cho 1.712 ha trồng mía thuộc 2 xã Hiệp Hưng , Tân Phước Hưng để chủ động vào vụ mía mới . Dự kiến giai đoạn 2012 – 2015 , tỉnh này sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống đê bao chống

Đặc thù hay đặc quyền?

SGGP, Thứ tư, 01/08/2012, 01:23 (GMT+7) Cần Thơ - 1 trong 8 tỉnh, thành thí điểm xây dựng CQ đô thị Đầu tuần trước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng đề án xây dựng mô hình chính quyền đô thị, vừa có văn bản giao cho 8 tỉnh, thành phố thực hiện báo cáo chuyên đề nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Các địa phương được chọn bao gồm thành phố Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, tỉnh Nghệ An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Nam Định. Văn bản nêu trên đã khẳng định yêu cầu cần thiết phải làm rõ sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, từ đó xác định mô hình tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm và cơ chế hoạt động phù hợp với chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn nhằm bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả quản lý của mỗi cấp chính quyền. Các báo cáo chuyên đề của địa phương cần đặt trọng tâm vào việc đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị; quy định nhiệm vụ, q

Bí ẩn pho tượng Bà Chúa Xứ núi Sam

Cập nhật lúc : 7:39 AM, 29/07/2012 Mỗi năm có hơn 2 triệu người dân khắp đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ hành hương về núi Sam (thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang) để viếng Bà Chúa Xứ trong 1 ngôi miếu dưới chân núi. Dù mọi người dân đồng bằng đều muốn đến viếng và ngắm tượng Bà Chúa Xứ, nhưng bà là ai, pho tượng Bà có nguồn gốc từ đâu, không ai có thể trả lời chắc chắn. Câu chuyện về Bà Chúa Xứ mãi mãi là bí ẩn. Dù chưa xác định được chính xác nguồn gốc của pho tượng cũng như lai lịch Bà Chúa Xứ núi Sam, nhưng các sử liệu đều nhìn nhận rằng pho tượng Bà Chúa Xứ đã ngự trị trên đỉnh núi Sam từ rất lâu, trước khi những lưu dân người Việt từ miền Trung đặt chân đến vùng đất này. Phải chăng tượng Bà Chúa Xứ là sản phẩm của nền văn hóa Óc Eo thời vương quốc Phú Nam (thế kỷ 1đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên), hay còn lùi xa hơn thế nữa?         An Tiêm của vương quốc Phù Nam Huyền sử của nước ta có câu chuyện về phò mã An Tiêm gắn liền với sự tích trái dưa

“Chiếc áo pháp lý” nào cho đảo ngọc Phú Quốc?

Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 31-7-2012 Trần Hiệp Thủy Từ năm 2004, Thủ tướng đã ký Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể đảo Phú Quốc; năm 2010 ban hành Quyết định số 633/2010/QĐ-TTg điều chỉnh quy hoạch chung đảo Phú Quốc đến năm 2030 và hàng loạt văn bản khác đã hình thành các cơ chế chính sách đặc thù cho huyện đảo này. Để thực thi, nhiều chuyên gia tư vấn quốc tế đã được mời lập quy hoạch, hàng ngàn tỉ đồng đã được ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng tạo ra diện mạo mới hấp dẫn hơn của đảo ngọc. Có người cho rằng, khó có cơ chế, chính sách nào tốt hơn nữa. Nhưng thực sự có phải vậy? Thực tế cho thấy, các qui định pháp luật thiếu đồng bộ, văn bản này “đá” văn bản nọ. “Cái cần thì chưa có, cái có cũng như không, cái trông mong chưa được cụ thể hóa” nên một số “cơ chế, chính sách đặc thù” chưa đi vào cuộc sống. Có 3 việc cần quan tâm rà soát và đề xuất mới cho phù hợp. Một là, qui định mới được ban hành, nhưng chưa được thực thi. Theo BQL đầu t