Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

“Lợi ích nhóm” và cải cách thể chế

NGUYÊN THẢO  ( Thời báo Kinh tế Việt Nam) “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” là tên gọi bản báo cáo về kinh tế vĩ mô 2012 , được Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP). Báo cáo gồm 7 chương, do TS. Tô Trung Thành và ThS. Nguyễn Trí Dũng chủ biên, được xây dựng hàng năm với cách viết “thân thiện” với Đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách, nhằm tổng kết và đánh giá diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới, phân tích chuyên sâu một số vấn đề và chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật trong năm, đồng thời thảo luận những vấn đề mang tính trung và dài hạn đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực (độc giả có thể tham khảo báo cáo đầy đủ trên trang web của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại địa chỉ www.ecna

Xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, chứng nhân của lịch sử

Thứ tư 29/08/2012 08:00 KỲ QUAN Sài Gòn – Mỹ Tho là tuyến xe lửa đầu tiên ở Việt Nam (và cả Đông Dương), được xây dựng sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Tuyến xe lửa này đã chứng kiến bao thăng trầm của gần 100 năm Pháp đô hộ nước ta. Cũng tuyến xe lửa này đã cùng đồng bào Nam bộ sôi sục trong những ngày Cách mạng Tháng Tám. Tối 21.8.1945, tại Chợ Đệm (huyện Bình Chánh) đã diễn ra cuộc họp khẩn của Xứ ủy Nam kỳ do ông Trần Văn Giàu – Bí thư Xứ ủy – chủ trì. Cuộc họp đã quyết định khởi nghĩa toàn Nam kỳ. Sáng hôm sau, ông Trần Văn Giàu đã đi chuyến xe lửa sớm để về Tân An tổ chức khởi nghĩa thí điểm. Cuộc khởi nghĩa đã thành công trọn vẹn tại tỉnh Tân An. Từ Tân An, ông Trần Văn Giàu trở về Sài Gòn để phát động khởi nghĩa ở Sài Gòn. Ngày 25.8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn và hầu hết các tỉnh thành Nam kỳ. Những ngày sau đó, đồng bào Tân An, Mỹ Tho và các tỉnh miền Tây đã đổ xô đi xe lửa về Sài Gòn chờ dự Lễ Độc lập ngày 2.9.1945. Xe lửa qua phà Những người đề

7 kỷ lục Việt Nam mới xác lập ở Long An

Cập nhật lúc : 9:58 AM, 30/08/2012 (ĐVO)   Là tỉnh nằm phía Đông của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Nam Bộ, Long An mới đây được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận 7 kỷ lục quốc gia. Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, các kỷ lục quốc gia được công nhận là: Tỉnh có Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng trên 100 tuổi còn sống nhiều nhất Trong số gần 2.000 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được phong tặng, hiện ở Long An còn sống 150 người và trong số 150 Mẹ, có 9 người trên 100 tuổi.   Đây là số lượng Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng trên 100 tuổi còn sống nhiều nhất so với các tỉnh khác. Ngọn núi đất nhân tạo đầu tiên do tù chính trị cách mạng đắp Đó là ngọn núi được đắp bắng đất, đá do bàn tay những người tù chính trị cách mạng thời Ngô Đình Diệm tạo dựng nên tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Được thi công từ năm 1957, chu vi toàn cảnh Núi Đất rộng trên 1 ha. Lượng tù nhân được điều động đến để tạo sơn nơi đây mỗi ngày lên đến trên 200 người. Mỗi người chuyển 1m3 đất đá mỗi ngà

Tiếp thị giáo dục-đào tạo, tại sao không?

Hữu Hiệp (Báo Lao Động ngày 04-9-2012)  Ước mơ (Ảnh: Nguyễn Phương Mỹ)  Hơn 2,8 triệu học sinh phổ thông và hàng trăm ngàn sinh viên (SV) cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) trong vùng ĐBSCL bước vào năm học mới 2012-2013. Trong khi đó, còn nhiều trường trung cấp (TC) chuyên nghiệp, TC nghề, CĐ và ĐH dân lập “top dưới”, không tổ chức thi tuyển vẫn đang hồi hộp chờ đợi nhóm thí sinh “trên sàn, dưới chuẩn” tiếp tục đăng ký để xét tuyển cho đủ chỉ tiêu. Đáng lo ngại hơn, do qui chế tuyển sinh mới cho phép các em được nộp hồ sơ ở nhiều trường, tạo ra một lượng “hồ sơ ảo”, nên cuộc đua đến ngày nhập học ở các trường này càng khó khăn hơn. Không thể phủ nhận, giáo dục-đào tạo (GDĐT) và dạy nghề ở ĐBSCL thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, ĐT nguồn nhân lực. Song, trong ngành vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết căn cơ; trong đó   đáng lo ngại là chất lượng đào tạo CĐ, ĐH, dạy nghề, nhất là các hệ ĐT ngoài chính qui không đáp ứng yêu cầ

Tiếp tục thực hiện dự án kênh Quan Chánh Bố.

 Bản đồ kênh Quan Chánh Bố  VPCP vừa có thông báo truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc tiếp tục tiếp tục thực hiện dự án kênh Quan Chánh Bố. Đây là công trình có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giải quyết luồng vào cảng Cần Thơ mà còn chuyển tải than từ cảng trung chuyển than đến các trung tâm điện lực: Duyên Hải, Long Phú và Sông Hậu. Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT rà soát lại dự án, phân kỳ đầu tư các hạng mục công trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.                                H.HIỆP (Báo Lao Động ngày 04-9-2012)

Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang

Phó   Thủ   tướng   Chính   phủ   Nguyễn   Thiện   Nhân   vừa   ký   quyết   định  t hành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang ( KCNCHG) trực thuộc UBND tỉnh Hậu Giang. KCNCHG nằm trên địa bàn huyện Long Mỹ, diện tích 5.200ha. Mục tiêu hoạt động của KCNC là hình thành trung tâm nông nghiệp ứng dụng CNC, nòng cốt là các DN sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh và các địa phương trong vùng...       H.HIỆP (Báo Lao Động ngày 04-9-2012)

Triển khai thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo

VP Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc triển khai Dự án (DA) đầu tư nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo. Theo đó, Bộ GTVT được giao nhiệm vụ đôn đốc chủ đầu tư hoàn thành DA, đảm bảo yêu cầu mở rộng khoang thông thuyền trên tuyến kênh; chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức rà soát, xác định lại nhu cầu và quy mô đầu tư; chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa VN sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã được bố trí trong giai đoạn 2012 - 2015 để thực hiện các hạng mục ưu tiên đầu tư như gia cố các đoạn kè, bờ xung yếu, điều tiết và đảm bảo cho hoạt động GTVT. Trên cơ sở kết quả rà soát, xác định lại nhu cầu và quy mô đầu tư của DA, Bộ GTVT phối hợp với Bộ KHĐT đề xuất giải pháp nguồn vốn để thực hiện các giai đoạn tiếp theo.                                     H.HIỆP (Báo Lao Động ngày 04-9-2012)

Kinh tế Việt Nam: 67 năm qua các con số

Một góc khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại Tp.HCM. Tăng trưởng GDP của Việt Nam tính đến năm 2011 đã đạt 31 năm liên tục. DƯƠNG NGỌC  (Thời báo Kinh tế Việt Nam) Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9/1945 đã làm cho chế độ thuộc địa gần 100 năm bị đánh sập, chế độ phong kiến hàng nghìn năm bị xóa bỏ...  Vị thế của Việt Nam từ đó đã có sự chuyển đổi cơ bản, từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới (đúng ra là An Nam nằm trong xứ Đông Dương thuộc Pháp), thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong 67 năm qua, Việt Nam phải trải qua 30 năm chiến tranh, chia cắt, mất hàng chục năm khắc phục hậu quả chiến tranh và tìm tòi cơ chế, bị bao vây cấm vận, bị hụt hẫng về vốn đầu tư, thị trường do sự đổ vỡ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, rồi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở trong nước và tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trăm năm mới có