Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tây Nam Bộ - Chung tay vun đắp nhân tài

Trần Hữu Hiệp Vào lúc 20 giờ ngày 16 tháng 9, tại Trường ĐH Cần Thơ, BCĐ Tây Nam Bộ (BCĐ TNB) phối hợp UBND 13 tỉnh, thành trong vùng tổ chức lễ trao học bổng “Chung tay vun đắp nhân tài” cho sinh viên (SV) ĐBSCL nỗ lực, vượt khó. Có 3 . 500 /4.463 SV nghèo, hoàn cảnh khó khăn sẽ được trao học bổng đợt I, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng trong tổng số tiền 10 tỉ đồng do BCĐ TNB vận động nhà hảo tâm đóng góp . Vượt lên trên một chương trình học bổng quy mô lớn nhất vùng từ trước đến nay , “Chung tay vun đắp nhân tài” đang mở ra cuộc vận động lớn, bằng hành động cụ thể, thiết thực chăm lo cho nguồn nhân lực vùng ĐBSCL. Thời gian qua, BCĐ TNB đã nỗ lực phối hợp tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer, xây dựng “Nhà đồng đội”, trao tặng học bổng “Vòng tay đồng đội” cho con em bộ đội, thương binh, liệt sĩ; hỗ trợ chương trình “Chỗ trọ miễn phí” cho thí sinh đi thi ĐH do báo Lao Động phát động. Tại Triển lãm – Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đ

Khi đàn bà miền Tây… nhậu

Báo Lao Động, thứ năm 13/09/2012 06:00 Chiếc ly “xây chừng” được chuyền tay nhau, chị Ba giữ phần cầm cái, rót rượu. Chị và các nữ “chiến hữu” uống sòng phẳng với đàn ông chúng tôi, không bỏ sót vòng nào. Cảnh nhậu của phụ nữ miền Tây. Vừa nhậu, chị Ba vừa cười, nói: “Nam nữ bình đẳng, mấy em tới đâu, mấy chị tới đó”. Ban đầu uống 2 người 1 ly, nhưng sau 3 vòng đầu, tôi… sợ toát mồ hôi khi nghe chị Ba tuyên bố: “Đến vòng tăng tốc, mỗi người 1 ly, chị uống trước”... Cuộc nhậu nhớ đời ở Cà Mau Nghe đồn phụ nữ Cà Mau nhậu có tiếng, nên trong một chuyến công tác về đó, khi  mấy đồng nghiệp rủ đi “so ly” với mấy chị em phụ nữ, tôi hào hứng nhận lời ngay. Chừng 11 giờ trưa, chúng tôi đã có mặt ở nhà anh Ba, một cán bộ huyện C. Vừa thấy khách, anh Ba đã cười khà: “Nghe tụi bây xuống chơi, tao kêu chị Ba mày làm mồi bén đãi khách”. Không phải đợi lâu, chị Ba dọn lên đĩa vịt xiêm luộc chấm nước mắm gừng và thau tôm nướng đỏ au. Chị Ba xách ra can rượu đế 10 lít, tuyên

Chính phủ điện tử & Công chức điện tử

Hữu Hiệp Thủ tướng Chính phủ (CP) vừa chỉ đạo: Từ ngày 1.10, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP, HĐND và UBND cấp tỉnh, các tập đoàn kinh tế nhà nước và các TCty 91, khi gửi hồ sơ trình CP, Thủ tướng CP đề nghị giải quyết công việc, ngoài hồ sơ giấy, đều phải đính kèm file điện tử. Yêu cầu này đã được đặt ra từ ngày 15.12.2011, nhưng chưa được thực hiện nghiêm. Lần này, người đứng đầu CP đã thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ đẩy mạnh tin học hóa (THH) quản lý hành chánh (HC) nhà nước, hướng đến mục tiêu xây dựng một nền HC chuyên nghiệp, hiện đại, gần dân, phục vụ dân hiệu quả. Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Hậu Giang Việt Nam hiện được xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng viễn thông châu Á. Đến cuối năm 2010, cả nước đã có 31 triệu người sử dụng internet, chiếm 35% dân số. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư từ CP trung ương đến chính quyền cơ sở; 100% cơ quan cấp bộ sử dụng mạng, hạ tầng truyền dẫn đã và đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất thế gi

Nguồn gốc bí ẩn của phím @

Từng là một phím hiếm khi được sử dụng, thậm chí suýt bị bỏ đi, ký tự duyên dáng @ đã trở thành một biểu tượng đặc trưng không thể thiếu của truyền thông điện tử hiện đại. Theo trang Smithsonianmag.com, người Italia gọi ký tự @ là "con ốc sên", còn người Hà Lan gọi nó là "đuôi khỉ". Dù là "ốc sên" hay "đuôi khỉ" thì @ là một ký tự không thể thiếu trong truyền thông điện tử. @ thậm chí đã được đưa vào bộ sưu tập vĩnh cửu của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Mỹ), với lời chú giải về @ là hiện thân của "sự tao nhã, kinh tế, trí tuệ và mang ý nghĩa của những định hướng tương lai thấm nhuần trong nghệ thuật thời đại". Nguồn gốc của biểu tượng này, một trong những ký tự duyên dáng nhất trên bàn phím, là một cái gì đó đầy bí ẩn. Một giả thuyết nói rằng các tu sỹ thời trung cổ tìm kiếm những từ viết tắt trong khi sao chép bản thảo, đã chuyển đổi từ Latin "forward" thành chữ "a" cùng với phần sau của chữ "d" như m

Du lịch ĐBSCL: “Lợi thế dùng chung”

(DĐDN) Với các loại hình du lịch độc đáo và khác biệt so với các vùng, miền của cả nước như: Du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, biển đảo, du lịch tín ngưỡng và du lịch văn hóa..., nữ phóng viên Brienne Walsh của tờ New York Times - Hoa Kỳ đã phải thốt lên khi đến với ĐBSCL: “Tôi bị chinh phục bởi vẻ đẹp yên bình với những cảnh quan kỳ thú, sự kết hợp hài hòa và tinh hoa, lịch sử của cộng đồng các dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm cùng với tính cách con người đất Phương Nam...”.   Một góc chợ nổi miền Tây ĐBSCL hiện có 19 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3, 4 sao trong tổng số 900 cơ sở lưu trú, với 17.000 phòng, có khả năng đón tiếp khoảng 6,2 triệu lượt khách mỗi năm. Chỉ tính trong sáu tháng đầu năm 2012, ngành du lịch vùng ĐBSCL đã đón tiếp gần 11 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng, trong đó có gần một triệu lượt khách quốc tế, tăng 13,18%, doanh thu đạt trên 2.200 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Nỗ lực liên kết Để thu hút khách du lịch, từ năm 2

ĐBSCL – Năm địa phương, một điểm đến

Hữu Hiệp Sở Văn hóa, TT&DL Kiên Giang – Cụm trưởng điều phối chương trình hợp tác phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) ĐBSCL - vừa đệ trình kết quả phối hợp khảo sát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch chung của tiểu vùng với tên gọi “ĐBSCL – Năm địa phương, một điểm đến”. Đua bò vùng Bảy Núi, An Giang Du lịch ĐBSCL được nhìn nhận giàu tiềm năng, mang nhiều bản sắc riêng; song, mấy năm qua vẫn quanh quẩn khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có với các yếu tố miệt vườn, sông nước … Kiểu làm du lịch rập khuôn, các loại hình và “sản phẩm du lịch đặc thù” nhưng tỉnh nào cũng có, rời rạc, thiếu liên kết, không tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng du khách. Du lịch ĐBSCL đẹp, nhưng còn là “nàng công chúa ngủ trong rừng” cần được đánh thức. Nỗ lực của ngành du lịch các tỉnh trong vùng đang được kỳ vọng cho ra đời các sản phẩm “liên kết vùng” của đất Chín Rồng; là việc làm cụ thể hướng đến mục tiêu xây dựng vùng này thật sự trở thành “một trung tâm dịch vụ -

Luồng tàu lớn vào hệ thống cảng trên sông Hậu: Chỗ giậm chân, nơi bức bách

Chủ nhật, 09/09/2012, 23:50 (GMT+7) Dự án kênh tắt Quan Chánh Bố phục vụ tàu trọng tải lớn ra vào sông Hậu đang bị đình hoãn. Trong khi đó, luồng tàu truyền thống Định An đang bị bồi lắng nghiêm trọng, cần được đầu tư nạo vét bài bản, quy mô lớn. Nếu luồng Định An được nạo vét tốt, tàu lớn ra vào được, hoạt động xuất nhập khẩu của ĐBSCL rất thuận lợi. Kênh tắt đang “tắc” Cuối năm 2009, dự án luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh tắt Quan Chánh Bố được khởi công xây dựng tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, với mục tiêu xây dựng luồng tàu biển ổn định cho tàu có trọng tải 10.000 DWT đầy tải và tàu 20.000 DWT giảm tải ra, vào các cảng trên sông Hậu. Dự kiến cuối năm 2011, luồng tàu này sẽ đi vào khai thác và đáp ứng năng lực thông qua khoảng 22 triệu tấn hàng hóa/năm, phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa của ĐBSCL. Tuy nhiên, công trình hiện đã tạm ngưng sau một thời gian thi công. Bộ GTVT nhận thấy trong điều kiện các

SÁNG CHẾ CỦA NÔNG DÂN: 3 người = 30 người

Báo LAO ĐỘNG, Thứ bảy 08/09/2012 06:00 TRẦN HỮU HIỆP Chuyện nông dân (ND) Nguyễn Văn Hồng ở xã Mỹ Đức (Châu Phú, An Giang) vừa chế tạo thành công máy hốt lúa 15 tấn/giờ, làm việc hiệu quả bằng 30 lao động, một lần nữa không chỉ chứng minh sức sáng tạo đáng khâm phục của ND miền Tây Nam Bộ, mà còn gợi nhiều suy ngẫm về nhiều đề tài “nghiên cứu khoa học” (NCKH) tiêu tốn nhiều ngân sách (NS) hằng năm được “sản xuất” ra rồi xếp xó. Dù còn nhiều khó khăn, việc chi cho khoa học công nghệ (KHCN) của các địa phương vẫn đảm bảo mức 2% tổng chi NS hằng năm, nhưng hiệu quả sử dụng thấp. Trong lúc kinh phí NCKH ở nhiều địa phương xài không hết, tồn đọng hàng tỉ đồng/năm, thì những “Hai Lúa” mê NC, thích sáng tạo lại khó tiếp cận nguồn vốn này. Không ít “công trình KH” lấm bùn của ND miền Tây đã cho ra đời các sản phẩm hữu dụng như máy hút bùn, máy bắt rầy, máy tạo nhiệt từ năng lượng mặt trời, từ các phế phẩm nông nghiệp hay chiếc máy hốt lúa của anh Hồng ở An Giang đã biến sức 3 người