Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tiếng Việt trên báo chí thời @...hihihi...

Tiếng Việt trên báo chí thời @ Từ điển: "Xoa chim lâu, Đít nhô, Bu sờ, Cu lông, Ai địt, Vê tê vê chấm o rờ gờ..." "Thái Lan có ngài: Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn? Xin dơ tay lên, để tui phát thuốc - Ai bị xịt? - Ko phải tui!" "Hôm nay, còn có đoàn đại biểu cấp cao nước Lào đã sang thăm VN. Thành phần của đoàn gồm có đồng chí Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Xăm Thủng Kêu Van Hỏng, Ôm Phản Lao Ra Biển, Say Xỉn Xông Vô Hẻm, Teo Hẳn Mông Bên Phải, Xà Lỏn Dây Thun Lỏng, Say-xỉn-lăn-ra-phản. Trong đoàn cấp cao còn có các nhà báo nổi tiếng là Leo Tủ Ăn Đu Đủ, Ăn Tỏi Xong Bum Bủm và nữ ký giả Cai Hẳn Thôi Không Đẻ. Cùng ngày có ngài  Ivan-Cu-To-Như-phích, Mông-to Đít-giơ, Cô-giơ-mông Tôi xoa ghé thăm Việt Nam."   Còn đây là tiếng Anh trong nhà bếp:   - Nhìn vào cái mâm thì nói "Mâm đây" : Thứ hai (monday).   - Nhìn vào hũ tiêu và nói "Tiêu đây": là thứ ba (tuesday).   - Nhìn vào cái chổi và nói "Quét đây": thứ tư (wednesday)

Diện mạo Long An đến năm 2020, tầm nhìn 2030

(DĐĐT) - Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; tập trung xây dựng các KCN chất lượng cao để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài; phát triển các ngành nghề mới, tạo ra các ngành công nghiệp mũi nhọn; khuyến khích các ngành công nghiệp phù hợp, bổ trợ cho các ngành đang có ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: công nghệ cao, công nghệ tri thức, nghiên cứu và phát triển, môi trường, công nghiệp dựa trên công nghệ vật liệu mới, sản xuất điện tử và phần mềm ... Một góc Long An - trọng điểm thu hút FDI vùng ĐBSCL, điểm sáng PCI của cả nước năm 2011 (Ảnh: hiepcantho) Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03-10-2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tập trung xây dựng Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; tập trung xây dựng các KCN chất lượng cao để kêu gọ

Ngắm kiến trúc cổ độc đáo ở đồng bằng sông Cửu Long

Đến từ ngành kiến trúc, tôi luôn có niềm đam mê với các tòa nhà thanh lịch, đặc biệt là những ngôi nhà cổ xưa. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam, những ngôi nhà hiện đại mọc lên san sát. Nhưng bạn sẽ sửng sốt khi khám phá ra sự tồn tại kiến trúc cổ ở vùng Đồng Bằng Nam bộ. Thật ngạc nhiên và vui mừng khi tôi bất ngờ phát hiện ra nhiều tòa nhà cổ theo kiến trúc truyền thống Việt Nam vẫn còn tồn tại ở đồng bằng sông Cửu Long trong chuyến du lịch gần đây, mà rất nhiều trong số đó thường không có trong hành trình của khách du lịch. Phần lớn các di tích còn lại bao gồm chùa, đình và biệt thự. Các kiến trúc này, vì hầu hết đã được xây dựng hoặc phục hồi trong thời kỳ Pháp thuộc (thế kỷ 19-20), nên thường biểu hiện phong cách hoà hợp Pháp - Việt. Mặt tiền thường theo phong cách Pháp và nội thất theo truyền thống Việt Nam, bên cạnh đó còn chứa đựng rất nhiều đồ cổ có giá trị nghệ thuật không kém gì so với kiến trúc như tranh tường, tác phẩm điêu khắc, chạm trổ gỗ

“Quả táo cắn dở” của Mỹ và hạt gạo Việt

Hữu Hiệp Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 06-10-2012 (Click vào) Chỉ trong 3 ngày ra mắt, 5 triệu chiếc iPhone 5 đã được bán ra, so giá bán tại VN khoảng 25 triệu đồng/chiếc (1.100 USD), thì Apple đã đạt “doanh số khủng” hơn 5 tỷ USD. Tức hơn nhiều lần các mặt hàng nông sản XK chủ lực của VN trong 9 tháng đầu năm 2012: gấp 2 lần tổng kim ngạch XK gạo ( 2,9 tỷ USD ), cà phê (2,9 tỷ USD), cao su (2,1 tỷ USD), vượt xa các mặt hàng XK gỗ, sản phẩm gỗ (3,4 tỷ USD), thủy sản (4,14 tỷ USD), ... Đặt “Quả táo cắn dở” của Mỹ bên cạnh hạt gạo Việt là một so sánh khập khiễng, nhưng cũng rất đáng suy ngẫm! Theo Bộ Công Thương, điện thoại di động thuộc mặt hàng hạn chế NK, nhưng cũng đã ngốn hết 3,85 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm nay, cao hơn kim ngạch XK gạo hàng năm. Chưa có con số thống kê người Việt đã tiêu tốn bao nhiêu tiền mua “quả táo mới”, chỉ biết, mặc dù các nhà mạng chưa chính thức phân phối iPhone5, nhưng nó đã có mặt trên hầu khắp các kệ hàng di động trên cả nước và thực sự gây s

Phú Quốc hướng đến đặc khu hành chính – kinh tế trực thuộc trung ương: Mở cửa lộ trình đến năm 2020

Báo DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP (Thứ Sáu, 05/10/2012) (DĐDN) Quyết định số 1392/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ vừa giao Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trung ương, địa phương nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Đây là việc có ý nghĩa rất quan trọng trong lộ trình xây dựng hòn đảo này trở thành “Đặc khu hành chính - kinh tế trực thuộc trung ương” vào năm 2020. DĐDN có buổi trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, thành viên bộ phận giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu Phú Quốc xung quanh vấn đề này. Ông Hiệp cho rằng, mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm qui hoạch, đầu tư, nhưng trước yêu cầu phát triển, cần rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành để đảm bảo thực thi có hiệu quả, đồng thời nghiên cứu đề xuất mới các cơ chế, chính sách cần thiết, tạo động lực mạnh mẽ hơn để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển Phú Quốc trong giai đoạn tới. - Thưa ông, nhiệm vụ tới đây của tổ

Sản phẩm du lịch ĐBSCL: Từ liên kết quản lý đến thị trường

Hữu  Hiệp Sản phẩm du lịch (DL) mới vùng ĐBSCL: “ Một điểm đến bốn địa phương +” vừa được công bố nhân ngày DL thế giới 27 tháng 9 năm 2012. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của Hiệp hội DL ĐBSCL và ngành DL: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu, nơi chiếm hơn 70% lượt du khách toàn vùng. Tượng phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam ở Núi Cấm - An Ginag ĐBSCL không chỉ sở hữu vẻ vẻ đẹp thiên nhiên , mà còn là kho tàng văn hóa giàu bản sắc, có thể khai thác phát triển nhiều loại hình, từ DL sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường, bảo tồn thiên nhiên; DL nghiên cứu – nghỉ dưỡng, văn hóa, lễ hội - làng nghề truyền thống đến DL biển đảo chất lượng cao và có nhiều khả năng kết nối tour, tuyến với TPHCM, các vùng, miền trong nước, hợp tác quốc tế với các nước tiểu vùng sông Mekong. Việc các địa phương “bắt tay nhau” khai thác “lợi thế dùng chung” và nét đặc thù của từng nơi đang được kỳ vọng tạo nên sức hấp dẫn mới cho du khách .   Theo kế hoạch, năm 2013, Sở

Về vùng Bảy Núi xem đua bò

Thứ hai 01/10/2012 07:00 ANTĐ - Tháng 10, tháng của lễ hội Sena Dolta trên khắp vùng đồng lũ Tây Nam Bộ, tháng nô nức "hành hương" của dân du lịch và nhiếp ảnh về với mùa nước nổi, với miền Tây và văn hóa Khmer, về với Lễ hội Đua bò Bảy Núi vô cùng náo nhiệt và hấp dẫn đất An Giang. Cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 300km đường quốc lộ phẳng phiu, chặng đường thêm ngắn lại bởi vẻ đẹp lóng lánh như gương của những cánh đồng mùa lũ. Qua cầu Tiền Giang, rẽ trái về thị trấn Sa Đéc, xuôi Long Xuyên rồi cán đích Tịnh Biên, Tri Tôn - Nơi diễn ra Lễ hội Đua bò vùng Bảy Núi. Những cánh đồng bát ngát soi bóng hàng thốt nốt xanh dưới ánh mặt trời. Quãng đường hơn 300km chỉ như thoáng qua tay lái bởi sự cuốn hút của phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Lễ hội Đua bò Bảy Núi, vùng Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang xuất phát từ chính thực tế sản xuất của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang. Chuyện kể lại rằng: Vào mùa cấy hàng năm, trai tráng trong vùn

Tranh cãi về tác giả kịch bản "Huyền thoại 1C"

(TT&VH) -  Khi bộ phim truyền hình  Huyền thoại 1C , dài 22 tập, do Bộ VH,TT&DL đầu tư với tổng kinh phí 20 tỷ đồng, mới phát sóng được một nửa số tập thì những “trắc ẩn” manh nha từ lúc phim hoàn thành bắt đầu ồn ào trên công luận. Cụ thể, phim đề tên tác giả kịch bản là Đoàn Minh Tuấn, tên tác giả kịch bản nâng cao là nhà văn Anh Động. Tuy nhiên, trên một tờ báo, nhà văn Anh Động đặt câu hỏi Đoàn Minh Tuấn là ai mà đứng trước tên ông trong bộ phim  Huyền thoại 1C … Huyền thoại 1C  là dự án phim truyền hình lịch sử hiếm hoi được Bộ VH,TT&DL làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Tây Nam Phim sản xuất với tổng kinh phí lên tới 20 tỷ đồng. Theo thông tin từ nhà sản xuất, kịch bản ban đầu do biên kịch Đoàn Minh Tuấn viết, sau đó, nhà văn Anh Động - người từng tham gia chiến trường 1C - chỉnh sửa thêm. Phim do đạo diễn - NSND Nguyễn Thanh Vân dàn dựng. NBK Đoàn Minh Tuấn: Cần câu trả lời rõ ràng Trả lời  TT&VH  xung quanh những ồn ào liên quan đến vai trò tác giả kị