Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Liên kết với ĐBSCL để bình ổn thị trường

Thứ 6, 23/11/2012  -  Baodautu.vn (baodautu.vn) Với vai trò đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên kết chặt chẽ với “đầu tàu kinh tế” TP.HCM thì sẽ giúp cho các hoạt động bình ổn  thị trường  của khu vực phía Nam trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. (baodautu.vn) Với vai trò đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên kết chặt chẽ với “đầu tàu kinh tế” TP.HCM thì sẽ giúp cho các hoạt động bình ổn thị trường  của khu vực phía Nam trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Hiện mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ khoảng 1.000 – 1.100 tấn sản phẩm nông nghiệp (gồm các sản phẩm đông lạnh, nhập khẩu) cùng khoảng 3-3,5 triệu quả trứng gia cầm, 2.000 tấn  rau  củ các loại. Trong số đó, các sản phẩm nông nghiệp của TP.HCM chỉ cung ứng được 15-20% nhu cầu tiêu thụ của Thành phố, phần thiếu hụt còn lại phải thu mua từ các tỉnh và nhập khẩu. Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, ĐBSCL có thể bù đắp được phần nào sự thiếu hụt

Nâng cao hiệu quả bình ổn giá ở TP.HCM: Cần tăng cường liên kết với vùng ĐBSCL

Báo Doanh nhân Sài Gòn, t hứ Ba, 20/11/2012 10:59 (GMT+7) Để nâng cao hiệu quả chương trình bình ổn giá, TP.HCM cần đẩy mạnh tăng cường liên kết với vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Bởi đây là vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam bộ, có thể cung ứng một lượng hàng hóa dồi dào và ổn định, nhất là trước sự biến động giá cả trong những dịp cuối năm. Ngày 14/11, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo "Nâng cao hiệu quả bình ổn giá trên thị trường TP.HCM thông qua tăng cường liên kết kinh tế với vùng ĐBSCL". Gần 10 năm nay, chương trình bình ổn giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đã được triển khai tại TP.HCM. Để có nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất không gì khác hơn là phải tăng cường liên kết với các vùng nguyên liệu trong nước, đặc biệt là với vùng ĐBSCL. Bởi, theo các chuyên gia, ĐBSCL là vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn nhất cả nước trong khi đó, TP.HCM là thị trường rộng lớn và s

Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học YANGON

Vài lời: không chỉ là một phát biểu của Tổng thống Mỹ mà còn là một áng văn. Nếu để ý, các nguyên thủ, chính khách nổi tiếng của Mỹ, Anh, Pháp khi đến thăm một nước, lịch trình điểm đến của họ luôn  là các trường đại học. Lấy được lòng tin của các sinh viên của nước bang giao, họ đã nắm được niềm tin trong tương lai ...  Bản tiếng Việt, người dịch:  Huỳnh Phan,  Rangoon, Miến Điện. Nguồn:  White House/ Fox News 19-11-2012 TỔNG THỐNG OBAMA:  Cảm ơn các bạn (Vỗ tay). Myanmar Naingan, Mingalaba! [Xin chào đất nước Myanmar] (Tiếng cười và vỗ tay). Tôi rất vinh hạnh có mặt ở đây, tại trường đại học này và là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất nước của các bạn. . Tôi đến đây vì tầm quan trọng của đất nước các bạn. Các bạn sống ở ngã tư đường của Đông và Nam Á. Các bạn tiếp giáp với hai quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có một lịch sử lâu dài hàng ngàn năm và có khả năng giúp xác định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất này trên thế giới. Tôi đến đây

“Luật dùng ngon miệng”

Trần Hữu Hiệp Một kỳ họp Quốc hội “sôi động chuyện đại sự và đời thường” khép lại. “Cuộc sống đang rất bức xúc” là câu của TS. Trần Du Lịch dùng khi đề nghị Luật Thuế thu nhập cá nhân nên có hiệu lực ngay từ 1.1.2013, thay vì 1.7.2013 như đề xuất của Chính phủ. Người dân cảm nhận được, không chỉ có vị đại biểu Quốc hội này mang “hơi nóng cuộc sống” vào nghị trường mà là cả Quốc hội đã làm việc đó. Em chọn "big size" đi để đủ tiêu chuẩn đi xe gắn máy nhé!  Bức xúc đời thường đã lan tỏa từ “chuyện vàng”, thủy điện Sông Tranh 2, “phong bì” trong bệnh viện, … đến phạt “xe không chính chủ”. Cuộc sống đang đặt ra nhiều vấn đề cho người làm chính sách, pháp luật. Chính sách, pháp luật ban ra không chỉ để “cai trị”, mà trên hết là “phục vụ” nhân dân, nên pháp luật phải được người dân dùng “ngon miệng”.  “ Cũng như xúc xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một

Liên kết tỉnh, thành để bình ổn giá

Báo Văn Hóa Việt Nam Nhờ chủ động liên kết nên chương trình bình ổn giá tại TP.HCM đã có hiệu quả VH- Để chương trình bình ổn giá thực sự bền vững thì việc bình ổn giá ngay từ nguồn cung cấp là giải pháp căn cơ thông qua liên kết. Thực tế đây là mục tiêu tiến tới giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL. Vào các dịp lễ, Tết khi nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người dân tăng cao thì đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng găm hàng, đầu cơ trục lợi. Thực tế việc găm hàng tạo ra nhiều đợt khan hàng giả tạo gây thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng. Do đó, năm 2002 lần đầu tiên TP.HCM triển khai chương trình bình ổn giá, đến nay sau 12 năm thực hiện đã có 48 doanh nghiệp tham gia chương trình, lượng hàng hóa năm sau tăng hơn năm trước từ 20 – 50% và đặc biệt đến nay đã có gần 3.000 điểm bán hàng bình ổn giá trên toàn thành phố. Thực tế chương trình bình ổn giá đã có những tác động tích cực trong việc dẫn dắt mặt bằng giá để từ đó tạo nên tính ổn định ở các địa phương khá

Tổng thống nghèo nhất thế giới

Vài lời: SGGP trích đăng  BBC viết vậy thì đọc vậy thôi, chưa chắc gì ông này "nghèo nhất thế giới" đâu, bất kỳ người Việt Nam nào nhìn vào "thang bảng lương" cũng có thể cải lại, thế gian này, còn nhiều tổng thống hay gì gì đó tương đương, lương còn thấp hơn hẳn mức 1.250 USD (10% lương) của ông Jose Mujica, hàng ngày họ đi lại, đâu có được đi xe bằng xe "Dân biểu" hàng hiệu của Đức Volkswagen như ông, mà phải đi xe "không chính chủ" nữa kìa  Thứ sáu, 16/11/2012, 16:03 (GMT+7) Tờ BBC đưa tin, danh hiệu Tổng thống nghèo nhất thế giới đã thuộc về Tổng thống Uruguay Jose Mujica vì ông đã chọn cách sống rất giản dị và dành tặng 90% tiền lương cho các tổ chức từ thiện. Tổng thống Uruguay Jose Mujica Mức lương của ông hàng tháng là 12.500 USD nhưng ông chỉ giữ lại 1.250 USD để lo chi phí sinh hoạt trong gia đình. Hai vợ chồng Tổng thống Uruguay hiện đang sống tại một ngôi nhà nông thôn cũ tại Montevideo thay vì sống trong dinh thự do nhà

Vì nền nông nghiệp phát triển bền vững

Bài của Trần Hữu Hiệp trên trang 1 báo Sài Gòn Giải phóng Thứ sáu, 16/11/2012, 06:06 (GMT+7) Thông báo gần đây của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết dù chỉ mới 10 tháng, xuất khẩu gạo của nước ta đã vượt qua Thái Lan, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Người nông dân ĐBSCL và hạt gạo Việt lại viết thêm kỳ tích mới. Trước đó, Tổ chức Cà phê quốc tế cũng xác nhận Việt Nam vượt Brazil, trở thành nước xuất khẩu cà phê số 1 thế giới. Hạt tiêu chiếm vị trí số 1 khi xuất khẩu cao gấp 5 lần Ấn Độ trong năm 2011. Hạt điều cũng đứng đầu thế giới về lượng xuất khẩu, số 2 về chế biến và số 3 về sản lượng. Con cá tra, một sản phẩm “đặc hữu” của ĐBSCL từ nhiều năm qua đã chiếm ngôi đầu bảng thế giới trên cả 3 mặt: sản lượng, giá trị xuất khẩu và thị phần. sản vật đồng bằng Từ vị trí hàng đầu thế giới đó, ngoảnh lại sau hay nhìn về phía trước cũng nhiều nỗi lo. Theo ngôn ngữ thể thao là “phong độ không bằng đẳng cấp”, xét ở góc độ kinh tế, thì “số lượng không bằng chất lượng và giá trị”

Du lịch ĐBSCL - Nỗ lực tìm hướng đi mới

Bài của Vũ Thống nhất (SGGP) Thứ sáu, 16/11/2012, 05:59 (GMT+7) Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, du lịch vẫn nỗ lực vượt khó, tạo điểm sáng. Đến thời điểm này, đã có thêm nhiều tín hiệu vui cho du lịch châu thổ sông Cửu Long. Trong chương trình hợp tác du lịch “Bốn quốc gia - Một điểm đến”, phát triển du lịch ĐBSCL sẽ là nội dung quan trọng giúp hình thành Hành lang kinh tế Mekong. Những tín hiệu vui Cách đường biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng hơn 60km là cao nguyên Bokor (Campuchia). Nằm ở độ cao trên 1.080m so với mặt nước biển, muốn lên đến đỉnh, khách phải ngồi xe hơn 1 giờ, quanh co qua những cánh rừng nguyên sinh và vách núi cao dựng đứng. Từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn toàn Vịnh Thái Lan và đảo Phú Quốc (Việt Nam). “Dù hạ tầng ở Bokor vẫn chưa hoàn chỉnh nhưng mỗi tháng nơi này đã đón gần 17.000 du khách, trong đó lượng khách đến từ Việt Nam chiếm tỷ lệ quan trọng” - Beurich Gerd, Tổng giám đốc Thansur Bokor Highland Resort thông báo. Đoàn khảo sát từ nhiều công t