Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

3 tình huống cho vụ thắng kiện 55 triệu USD

CHI MAI   | 10/01/2013 11:00 (GMT + 7) TT - Thứ nhất, chấp nhận kháng cáo của Công ty Đại Dương, sửa án sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu đòi trả thưởng của ông Ly Sam. Thứ hai, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tình huống thứ ba là hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại từ đầu. Các bên nghe tuyên án tại phiên tòa ngày 7-1-2013 -  Ảnh: Chi Mai TIN BÀI KHÁC Không mở phiên tòa vẫn ra quyết định xử lý vụ án (26/01) Phá sòng bạc, tạm giữ 34 người (26/01) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung (26/01) Khởi tố vụ án làm 11 công an bị thương (26/01) Như  Tuổi Trẻ  ngày 8-1 đã đưa tin, TAND Q.1 (TP.HCM) xét xử sơ thẩm đã tuyên cho ông Ly Sam, Việt kiều Mỹ, là khách hàng tham gia trò chơi điện tử có thưởng (máy đánh bạc) tại câu lạc bộ Palazzo, khách sạn Sheraton TP.HCM (thuộc Công ty liên doanh Đại Dương), thắng kiện số tiền hơn 55 triệu USD, quy đổi ra tiền VN là hơn 1.154 tỉ đồng. >> Đòi 59 triệu USD, chỉ trả 300 USD >> Vụ kiện 55 triệu USD: lại tranh luận nảy lửa

Vụ thắng kiện hơn 55 triệu USD: Hủy bản án vì tòa vượt cấp?

(LĐ) - Số 14 - Thứ năm 17/01/2013 06:47 Luật sư Nguyễn Văn Nhàn Ly kỳ vụ đòi 55 triệu USD trúng thưởng Dư luận đang quan tâm vì có nguồn tin cho rằng, việc TAND Q.1 xét xử vụ kiện với số tiền “khủng” hơn 55 triệu USD là vượt cấp, cho nên bản án tòa Q.1 đã tuyên ông Ly Sam thắng kiện có thể bị hủy? Trước một số thông tin cho rằng TAND Q.1 xét xử vụ kiện là sai thẩm quyền, vượt cấp, là sai hướng dẫn của TAND Tối cao, do vậy có khả năng bản án sẽ bị hủy, chiều 16.1, luật sư Nguyễn Văn Nhàn - Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Nhàn (Đoàn luật sư TPHCM) - khẳng định: “TAND Q.1 thụ lý vụ kiện là đúng loại việc quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) và thẩm quyền theo khoản 1, Điều 33 BLTTDS”. Luật sư Nhàn phân tích, Điều 33 BLTTDS quy định thẩm quyền giải quyết của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là TAND cấp huyện) trừ trường hợp có “đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài”.  Ông Ly Sam là người có 2 quốc tịch Việt Nam và Mỹ, ông

Thực hư về con số 13

Trong nền văn hóa của nhiều dân tộc, con số 13 từ lâu đã bị coi như một điềm gì đó không may mắn.   Theo tạp chí Nga Itogi, nếu tới Vương quốc Anh, Canada hay Australia, ta sẽ không thể tìm thấy một ngôi nhà có địa chỉ số 13. Ở trên máy bay của tất cả các hãng hàng không Đức đều thiếu hàng ghế thứ 13. Trên các đường phố Mỹ, ta cũng không bao giờ nhìn thấy những cỗ xe buýt mang con số 13, không bao giờ được ở trên tầng thứ 13, cũng không phải tá túc trong những căn phòng có ghi số 13. Để loại trừ con số này, người ta đã phải nghĩ ra đủ mọi cách. Ví dụ, trong một số tòa nhà, ta có thể tìm thấy những tấm biển ghi các ký hiệu “12-A”, “B-12” hoặc “12 +1”. Tại các bệnh viện tâm thần, người ta đã phải “chế” ra hẳn một thuật ngữ đặc biệt để chỉ những người mắc chứng dị ứng với con số đó – “Triskaidekaphobia”. Xuất phát từ đâu mà lại có nỗi ám ảnh kinh hoàng đó đối với con số 13 và liệu sau đó có cái gì hữu lý hay không? Con số của Judas Con số 13 có tội tình gì mà người ta g

Vài nét về Hiến pháp Mỹ

Vài lời: Việc lưu lại bài viết này chỉ nhằm làm tài liệu mang tính học thuật, phi chính trị. Hà Văn Thịnh Cách đây 230 năm, năm 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được thắng lợi – đây là  thành công đầu tiên  trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn thể loài người bị áp bức trong thời đại tư bản chủ nghĩa! Một Hiến pháp có trước... nhà nước Điều “lạ kỳ” là sau thắng lợi đó, những nhà cách mạng Mỹ không thành lập một chính quyền cho tương xứng với công lao của những người đã khai sinh ra nền độc lập; hầu như họ không quan tâm đến việc ai sẽ giữ chiếc ghế nào, “ăn chia” ra sao chiếc bánh lợi quyền béo bở mà phải mất bao xương máu, suốt 10 năm trời mới giành được (17.12.1773-4.9.1783): Cách hành xử của những nhà cách mạng Mỹ chưa hề có tiền lệ – ai về nhà nấy, sau khi đã làm trọn bổn phận công dân, không cần biết đến chuyện nên (phải?) khen thưởng ai, như thế nào đối với sự “có công với cách mạng”! Ý định đó của sự ấu trĩ của

Các khu "đèn đỏ" nổi tiếng thế giới

Vài lời: Chưa biết nhiều, nhưng ít ra mình đã từng ngó mấy khu đèn đỏ ở Amsterdam, Bangkok được đề cập trong bài, kể cả ở Phnom Penh, Pattaya, Frankfurt và đi xem mấy cô "bán trầu" ờ Đài Bắc ... Tất nhiên là chỉ dám ... ngó.  Ở đâu cũng có cái đẹp, cái xấu, công khai hay lén lút, thừa nhận hay không.  Các khu tập trung nhiều của hiệu bán đồ chơi tình dục, nhà chứa, vũ thoát y đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, nhưng cũng không thiếu tệ nạn trộm cắp, đấu đá. Trong khi ở Việt Nam đang dấy lên các tranh luận về việc  gom hay không các dịch vụ nhạy cảm vào một chỗ , thì trên thế giới đã xuất hiện những khu tập trung các loại dịch vụ này từ lâu. Khu đèn đỏ De Wallen ở thành phố Amsterdam, Hà Lan được cho là khu đèn đỏ nổi tiếng nhất thế giới. Nơi đây có vài trăm căn phòng nhỏ, trong đó các cô gái ăn mặc "mát mẻ" với các tư thế khêu gợi đứng sau lớp kính, mời chào khách. Ảnh:  Wikipedia Ngoài ra, ở đây còn có những sex show, cửa hà

Hạnh phúc là ... sướng!

Vài lời:  T ôi hơi thắc mắc về cái kết quả này đó nhe! Đáng lẽ Việt Nam - xứ sở nụ cười phải vào "Top 10" chứ (tự an ủi, chắc đứng hàng thứ 11, nên họ không nêu tên). Nhớ anh bạn tôi đang công tác ở CIEM ngoài Hà Nội, mấy năm trước giải thích kết quả đo "chỉ số hạnh phúc" của người Việt rất cao bằng một lý giải rất ... có lý. Hạnh phúc là gì? Phải chăng là "được sướng"?Anh còn dẫn chứng trong Tuyên ngôn độc lập đọc ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1945, Cụ Hồ chẳng phải đã đề cập đến "quyền sung sướng" đó sao. Người giàu sang ư? Chưa chắc đã sướng (người giàu cũng khổ mà). Ngẫm ra, dân ta còn nghèo, nhưng"sướng thật". Điện cứ phập phù bấy lâu, nhiều giờ bị cúp tối thui, rồi bỗng sáng lên, không cần báo trước. Sướng thật. Nước cúp, lại có. Cũng sướng. Năm ngoái con đường vào hẻm nhỏ lầy lội, năm nay mới vừa được nâng cấp, tuy chưa được trải nhựa, nhưng cũng bằng xi măng đàng hoàng. Sướng thật! Còn biết bao cái sướng nữa. Vậy cớ sao, xứ