Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI TRONG HIẾN PHÁP 1992 SỬA ĐỔI?

NGUYỄN SỸ PHƯƠNG Việc hạn điền hết vào năm 2013 sau 20 năm sử dụng đất nông nghiệp hiện chưa có tiền lệ giải quyết, đang trở thành nan đề sừng sững trước mắt cả người dân lẫn chính quyền, liên quan trực tiếp tới 3 phạm trù luật học: Hiến pháp, Đất đai, Quyền sở hữu, trong 3 mối quan hệ, Hiến pháp – Đất đai, Hiến pháp – Quyền sở hữu, Quyền sở hữu – Đất đai. I. Hiến định quyền sở hữu và đất đai trên cơ sở nào? Trong luật học, quyền sở hữu, bất kỳ sở hữu gì, đều được cấu thành bởi 3 quyền: Quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Quyền chiếm hữu đất được thể hiện trên văn bản nhà nước xác định toạ độ, độ lớn mảnh đất đó, có tên điạ chỉ cá nhân hoặc pháp nhân sở hữu nó, cũng đồng nghĩa với xác lập trách nhiệm pháp lý chủ sở hữu đó đối với nó, như ở Đức được đưa cả vào Hiến pháp, quy định tại Điều 14, khoản 2: “Sở hữu phải chịu trách nhiệm, và khi sử dụng nó phải đồng thời vì lợi ích chung“. Quyền định đoạt là hệ dẫn của quyền chiếm hữu, bao gồm: thừa kế,

Mại dâm khác Nón bảo hiểm ở chỗ nào?

Phạt không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng qui cách,  mũ bảo hiểm dỏm ... đều liên quan đến cái ở trên (cái đầu). Còn phạt gái mại dâm, xử lý hình sự môi giới, tổ chức mại dâm ... nói chung là liên quan đến "ở dưới" (cái ...). Cái "ở dưới" làm lén lút, nên cần che đậy, cái "ở trên" thì công khai, nhưng cũng cần che đậy (đội).   Xem ảnh cho vui vậy thôi. Thực tế nhà nước ta phạt cả đứa bán mũ rởm, nhưng với cách quản lý hiện nay, mũ rởm vẫn được bán tràn ngập ở mọi miền trên cả nước và khó ai có thể phân biệt đâu là mũ thật, đâu là mũ rởm để mua dùng (người dân) hay để phạt (công an), vì đ ể chứng minh mũ bảo hiểm rởm nhất thiết phải qua cơ quan giám định. Tìm hiểu pháp luật:

Con nít và người lớn

Trần Hiệp Thuỷ Vụ “treo cờ Trung Quốc trên nóc trường học” trong sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của Nhà xuất bản Dân Trí được chính bọn trẻ phát hiện là điều đáng xấu hổ của “những người lớn có trách nhiệm”, nhưng thật ra là rất đáng mừng. Trẻ con 5 tuổi, chưa vào lớp 1 đã có ý thức chủ quyền quốc gia, phản ứng việc “treo cờ lạ” trong tranh mà chính những người lớn cẩu thả, làm dối, làm bậy không thấy, là điều mà nhiều người lớn bây giờ phải suy ngẫm và học tập con nít. Thực ra, những điều cao cả mà người lớn gọi là “‎ ý thức chủ quyền quốc gia, dân tộc”, đối với trẻ con, không phải là những điều xa lạ. Đó chính là những hình ảnh thân thương hàng ngày, là luống cày ngoài ruộng, là chiếc cầu nhò nghập nghềnh, là góc sân, mảnh vườn, là con đường, góc phố, ngôi trường ... Sự trong sáng của con trẻ, chưa vướng bẩn bởi thói “nói dối, làm dối” của nhiều người lớn hiện nay rất cần được giữ gìn, chăm bồi và phát triển, mà những “sản phẩm văn hoá, giáo dục” như sách, tr

Báo Năng Lượng Mới dọa kiện baomoi.com

Bức xúc việc trang thông tin điện tử tổng hợp baomoi.com sử dụng tin bài không xin phép, báo Năng Lượng Mới và trang tin điện tử petrotimes.vn vừa có công văn yêu cầu baomoi.com chấm dứt việc này từ ngày 7/3. Petrotimes yêu cầu Báo Mới ngừng lấy tin bài Theo thông báo của báo Năng Lượng Mới, hiện nay có một số website công khai lấy tin bài của báo điện tử khác, trong đó có baomoi.com, và việc tự động lấy lại tin bài và kinh doanh là “ăn cắp” chất xám của các cơ quan báo chí, vi phạm nghiêm trọng về bản quyền. Bản thân Năng Lượng Mới đã bị baomoi.com khai thác khoảng 10.000 tin bài (trên phiên bản điện tử Petrotimes). Do đó, tờ báo này đã có văn bản yêu cầu baomoi.com từ ngày 7/3/2013 phải chấm dứt việc lấy thông tin và kinh doanh bằng thông tin của tờ báo này dưới bất kỳ hình thức nào. Không thể im lặng được nữa! Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Bộ Thông tin - Truyền thông, cho biết đến chiều 5/3, Cục

Kỳ tích vay nợ mua chữ cho con

(LĐ) - Số 48 - Thứ tư 06/03/2013 06:13 P hóng sự  của Nhật Hồ Ông Tư Trì (người thứ 2 từ phải sang) tại Đại hội gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học toàn quốc năm 2004, dù mặc comlê nhưng chân vẫn mang dép. Chỉ viết và ký được tên mình, nhưng ông Tư Trì ở ấp Ninh Tiến, xã Bình Quới, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) là cha của 9 người con toàn là kỹ sư, bác sĩ. Người đàn ông 81 tuổi ấy chưa từng một lần mang giày trong đời. Có lần ông mặc comlê, thắt càvạt dự Đại hội gia đình, dòng họ hiếu học toàn quốc tại Hà Nội, nhưng chân vẫn mang… dép. Đơn giản vì hai bàn chân to bè, nứt nẻ và thô kệch, là vết tích của những tháng năm quần quật, tảo tần nuôi con ăn học. Đã qua tuổi 81, nhưng ông Tư Trì vẫn khoẻ mạnh lạ thường. Hằng ngày chăm sóc mảnh vườn sau nhà và nuôi một lúc đến 20 con heo. Ông phân bua: “Già rồi, ruộng nương đã chia cho con cháu, còn chút ít mấy đứa nhỏ cũng không cho làm, mà cho người ta thuê. Ở không buồn lắm, nuôi con này con kia vậy mà”. Vay nợ, mua chữ cho c

Cá tra đô - mi - nô

Hữu Hiệp Ngày 02-3-2013, tại “Vương quốc cá tra” An Giang đã diễn ra đại hội thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam. Đó là kết quả “thai nghén” gần 5 năm của người nuôi, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm chủ lực vùng sông nước Cửu Long đã vươn tầm ra hơn 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vũ điệu người nuôi cá Việc ra đời Hiệp hội , mở ra nhiều kỳ vọng đưa cá tra trở lại bầy đàn, tăng cường liên kết, hoàn hiện chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực vùng. Song, Hiệp hội cũng đang đứng trước nhiều thách thức . Theo các chuyên gia trong ngành, thời gian qua đã có khoảng 50% doanh nghiệp cá tra “chết đứng ”, hàng loạt người nuôi “treo ao” . Hiệu ứng “cá tra đô-mi-nô” nợ nần dây dưa, luẩn quẩn. Người nuôi – doanh nghiệp thiếu liên kết, “mạnh ai nấy làm”; ngành cá tra lao đao, bất ổn, thiếu bền vững. Trong bối cảnh nhiều Hiệp hội hoạt động “hành chính hoá”, sơ cứng, kém hiệu quả, là “cõi đi về” của nhiều quan chức sau nghỉ hưu, đặt ra cho Hiệp hội cá tra Việt Nam yêu

NHÌN NHẬN QUY ĐỊNH PHÁP NHÂN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 DƯỚI CÁI NHÌN KHOA HỌC VÀ HỘI NHẬP

Posted on   04/03/2013   by Civillawinfor THS. VŨ THỊ MINH HỒNG – Phó Trưởng Ban Dân chủ-Pháp luật, Ủy ban TW Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Đặt vấn đề Pháp luật Dân sự và Thương mại nước ta trong thời kỳ hội nhập và thách thức này có tạo cơ hội tương thích giữa thị trường và xã hội, cơ hội hỗ trợ giữa Pháp nhân vì lợi nhuận và pháp nhân vì lợi ích công cộng chưa ? Đó là câu hỏi được trả lời phần nào khi chúng ta nhìn nhận lai chế định pháp nhân trong Bộ Luật dân sự năm 2005.   Thể chế mở ngày nay ở khu vực thị trường với sự lớn mạnh của các doanh nhân cũng đang kéo theo sự phát triển của các thực thể phi lợi nhuận như hội và các dạng hội khác mang yếu tố lưỡng tính hay là pháp nhân không đầy đủ. Các thực thể hai khu vực này đang đan xen với nhau, đang hỗ trợ nhau bởi có chung một yếu tố là  lợi ích công chúng . - Trong khi doanh nghiệp thu hút và tạo việc làm cho công nhân, nông dân công nghiệp và giới chủ cũng như tầng lớp chuyên gia kỹ thuật, thì tổ chức phi lợi nhuận tron

Vì tin “bác sĩ” Google

Vài lời: Rõ khổ! Hết trẻ con nghiện game, nhiều người nghiện Internet, đọc báo mạng bị cuống hút theo trào lưu, đến khổ vì tin "bác sĩ mạng".   MỸ DUNG | 01/03/2013 TT - Do quá tin vào công cụ tìm kiếm và tra cứu thông tin trên mạng (điển hình là Google), nhiều ông bố, bà mẹ đã chuốc lấy hoang mang, thậm chí để lỡ thời cơ chữa bệnh cho mình, cho con hoặc dùng sai thuốc. Cảnh giác “bác sĩ Google” (20/04) Cai nghiện Internet khó như ma túy (01/03) Chị N.K.D., có thai 35 tuần tuổi, tự đi siêu âm và kết quả siêu âm cho biết chỉ số ối 15-16cm. Dù bác sĩ siêu âm yêu cầu về hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, nhưng chị đã tự tìm đến “bác sĩ” Google. Sau khi đọc hàng loạt thông tin trên mạng, chị N.K.D. “biết” mình bị dư ối. Với những cảnh báo từ “bác sĩ” Google, chị đâm hoang mang và rơi vào trạng thái mất ngủ liên tục. Tiếp tục những ngày sau đó, chị lại tự tra cứu Internet tìm phương pháp điều trị để giảm lượng ối mà không hỏi đến ý kiến bác sĩ chuyên môn. Đánh m