Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mua lúa tạm trữ và giữ “nồi cơm” nông dân

Trần Hiệp Thuỷ Chỉ tiêu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo ở vựa lúa ĐBSCL đã hoàn thành, giải quyết được khoảng 1/5 lượng lúa hàng hoá. Cái mới của năm nay là chủ trương được quyết định sớm hơn, chỉ tiêu được phân bổ cho doanh nghiệp (DN) hướng địa phương hơn; hàng ngàn tỉ đồng cũng đã phát vay với mức hỗ trợ bù 100% lãi suất cho DN mua tạm trữ... Nhưng thực tế diễn ra trên đồng ruộng cho thấy, chính sách mua lúa tạm trữ được thực hiện hơn 10 năm qua đã bộc lộ nhiều bất cập, cần được hoàn thiện để đảm bảo lợi ích của nông dân và sản xuất lúa hàng hoá bền vững. Bất cập đầu tiên từ “cú sốc ngược” khi lúa chất lượng cao được nông dân trồng theo khuyến cáo nhằm “nâng cao giá trị hạt gạo”, nhưng không tiêu thụ được. Trong khi địa phương lúng túng trước yêu cầu bức xúc tiêu thụ lúa cho dân, thì nhiều DN vẫn chưa tổ chức tốt mạng lưới thu mua, chỉ lo “mạnh ai nấy mua” cho đủ chỉ tiêu phân bổ, thiếu liên kết. Thực trạng đã rõ, nhưng để mua lúa tạm trữ giúp giữ được “nồi cơm” của nông dân t

Quỹ tín dụng ngoại tình

By Võ nhật Thủ from Đời Cười ký sự Tôi chẳng có chuyên môn chi về tín dụng, ngân hàng nhưng phen này tôi phải đi trước, đón đầu để thành lập quỹ tín dụng có một không hai:  Quỹ Tín dụng Ngoại tình . Xin các bạn khoan vội cười tôi vì cái tên Quỹ lạ hoắc mà lịch sử tín dụng thế giới chưa hồi mô có nghe! Tên Quỹ ni là ý tưởng kinh doanh khi tôi đọc báo có đăng thông tin về dự thảo Nghị định của Bộ Tư pháp quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Trong nớ đáng chú ý, tại Điều 46 quy định: Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng mà nói một cách cụ tỷ (cụ thể và tỉ mỉ) là ngoại tình thì mức  xử phạt từ cảnh cáo trở lên là từ 200 ngàn đến một triệu đồng . Theo như chế tài xử phạt của Nghị định ni, sắp tới sẽ có vô thiên lủng các anh, các chị ngoại tình bị dính đòn hè! Đời này đã là thằng đàn ông, con trai thì… gần như tôi cả! Tức chuyện em út về kể với vợ thì trong sáng lắm nhưng ngoài thì … tối thui à!   Khôn

Ai làm nên Hữu Loan, Bùi Giáng ?

Thơ đương đại: Bất hạnh, lạc hậu? Khi 'Trẫm' Bùi Giáng tặng thơ cho các 'Đại ca' TP - Đó là hai người vợ trẻ cùng mang tên Ninh. Nhà thơ Hữu Loan  Cái chết đột ngột vào buổi tinh sương đầu đời của họ, tạo ra những vết thương tinh thần choáng lộng cho hai chàng thi sĩ trẻ. Khiến cả hai trở thành những thi nhân dị kỳ, cả đời sống lẫn văn chương - những cá tính độc đáo bậc nhất của văn chương Việt thế kỷ 20. Bài thơ Màu tím hoa sim bất hủ, Hữu Loan khóc nghẹn người vợ 17 tuổi Lê Đỗ Thị Ninh, chết đuối trên cầu giặt áo ở sông Chuồn (Nông Cống, Thanh Hóa) một buổi “gió sớm thu về rờn rợn nước sông” năm 1948. Khi hai người cưới nhau chưa đầy tháng, chàng thi sĩ đã lên đường hành quân. Khiến hơn 60 năm sau, từ giã cuộc đời ở tuổi 95, ông vẫn còn như thảng thốt... Năm 1952, nơi núi rừng Trung Phước đầu ngọn Thu Bồn xứ Quảng, Phạm Thị Ninh, vợ thi sĩ Bùi Giáng cũng qua đời vì lam sơn chướng khí, khi tuổi mới ngoài đôi mươi. Cô nữ sinh xinh đẹp trường Viên Minh (H

Tiếng Việt “kho qua”!

Thứ Sáu, 29/03/2013 15:11 (GMT+7) 1.  Trong tiếng Việt mình, hai từ “mục tiêu” và “mục đích” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trong tiếng Anh, sự phân biệt giữa hai ý nghĩa này rất rõ ràng: mục đích là “purpose”, mục tiêu là “goal”. Trước tiên cần phải chiết tự ra để dễ hiểu, “mục” nghĩa là thấy, “tiêu” là một điểm, “đích” là một nơi chốn. Như vậy, mục tiêu nghĩa là một điểm có thể thấy, trong khi mục đích là một nơi có thể thấy. Bạn thấy sự khác nhau này rồi nhé. Ấy thế mà hai từ này vẫn cứ bị sử dụng loạn cào cào, cùng chuyển tải một ý nghĩa mà ba hồi mục tiêu, bốn hồi mục đích. Chưa kể, đôi khi người ta lại còn viết sai chính tả, mục đích viết thành… mụt đít, ý nghĩa hoàn toàn khác. Thật tai hại! Trong doanh nghiệp, các mục tiêu (goals) là những vấn đề mà cả doanh nghiệp phải đạt đến, nhằm thực hiện trọn vẹn mục đích (purpose hay target). Các mục tiêu đó nói chung là việc hoàn tất các yêu cầu về quản lý tài chính, các chính sách nhân sự, các biện pháp quản lý sản xuất v.v... n

Hủ tíu từ Mỹ Tho tới Nam Vang

SGTT.VN - Một cậu học sinh lớp 8 mê món hủ tíu, nhất là hủ tíu Nam Vang đạt chuẩn, nhưng lại không biết Nam Vang ở đâu. Hỏi Phnom Penh thì cậu biết là thủ đô của Campuchia. Lớp trẻ lớn hơn cậu hàng chục tuổi nhiều người cũng chẳng biết Nam Vang ở đâu. Tô hủ tíu khô bình dân ở một quán gần đầu cầu Calmette phía quận 4. Đau nhất của những người này là không có thói quen thắc mắc khi tiếp cận những thứ mà mình mơ hồ về nhận thức. Có khi đã quen không thắc mắc vì thắc mắc là một cái tội, nhất là trong giờ học. Đau nhất nữa là bỏ qua thao tác “nếu mà không biết thì ta Google”. Bản sắc riêng hủ tíu Mỹ Tho Lại có người ăn hủ tíu Nam Vang xong, còn tỏ ra lịch lãm khen hủ tíu Nam Vang ở Sài Gòn ngon hơn hủ tíu Nam Vang ở Phnom Penh. Thực ra hủ tíu Nam Vang phiên bản Sài Gòn ngon hơn với cái lưỡi của người Sài Gòn. Dễ thấy điều đó nhất là các quán bán hủ tíu hiện nay không để sẵn hũ đường để nêm vào tô hủ tíu. Nói vậy cũng chưa chỉn chu. Có một sáng chủ nhật, tôi đi lang t

Chương trình hàng bình ổn giá tại TP.HCM: Cần mô hình liên kết mới với các tỉnh ĐBSCL

(VEN) - Do chỉ tự cung ứng được khoảng 15-20% nhu cầu hàng lương thực thực phẩm (LTTP), hàng tươi sống, nên hàng ngày TP.HCM phải nhập khoảng 1.000-1.100 tấn sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 3-3,5 triệu trứng gia cầm, 2.000 tấn rau củ quả các loại… Vì thế, khi triển khai chương trình hàng bình ổn, nhất là các mặt hàng LTTP, hàng tươi sống, thành phố nhờ nhiều vào sự cung ứng từ các tỉnh thành khác, nhất là khu vực ĐBSCL.   (VEN) - Do chỉ tự cung ứng được khoảng 15-20% nhu cầu hàng lương thực thực phẩm (LTTP), hàng tươi sống, nên hàng ngày TP.HCM phải nhập khoảng 1.000-1.100 tấn sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 3-3,5 triệu trứng gia cầm, 2.000 tấn rau củ quả các loại… Vì thế, khi triển khai chương trình hàng bình ổn, nhất là các mặt hàng LTTP, hàng tươi sống, thành phố nhờ nhiều vào sự cung ứng từ các tỉnh thành khác, nhất là khu vực ĐBSCL.  (VEN) - Do chỉ tự cung ứng được khoảng 15-20% nhu cầu hàng lương thực thực phẩm (LTTP), hàng tươi sống, nên hàng ngày TP.HCM phải nhập khoảng

Giải pháp hàng đầu để giảm thất thoát sau thu hoạch

Để giảm thất thoát sau thu hoạch, theo nhiều chuyên gia cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn được xem là giải pháp hàng đầu... Để giảm thất thoát sau thu hoạch, theo nhiều chuyên gia cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn được xem là giải pháp hàng đầu. Hiện nay, khâu thu hoạch và sau thu hoạch ở ĐBSCL gây tổn thất từ 10-15% sản lượng lúa. Ông Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (thuộc Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch), cho rằng, thất thoát sau thu hoạch ở vùng ĐBSCL chiếm tỷ lệ lớn là do tập quán sản xuất thủ công của nông dân. Những thửa ruộng nhỏ, manh mún rất khó đưa máy móc vào thu hoạch nên nông dân thường gặt bằng tay, gây thất thoát lớn, ông Phạm Văn Tấn nói. Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận định, đưa máy móc, thiết bị ứng dụng vào đồng ruộ

KHAI PHÓNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: Cần chiến lược tổng thể

Báo Người lao động , 28/03/2013 23:03 Để ĐBSCL thoát khỏi nghịch lý “nông dân nghèo sản xuất giỏi”, cần có chính sách tổng thể, nhất quán cho khu vực này Đau nhói làng quê Khai phóng đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân làm nhiều, hưởng ít Khai phóng ĐBSCL: Bế tắc kế sinh nhai Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã cứu nguy cho cả nước khi kinh tế suy thoái kéo dài, trong đó nông sản của ĐBSCL góp công rất lớn. Thế nhưng, mọi mặt của nông nghiệp, nông thôn, nông dân ĐBSCL không được phát triển và thụ hưởng  tương xứng với tiềm năng. Khắc phục điểm yếu liên kết  Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, từ một nước nghèo đói, Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Trong thành quả này, công lao của nông dân ĐBSCL xứng đáng được ghi nhận vì góp tới 90% lượng gạo xuất khẩu. Cá tra cũng vậy, Việt Nam - trong đó chủ lực là ĐBSCL - chiếm đến 99% sản lượng cá tra toàn cầu, xuất sang hơn 130 nước. Đây còn là vùng trồng cây ăn trái lớn nhất nước với diện tíc