Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

NGHÈO KHÓ Ở VỰA LÚA MIỀN TÂY

Trần Hữu Hiệp Theo kết quả điều tra, rà soát vừa được Bộ LĐ-TB-XH công bố, thì ĐBSCL còn 9,2% hộ nghèo, xếp thứ 3/8 vùng cả nước, chỉ cao hơn Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng. Toàn vùng không có huyện nào nghèo trong số 62 huyện nghèo của cả nước. Song, một nghịch lý là, vẫn tồn tại sự nghèo khó ngay trên vựa lúa gạo, trái cây, thuỷ sản quốc gia. Cái nghèo ở miền Tây cần được nhận diện và có cơ chế, chính sách phù hợp mang tính vùng, miền. Nông dân ĐBSCL (ảnh minh hoạ) Nghèo do người dân không có đất, thiếu đất sản xuất; người có đất nhưng thiếu vốn, kiến thức, do bí lối làm ăn; nghèo do thiếu phấn đấu vươn lên, do chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa hợp lý, thiếu lồng ghép giữa phát triển kinh tế với giải quyết vấn đề xã hội … Một kết quả nghiên cứu về “Chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo” của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL cho thấy, bình quân đất sản xuất 0,4 ha/hộ, qui mô nhỏ, lẻ, nên thu nhập chia cho số nhân khẩu trong hộ thuần nông còn thấp hơn mức thu nhập 1 USD/người/ngày.

Từ những “công trình khoa học lấm bùn”

HIỆP TRƯỜNG Bài trang 1, Báo SGGP,  Thứ ba, 28/05/2013, 05:51 (GMT+7) Chuyện nông dân trẻ Trần Thanh Tuấn ở vàm kinh Ông Cò (xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) vừa trình làng chiếc máy phun thuốc điều khiển từ xa gây nhiều bất ngờ cho bà con nông dân lẫn giới khoa học ở ĐBSCL. Anh Tuấn năm nay mới 35 tuổi, học đến lớp 8 thì nghỉ học do hoàn cảnh khó khăn. Từ năm 2006, anh đã mày mò chế tạo chiếc máy này nhưng không thành công. Mãi đến giữa năm 2012, anh mới tập hợp thiết bị bắt tay lắp ráp. Cuối tháng 5 vừa qua, robot phun thuốc 20 béc của anh đã chạy thành công trên đồng ruộng An Giang với mức tiêu hao nhiên liệu 1 lít xăng (pha nhớt) chạy được khoảng 50-60km, 1 giờ phun khoảng 10 công lúa, điều khiển từ xa qua sóng radio. Máy có thể tự vượt địa hình đồng ruộng bằng bánh xích gắn cao su, không bị nhào lộn và chịu lực tốt khi di chuyển trên đất sình lầy. Trước đó, nông dân Nguyễn Văn Hồng ở xã Mỹ Đức (Châu Phú, An Giang) cũng chế tạo thành công máy hốt lúa 15 tấn/giờ,

LÓT GẠCH, XÂY NỀN CHÍNH QUYỀN XÃ

Hữu Hiệp Báo Lao Động, ngày 28-5-2013 Toàn vùng ĐBSCL hiện có 1.305 xã trong tổng số 1.612 đơn vị hành chính cơ sở. C án b ộ , công chức (CBCC) xã là người thường xuyên và trực tiếp làm việc với công dân ; được cấp trên “tin tưởng” giao cho rất nhiều việc: từ đảm bảo an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội đến phục vụ nhu cầu thiết yếu của công dân (khai sinh, khai tử, kết hôn …). Gần đây, lại được giao thêm nhiều nhiệm vụ, kể cả “nhiệm vụ bất khả thi” do chưa được chuẩn bị trước lực lượng, điều kiện để thực thi như qui định cấp xã xử phạt hành chính “người hút thuốc lá nơi công cộng”, “xài điện thoại ở cây xăng”… Trong khi, năng lực, trình độ và hiệu quả làm việc của CBCC xã hiện nay là rất đáng lo ngại. Sinh viên - nguồn nhân lực quan trọng Hơn 3 năm thực hiện đề án đào tạo nghề lao động nông thôn, cả nước mới có khoảng 1/3 địa phương hoàn thành việc thống kê hiện trạng, điều tra nhu cầu đào tạo (ĐT) , bồi dưỡng CBCC xã đến năm 2015. Đây là khâu yếu nhất trong 3 kh

Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo

Giới thương nhân cho biết, giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục giảm do nguồn cung tăng...  Giá gạo Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm khi vụ gặt tiếp theo tại đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu. AN HUY Xuất khẩu gạo của Thái Lan từ đầu năm đến nay đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái do giá cao. Việt Nam đang vượt xa Thái Lan về khối lượng xuất khẩu gạo, nhưng giá gạo Việt Nam tiếp tục trên đà giảm do nguồn cung tăng. Hãng tin Reuters dẫn số liệu từ Ủy ban Thương mại Thái Lan cho biết, tính đến ngày 21/5, khối lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt mức 1,47 triệu tấn, từ mức 2,1 triệu tấn đạt được cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo cả nước từ đầu năm đến ngày 22/5 đạt mức 2,488 triệu tấn, trị giá FOB 1,080 tỷ USD, trị giá CIF 1,133 tỷ USD. “Xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ tiếp tục giảm do gạo Thái bị neo giá ở mức kém cạnh tranh. Nguyên nhân nằm ở chương trình mua lúa gạo tạm trữ với giá cao của Chính phủ”

ĐBSCL - miền đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển

Vietnam Plus  -  27/05/2013 08:28 Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn nhất của cả nước, có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của quốc gia. Khu vực ngư trường vùng đông-bắc đảo Phú Quốc - một trong các khu kinh tế ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN) Trong đó, kinh tế biển là tiềm năng lớn của vùng, với lợi thế 750km bờ biển, chiếm 23% chiều dài bờ biển của cả nước và có đến 7/13 tỉnh, thành tiếp giáp với biển. Bên cạnh đó là 360.000km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế, việc phát triển kinh tế biển, phát triển hướng ra biển là một hướng đột phá trong phát triển kinh tế của vùng.  Thế mạnh về khai thác, nuôi trồng thủy sản  Hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng; đồng thời chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Những lợi thế từ biển mang lại đã góp phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao đ

Rong ruổi cùng xe ôm là cháu nội Vua Thành Thái

Vài lời: Một bài phóng sự hay của anh bạn bên Báo Lao Động. Mình có biết một chi tiết liên quan đến ông Nguyễn Phước Vĩnh Giu, lúc mình còn công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Cần Thơ. Bài PS có nhắc năm 2005, ông Vĩnh Giu được tặng nhà tình thương, thật ra là vào khoảng năm 2001-2002, mình không nhớ rõ, nhưng chắc chắn là không phải là năm 2005 như trong bài phóng sự nêu ( có thể do ông Nguyễn Phước Bảo Tài, con trai ông Vĩnh Giu nhớ không chính xác lắm). V ì thời đó chưa chia tỉnh Cần Thơ thành TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, ông Nguyễn Phong Quang đang là Chủ tịch UBND tỉnh. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người chỉ đạo ông Chủ tịch tỉnh Cần Thơ cần xem xét hỗ trợ cho ông Vĩnh Giu nhà tình thương và một số tiền, khi biết ông này sống ở Cần Thơ trong cảnh túng quẫn. Qua đó, cũng thấy cái tình, tấm lòng của một tầm nhìn lớn.      Không phải rong ruổi bằng xe song mã của thời vua chúa, hay xe hơi lộng lẫy của bậc vương giả, mà là đi xe ôm. Có một người cháu nội vua đang sống bằng nghề chạ

Tài sản vô thừa nhận: luật không rõ

23/05/2013 10:39 (GMT + 7) TT - Tài sản vô thừa nhận là tiền gửi (hay vàng bạc, đá quý...) tại ngân hàng mà người gửi chẳng may đột ngột qua đời hay mất trí nhớ, và người thân không hề biết những tài sản này có nguy cơ sẽ nằm im mãi tại ngân hàng vì luật không quy định rõ. Chị của bà L.T.A. sống độc thân ở TP.HCM, năm 2000 chẳng may bị tai nạn giao thông, hôn mê. Sau một thời gian dài, gia đình mới phát hiện người chị này có nhiều sổ gửi tiền, vàng ở ba ngân hàng. Hơn mười năm sau, người chị vẫn sống đời thực vật, gia đình mới có được quyết định của tòa tuyên bố người chị mất năng lực hành vi dân sự và bà L.T.A. là người đại diện theo pháp luật của người chị do cha mẹ đều đã qua đời. Bà L.T.A. đã hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết khác, liên hệ các ngân hàng để xin nhận số tiền vàng trên nhằm trả chi phí điều trị cho người chị. Thế mà vẫn có hai chi nhánh của ngân hàng P từ chối trả số tiền gửi tiết kiệm hơn 400 triệu đồng cho bà L.T.A.. Theo ngân hàng này, tòa

Không thể nợ dân mãi Luật Biểu tình

(LĐ) - Số 117 - Thứ bảy 25/05/2013 06:47 Luật Biểu tình lại được các vị ĐBQH nhắc tới. Luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng việc quản lý biểu tình bằng NĐ38 như hiện nay “đã lỗi thời” khi đánh đồng người dân tụ tập để gây rối mất trật tự và biểu tình yêu nước. “Đây là món nợ của Nhà nước với nhân dân và phải trả càng sớm càng tốt”. Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh và Luật Cư trú đã được thảo luận tại tổ trong 1 tiếng 30 phút chiều qua trước khi QH tiếp tục họp toàn thể để kiện toàn nhân sự. Nhắc lại thực tiễn “Mấy chục năm nay, kể từ Hiến pháp 1959, chúng ta chưa có một đạo luật về quyền biểu tình cho mọi công dân” - ĐBQH Trương Trọng Nghĩa khẳng định “Đây là món nợ của Nhà nước với nhân dân, trả càng sớm càng tốt”. Ông phân tích việc áp dụng NĐ38 để quản lý biểu tình đã lỗi thời khi đánh đồng người dân tụ tập để gây rối mất trật tự và biểu tình yêu nước. “Trước tình hình luật pháp hiện hành không còn phù hợp và nợ luật trong Hiến pháp, tôi đề nghị đưa Luật Biểu tì