Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nông nghiệp cần phát triển bền vững

Báo Hậu Giang, tháng Chín 2011,   Thành tựu và thách thức  Định hướng của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, sản lượng lương thực của ĐBSCL đạt 21 triệu tấn vào năm 2020, thế nhưng năm 2010 đã đạt được, vượt trước 10 năm. Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nông dân ĐBSCL đạt kết quả ngoạn mục về sản lượng lúa là nhờ tăng năng suất. Còn TS Nguyễn Văn Huỳnh ở Trường Đại học Cần Thơ nhận xét, nông dân ĐBSCL đang thâm canh cây lúa theo chiều sâu, xây dựng cơ sở vững chắc cho sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP. Sản lượng lương thực tăng nhưng thu nhập của nông dân ĐBSCL không tăng tương xứng. Theo TS Nguyễn Văn Sánh ở Trường Đại học Cần Thơ, thì chênh lệch giàu nghèo đã lên đến 6,4 lần và đang ngày càng rộng thêm. Khi nông dân còn nghèo thì chưa thể có một nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, con người được quan tâm đầu tiên mà trực tiếp là người nông dân phải được hưởng lợi công bằng và được bảo vệ trong môi trường sống ổn định

Gợi mở “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ”

Minh Thì (Báo Lao Động) (LĐCT) - Số 23 - Thứ năm 06/06/2013 17:15 Cuốn “Văn hóa người Việt vùng Nam Bộ” vừa ra mắt bạn đọc do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm chủ biên, với sự tham gia của 16 TS, ThS. Một cuốn sách gợi mở, nhiều nghiên cứu thú vị. Bìa cuốn sách “Văn hóa người Việt vùng Nam Bộ”. Ở phần I, lần đầu tiên, các tác giả đã xây dựng được một lý thuyết phân vùng văn hóa  với việc định nghĩa rõ khái niệm văn hóa vùng và vùng văn hóa, đề xuất quy trình  phân vùng văn hóa và các thao tác xử lý vùng giáp ranh.  Lần đầu tiên, Tây Nam Bộ được xác định như một vùng văn hóa riêng biệt, với những chứng cứ khoa học rõ ràng, thông qua việc định vị Tây Nam Bộ trong hệ thống tọa độ không gian-chủ thể-thời gian, đồng thời  cũng là lần đầu tiên xác định được một hệ thống năm tiểu vùng trong vùng văn hóa Tây Nam Bộ.  Ở phần II và III, khi nhấn mạnh đến văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa  ứng xử với môi trường, các tác giả cũng đưa ra những lập luận  khá mới, mang tính phát h

LỜI THÌ THẦM CỦA TÌNH YÊU

“Mr. Duong Cho Lun” ở Miền Tây

Trần Hiệp Thuỷ Ông khách ngoại quốc có dịp đi ngang dọc miền Tây bằng đường bộ, có lần hỏi tôi “Mr. Duong Cho Lun là danh nhân nào mà thường được đặt tên rất nhiều con đường ở ĐBSCL, đặc biệt là đường mới xây dựng?”. Rồi ông dẫn chứng bằng những “bảng tên đường” đặt dọc theo tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, 91B, 61B và nhiều nơi khác.  Tôi phải vận dụng hết kiến thức ngôn ngữ tiếng Đức “nói mỏi tay” lẫn tiếng Việt để giải thích. Đó không phải là một nhân vật lịch sử, văn hoá mà là ‘công nghệ” làm đường ở Việt Nam, đặc biệt là ở cái xứ sở đồng bằng quê tôi, vốn có nền đất yếu, cầu đường hay bị lún sụt, nên nhà thầu xây dựng cần có thời gian gia cố công trình sau khi đưa vào sử dụng”. Người được giải thích có vẻ không thoả mãn, khi biết gần đây, nhiều công trình bờ kè, cầu đường hay bị lún sụt, gây tai nạn nguy hiểm cho người dân, nên hỏi tiếp: “Sao không chờ gì, lại chờ lún?”. Đến đây, thì tôi bí, phải đổ cho “Đó là vấn đề kỹ thuật”. Quả là ở xứ mình có quá nhiều “Mr. Duong Cho L

Danida hỗ trợ phương pháp tiếp cận phát triển chuỗi giá trị xuất khẩu trong chương trình nghị sự

Bài trên Website Đại sứ quán - Bộ Ngoại giao Đan Mạch - tại VN,  21.12.2012  05:06 Tại hội thảo của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng song Cửu Long (MEDC) về “Cơ chế và Chính sách cho các mặt hàng nông sản”, đại diện của Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu (GCF), một chương trình hỗ trợ của Danida, đã có bài trình bày chi tiết về kinh nghiệm và các thực hành tốt nhất của việc sử dụng phương pháp tiếp cận Quỹ tiên phong nhằm kích thích xuất khẩu Chuỗi giá trị nông sản .     Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 là sự kiện thường niên của Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức lần 6 dành cho: cộng đồng doanh nghiệp, các nhà quản lý của các tỉnh và thành phố trong khu vực, các quản lý của các Bộ và các nhà chức trách, nhà khoa học và các giáo sư đến từ các viện nghiên cứu và các trường đại học để đề xuất các thay đổi chính sách và các sáng kiến cho các đối tượng ra quyết định.        Chủ đề cho diễn đàn trong năm 2012 là “Phát triển nông nghiệp bền vững” gồm

Hội thảo KHÍA CẠNH PHÁP LÝ TRONG HỢP TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC SÔNG MÊ KÔNG

Ngày 30-5-2013, BCĐ Tây Nam Bộ phối hợp Liên hiệp hội KHKT VN tổ chức Hội thảo khoa học "Khía cạnh pháp lý trong hợp tác quản lý nguồn nước sông Mê Kông. Click vào để xem VideoClip của Đài PTTH TP. Cần Thơ.

Bộ ảnh 'đừng bắt nạt em' gây sốt

Bộ ảnh trẻ em nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 của thạc sĩ tâm lý  Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu gợi nhớ về thời 'trẻ trâu' của mỗi người.  Bộ ảnh được thực hiện nhân ngày quốc tế thiếu nhi sắp tới. 11 bức hình là 11 cung bậc cảm xúc thay lời muốn nói của người anh, người chị với những đứa em. Theo thầy Hiếu, món quà này như một lời hối lỗi của  anh, chị vì đôi lúc vô tâm, bỏ mặc em mình. Hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh do chính giảng viên  ĐH Sư phạm TP HCM và bạn bè thực hiện. Chia sẻ trên Facebook, thầy Khắc Hiếu viết: 'Hãy chơi với em, thay vì dành tất cả thời gian rảnh cho game, facebook. Không có ta, game không bị cô đơn. Không có ta, facebook còn cả nghìn người khác. Nhưng em của mình, nó chỉ có bạn là anh chị mà thôi'. Đề cập đến thực trạng hiện nay, giảng viên trẻ tâm sự, đôi khi vì cuộc sống hàng ngày, chúng ta vô tình thờ ơ, bỏ mặc, hắt hủi con em mình vì những điều không quan trọng khác (game, facebook, chat, online…). Bố mẹ hay bán con

'Tôi sẽ nhận làm Luật Biểu tình'

   ĐBQH TP Hồ Chí Minh, luật sư Trương Trọng Nghĩa, người vừa "đăng ký" nhận soạn Luật Biểu tình cho Quốc hội chia sẻ.  Thảo luận tổ về chương trình xây dựng luật của QH năm tới, ông đề xuất sẽ đứng ra nhận soạn Luật Biểu tình, vậy ông đã kịp tìm hiểu quy trình, thủ tục và các bước tiến hành chưa? - Tôi đã tìm hiểu. Quy trình này cũng rất rắc rối. Đứng ở phương diện cá nhân, tôi có thể vận động các hội viên trong Liên đoàn Luật sư góp công, góp sức để xây dựng dự thảo Luật Biểu tình đúng theo Hiến pháp. Thời gian dự kiến có thể trong khoảng từ 3 - 6 tháng. Song nếu tuân thủ theo đúng quy trình thì tôi sẽ phải nộp báo cáo đề cương, rồi tham gia đi điều tra khảo sát đánh giá tác động của việc trước khi/sau khi thông qua dự án luật này.  Mà tiến hành điều tra khảo sát này là vượt quá tầm cá nhân 1 đại biểu. ĐBQH TP Hồ Chí Minh, luật sư Trương Trọng Nghĩa Tất nhiên, đi điều tra khảo sát là việc làm đúng thôi. Chẳng hạn nhiều luật muốn xây dựng được thì phải có ng