Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ngân hàng Nhà nước chỉ độc quyền hai cái

Đất Việt,  Cập nhật: 15:06, 24/06/2013 (GMT+7) ( ĐVO ) - "NHNN không độc quyền kinh doanh vàng. Nhà nước vẫn cho kinh doanh vàng, chỉ khác là điều kiện chặt chẽ hơn trước khi có Nghị định 24. Nhà nước chỉ độc quyền 2 cái. Thứ nhất là độc quyền xuất nhập khẩu vàng. Thứ hai là độc quyền thương hiệu vàng" - TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết. Vài ngày tới, giá vàng còn 30 triệu đồng/lượng? TS Vũ Đình Ánh:Không thể đòi hỏi công khai,minh bạch về vàng Vàng, dầu Việt Nam thích ngược với thế giới NHNN muốn miễn kiểm tra, báo cáo vàng nhập khẩu NHNN muốn làm gì? PV: Một trong những phương thức để quản lý thị trường vàng được NHNN sử dụng là tổ chức các phiên đấu thầu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây là một hình thức để NHNN kinh doanh vàng thì đúng hơn. Xin ông cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?   TS. Võ Trí Thành:  Đấu thầu vàng được tổ chức trước mắt là nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thư

Trồng lúa không thể lãi 30%!

Nguyễn Khởi THời báo Kinh tế Sài Gòn, Thứ Sáu,  14/6/2013, 11:06 (GMT+7)         Một người dân đang thu hoạch lúa, Ảnh: Ngọc Hùng (TBKTSG Online) - Trồng lúa có lãi tối thiểu 30% chỉ là một ước muốn phù phiếm, không chỉ trong bối cảnh hiện nay mà chắc chắc sẽ còn nhiều năm nữa. >>> Cần giải pháp mạnh giúp nông dân >>> Chuyển lúa vụ 3 sang trồng màu: Ai lo đầu ra cho nông dân? >>> VFA chấp nhận bán gạo giá rẻ để kiếm hợp đồng Khi đề nghị Chính phủ thông qua chương trình tạm trữ một triệu tấn gạo (quy ra lúa) trong vụ đông xuân, và nay cả hè thu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đều khẳng định việc mua tạm trữ sẽ đảm bảo cho nông dân có lãi tối thiểu 30%. Trong thời gian đầu, đúng như lời khẳng định của quan chức VFA, người trồng lúa vẫn có mức lãi tối thiểu này. Song cứ sau mỗi lần tạm trữ thì lợi nhuận của người nông dân giảm dần. Vì vậy, trong phiên trả lời chất vấn của kỳ họp Quốc hội ngày 12-6, trước câu hỏi của một đại biểu có

Tôi, chúng ta và câu chuyện xưng hô

(LĐCT) - Số 25 - Thứ năm 20/06/2013 10:04 Trong buổi chất vấn tại kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII vừa rồi, ngày 13.6.2013, đại biểu Lê Như Tiến đã có đề nghị với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là: “Chính phủ đã đi được nửa chặng đường của nhiệm kỳ, vậy ở đây xin hỏi về vấn đề trách nhiệm cá nhân, bởi bản chất vấn đề là xác định cá nhân. Xin Phó Thủ tướng sử dụng từ “tôi” thay cho từ “chúng ta” để không làm mờ trách nhiệm cá nhân” (VietnamNet, 14.6.2013). Vị Phó Thủ tướng đã chấp nhận đề nghị đó và nói rõ “trách nhiệm của tôi” trong việc điều hành công việc tái cơ cấu Vinashin và Vinalines (cùng các nhiệm vụ khác mà ông đang đảm nhiệm). Sự điều chỉnh từ xưng hô (ngôi thứ nhất số ít chứ không dùng ngôi thứ hai số nhiều) như vậy là hợp lý, phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Nhân đây tôi xin có lời bàn một chút về câu chuyện xưng hô trong tiếng Việt. Xưng hô là câu chuyện muôn thuở của giao tiếp ngôn ngữ nói chung trên thế giới chứ chẳng riêng gì tiếng Việt ta. Muốn thực hiệ

Cảng biển Việt Nam đối diện khó khăn

SGGP,  Thứ sáu, 21/06/2013, 06:51 (GMT+7) Theo lộ trình gia nhập WTO, đến năm 2015, hoạt động cảng biển Việt Nam cùng các dịch vụ đi kèm phải “mở cửa hoàn toàn”. Còn trong thời gian từ nay đến thời điểm ấy, lần lượt từng ngành dịch vụ sẽ phải từng bước hội nhập. Thế nhưng, đến nay còn rất nhiều điều đáng lo. Cảng Cái Mép - Thị Vải vắng tàu neo đậu. Ảnh: Cao Thăng Cung vượt cầu Cụm cảng biển số 5 là cụm cảng của ba địa phương TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Cụm cảng biển này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động của cả hệ thống cảng biển Việt Nam. Nhiều năm qua, cụm cảng biển số 5 luôn đón nhận khối lượng hàng hóa thông qua đạt xấp xỉ 50% tổng lượng hàng hóa thông qua toàn hệ thống cảng biển Việt Nam. Riêng về hàng container chiếm hơn 60% tổng lượng container thông qua cả hệ thống. Thế nhưng ở cụm cảng quan trọng này, chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui. Thời gian qua, cảng biển SP-PSA - liên doanh giữa Cảng Sài Gòn và Tập đoàn PSA Singapore - là một trong

Phân tích một số từ biểu thị sinh thực khí nam giới trong cách gọi dân gian.

  NGUYỄN NGỌC THANH Thứ năm, 20 Tháng 6 2013 09:01 font size     Bài viết dưới đây,  xin đưa ra một nghiên cứu sơ bộ về nguồn gốc của các từ biểu thị sinh thực khi nam giới trong cách gọi dân gian (thông tục). Trước tiên xin có một đoạn dẫn giải về tục thờ sinh thực khí và tín ngưỡng phồn thực như sau: Hình 1: Tượng nam nữ giao hoan tại Bảo tàng Dân tộc học   Hình 2: Tượng nam nữ giao hoan tại "đền hoan lạc" Tín ngưỡng phồn thực (1)  là tín ngưỡng được sùng bái từ rất lâu đời và mang tính toàn thế giới. Chúng ta ngày nay vẫn còn thấy được rất nhiều hình vẽ, họa tiết hoặc tượng và các hoạt động mang tính nghi lễ liên quan đến văn hóa phồn thực. Có thể dẫn chứng một số ví dụ sau:

Yếu tố sex trong ca dao Việt Nam

Tình Dục là một khía cạnh văn hóa, một sắc thái rất đặc trưng, một vấn đề rất đời thường và luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của con người. Nghiên cứu sâu về Tình Dục thì không thể bỏ qua khía cạnh văn hóa này, vì ở đó nó thể hiện được quan niệm của mỗi dân tộc, mổi sắc dân thậm chí là từng vùng nhỏ địa lý, tình dục dược nói đến trong các tác phẫn văn học nổi tiếng như Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Bích Câu Kỳ Ngộ, Phan Trần, Hoa Tiên... và cũng là một đề tài vô cùng phong phú trong ca dao. Ca dao VN là một loại văn chương bình dân có một sức mô tả rất sinh động tất cả nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán xã hội của đại đa số dân chúng, nó được thể hiện qua lối nói rất giản dị, thẳng thắng, trung thực không màu mè, chải chuốt,là một kho tàng bất tận để khai thác trong nhiều lãnh vực khác. Khảo sát về mặt tình dục trong ca dao VN mới thấy được những nhận xét thật uyên bác rất tinh tế của người nông dân, mới thấy được sự mô tả tâm tư, tình cảm, sự rung động về tình yêu, sự khao

Vì sao Việt Nam hay đứng top xếp hạng hạnh phúc?

  -   Bạn học ‘Tây’ thời XHCN, nhất là những ai từng có “mảnh tình Việt vắt vai”, hay đặt câu hỏi: vì sao Việt Nam hay đứng top nhiều Bảng xếp hạng Hạnh phúc của phương Tây? Sau cuộc tranh luận kịch liệt về đề tài trên, có cựu lưu học sinh người Việt đề xuất: phải chăng quan niệm về đạo đức Đông – Tây có khác nhau? Nói rõ hơn, thước đo giá trị cuộc sống của Việt Nam và của phương Tây phải chăng “khắc độ” khác nhau? Tửu thần “giáng phúc”. Tranh: báo Nga. Hạnh phúc “kiểu Việt Nam”?

NÓNG LẠNH … CHUYỆN MUA LÚA TẠM TRỮ

Hữu Hiệp Phóng viên Đài PT-TH Hậu Giang vừa có mặt ở huyện Long Mỹ để phản ánh tình trạng lúa tồn đọng, giá thấp mức kỷ lục , có nơi chỉ còn 2.500 đ/kg lúa mà vẫn vắng bóng thương lái, trong khi giá thành sản xuất công bố 4.816 đồng/kg. Nông dân lỗ cầm chắc. Nỗi bức xúc của người trồng lúa đang làm nóng dư luận. Nó cũng được mang vào nghị trường Quốc hội. Song, việc mua tạm trữ (TT) vẫn đang còn … lạnh. Bán lúa vụ này, nông dân có còn cười được nữa không? Thực tế cho thấy, chính sách TT gạo chưa đạt được mục tiêu kích giá lên, giúp nông dân có lãi. Những yếu kém nội tại từ nhiều năm qua của sản xuất – tiêu thụ lúa gạo chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Mặc dù “liên kết 4 nhà” được nói nhiều, nhưng kết nối cung – cầu lúa gạo vẫn chưa tốt. Chuỗi sản xuất - chế biến - tồn trữ và xuất khẩu gạo đang “bị chặt” ra thành nhiều khúc mà phần thiệt thòi nhiều nhất đang thuộc về nông dân. Cũng cần thừa nhận mặt tích cực của chính sách mua TT và sự cần thiết của nó