Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Gỡ khó cho nông dân - Cần cơ chế “khoán 10” mới

SGGP,  Thứ hai, 15/07/2013, 06:53 (GMT+7) Hiện nay, hàng loạt mặt hàng của nông dân làm ra đều bị dư thừa, giá cả xuống rất thấp nên không có lãi, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn và cái vòng cứ luẩn quẩn mãi. Nhằm kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nông dân, PV Báo SGGP có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn nông nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Bộ NN-PTNT, một trong những chuyên gia tâm huyết và có nhiều nghiên cứu về vấn đề “tam nông” hiện nay. TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - PV:  Theo ông, hiện nay người nông dân đang gặp khó khăn như thế nào? >> TS NGUYỄN ĐỖ ANH TUẤN:  Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu về xóa đói giảm nghèo nhưng hiện nay khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn đang ngày càng rõ, đặc biệt là nhóm người ở vùng sâu, vùng xa không được hưởng thành quả của tăng trưởng. Bởi phần lớn cư dân ở nông thôn là bà con nông dân, mà đây là khu vực đang gặp nhiều khó khăn nhất. Thời gian

“Một cửa – Một điểm dừng” cho cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên

Trần Hiệp Thuỷ UBND tỉnh An Giang vừa có báo cáo tình hình phát triển thương mại biên giới, kiến nghị Bộ Công thương đề xuất Chính phủ đàm phán với Campuchia áp dụng mô hình “Một cửa – Một điểm dừng” tại cửa khẩu quốc tế (CKQT) Tịnh Biên. Đây là CKQT quan trọng nhất, nhiều năm qua luôn chiếm khoảng 70% giá trị xuất nhập biên mậu của các CK trên toàn tuyến biên giới Tây Nam khoảng 400 km. Siêu thị miễn thuế ở khu vực cửa khẩu Tịnh Biên Trong năm 2012, tổng giá trị hàng hoá qua lại biên giới của tỉnh An Giang đạt 1,76 tỉ USD, tăng 24% so năm trước; 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng 35% so cùng kỳ, đạt gần 600 triệu USD. An Giang hiện có 2 CKQT (Tịnh Biên và Vĩnh Xương), 2 CK quốc gia (Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông) và nhiều CK phụ đang hoạt động sôi nổi. Khu thương mại Tịnh Biên, liền kề Khu Công nghiệp Xuân Tô là điểm mua sắm lí tưởng của nhiều khách tham quan, du lịch vùng Bảy Núi và người dân 2 nước. Từ năm 2009 đến nay, An Giang luôn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương m

5 chợ nổi độc đáo miền Tây

Vietnamnet ngày 05-8-2013 Chợ Nổi không chỉ thu hút du khách bởi đặc trưng văn hóa sông nước miền Tây, mà còn bởi phong phú sản vật nhiệt đới được bày bán giữa bao la ghe, thuyền tấp nập. Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ Nằm trên sông Cái Răng, cách thành phố Cần Thơ khoảng 6km, chợ nổi Cái Răng trở thành một địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ mỗi khi tới Cần Thơ. Du khách có thể đi thuyền từ bến Ninh Kiều chỉ mất 30 phút. Là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, Cái Răng tấp nập người mua kẻ bán cùng hàng trăm thuyền, ghe lớn bé đậu san sát ngay từ sáng sớm. Ngày thường, chợ họp từ 3h đến 9h, đến cận Tết chợ họp gần như suốt ngày. Ở chợ nổi Cái Răng, du khách không chỉ thỏa mãn với những xuồng ghe đầy ắp trái cây, nông sản phẩm mà còn được thưởng thức nhiều loại dịch vụ ăn uống mang đậm chất Tây Đô như: hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi. Bạn cũng sẽ ấn tượng với cách tiếp thị độc đáo “treo gì bán nấy” của người dân nơi đây: treo những thứ cần bán lên một cái sào gọi là “cây

Ngó các khu công nghiệp ở vùng nông nghiệp

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 175 - Thứ năm 01/08/2013 10:53 VTV Cần Thơ vừa thực hiện loạt phóng sự nhiều kỳ về thực trạng các khu - cụm công nghiệp (KCCN) ở ĐBSCL, cho thấy một bức tranh đáng suy ngẫm. Qua hơn 20 năm triển khai, toàn vùng hiện có 51 KCN và khoảng 200 CCN với tỉ lệ lấp đầy và thuê đất mới chiếm khoảng 50%; nhiều nơi còn thấp hơn 20%. Ảnh chỉ có tính minh hoạ Đánh giá các KCCN thừa hay thiếu không thể kiểm đếm số lượng, mà phải dựa vào quan hệ cung - cầu. Thực tế cho thấy, trong khi nhiều nơi đang thiếu “đất sạch” để triển khai dự án (DA), thì tại các KCCN được qui hoạch (QH) đất bỏ không. Xét về lý thuyết, việc hình thành các KCCN với cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, đảm bảo môi trường... là địa điểm hấp dẫn thu hút đầu tư. Song, làm CN khác với nông nghiệp, yêu cầu QH căn cơ, bài bản, vốn đầu tư lớn, triển khai thực hiện QH và đầu tư đồng bộ. Đối với vùng ĐBSCL, các KCCN còn có nhiệm vụ giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa CN với nông nghiệp và các vấn đề xã hội khá

Khuyến khích Nam bộ chuyển đổi mạnh

Báo Nông nghiệp Việt Nam HƯNG PHÚ   - Thứ Sáu, 12/07/2013, 10:23 (GMT+7) Câu chuyện SX lúa, gạo dư thừa trong hai vụ lúa ĐX và HT vừa qua là tâm điểm thu hút sự chú ý dư luận trong việc cần tìm giải pháp căn cơ, lâu bền giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ. Nhìn về vùng SX lúa hàng hóa ở ĐBSCL, theo dõi phân tích từ tình hình thực tế nhiều năm qua, ông Trần Hữu Hiệp  (ảnh) , Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội (Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ) có cuộc trao đổi làm rõ thêm nhiều vấn đề tồn tại với PV báo NNVN. SX lúa khẳng định thế mạnh ở nước ta. Qua nhiều năm đạt thành tựu tăng năng suất, sản lượng, nhưng điệp khúc “trúng mùa, rớt giá” thường xuyên tái diễn, ông có nhận định gì? Thực tế SX lúa, gạo nước ta sản lượng tăng nhiều năm liên tục, tiêu thụ rất khó khăn. Tương tự, tình trạng “trúng mùa, rớt giá” còn lặp đi lặp lại với các mặt hàng khác như: cá tra, trái cây... Tập quán lâu nay của chúng ta là SX chỉ chạy theo sản lượng, không chú trọng đến thị trường dẫn đến người SX không

Ngậm ngùi: Ông cụ trúng vé số 7 tỷ, 3 năm sau hết tiền, hết sạch người thân

( LĐĐS ) “Ngày cụ Hết trúng số hơn 7 tỉ bạc thì ở đâu con cháu họ hàng ùa đến như con ong về tổ. Bây giờ, khi cụ hết sạch tiền thì chẳng mấy ai đến thăm. Đúng là “còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi” - người phụ nữ cạnh nhà cụ Hết đã thốt lên như vậy khi nói về hoàn cảnh cụ sau 3 năm trở thành tỉ phú. Cụ Hết trở thành tỉ phú tuổi 97 sau khi trúng độc đắc 7,6 tỉ đồng. Trúng số 7,6 tỉ đồng ở tuổi 97 Gần đến ngày cuối năm, hàng xóm chộn rộn dọn dẹp nhà cửa để đón Tết, chẳng ai để ý đến hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hết và cụ bà đang ngồi hóng mát ngoài sân vốn đã quá quen thuộc. Ngồi trên chiếc ghế nhỏ trước nhà, ông thấy chị bán vé số vẫn hay đi ngang, ông vẫy lại rồi móc trong túi ra đồng bạc 10 nghìn để mua 1 vé. Chợt bất ngờ nghĩ lại giấc mơ tối qua, ông thấy mình 3 lần trúng số nên ông dặn cô bán số đứng chờ, lọm khọm vào nhà lấy cái phong bao lì xì có đồng 100 nghìn để mua thêm 5 vé nữa.  Mới hơn 5 giờ chiều ông đã nhờ mấy người hàng xóm dò giúp. Cầm x