Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

“Sức khỏe” nền nông nghiệp - nhìn từ “vựa lúa quốc gia”

Báo Cần Thơ, thứ sáu, 13/09/2013 20 giờ 00 GMT+7 * Trần Hữu Hiệp Phía sau kỳ tích Nông dân ĐBSCL "được giao" trọng trách "đảm bảo an ninh lương thực quốc gia" qua nghề trồng lúa. Họ không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi sống cả dân tộc mà còn biến Việt Nam từ nước thiếu đói ở thập niên 80 sang một cường quốc xuất khẩu gạo từ đầu những năm 90 đến nay. Năng suất và sản lượng lúa gạo của ĐBSCL đã liên tục tăng trưởng nhanh. Những thành công đó không chỉ góp phần quan trọng ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc phát triển nông thôn mà còn "cứu nguy" cho kinh tế đất nước ở những giai đoạn khó khăn. Xét trên bình diện chung, một cách không chủ quan, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục được đảm bảo an ninh lương thực một cách chắc chắn. Thu hoạch lúa đông xuân 2012 ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: HỮU HIỆP  Nhưng đó là kỳ tích đã qua. Thành công trong quá khứ, không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công trong tương lai. "Vựa lúa

Hơn 270 triệu USD xây cầu nối Cần Thơ và Đồng Tháp

VnExpress Sáng 10/9, Bộ Giao thông Vận tải khởi công xây dựng cầu Vàm Cống dài gần 3km dẫn qua sông Hậu, góp phần cải thiện giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dự án xây dựng cầu Vàm Cống dài gần 3km, bao gồm cả phần cầu chính và cầu dẫn qua sông Hậu thuộc địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, nối với quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Trong đó, phần cầu chính vượt sông là cầu dây văng dài 870m và cầu dẫn bằng bê tông cốt thép dự ứng lực 2 phía Đồng Tháp và Cần Thơ dài gần 2km. Cầu Vàm Cống được xây dựng với quy mô mặt cắt ngang 24 m, gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, có dải phân cách cứng ở giữa, vận tốc thiết kế cho xe qua cầu là 80km/h. Cầu Vàm Cống cách bến phà Vàm Cống hiện nay khoảng 2,5km về phía hạ lưu và cách cầu Cần Thơ khoảng 48km về phía thượng lưu. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 271 triệu USD, tương đương gần 5.700 tỷ đồng từ vốn vay ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước. Dự kiến thi công khoảng 48 tháng. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguy

Đồng phục, đồng tiền và đồng tình

Hữu Hiệp 22,5 triệu học sinh, sinh viên cả nước bước vào năm học mới. Cùng với nỗi lo chất lượng dạy và học của thầy trò, đồng phục học sinh lại nóng lên do những “câu chuyện lạ” vừa qua trong trường học. Đồng phục đáng ra là một biểu hiện tốt đẹp, nhưng lại bị “lăn tăn” bởi tác động của  đồng tiền, thiếu sự đồng tình của dư luận. Chuyện hơn trăm học trò của Trường THPT Hà Huy Giáp, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ bị buộc về nhà vì mặc quần ống hẹp, gợi nhiều suy nghĩ về “tư duy giáo dục và cái quần ống túm”. Chuyện học trò trường THPT Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang bị cắt dép vì không mang giày ba ta trắng đúng qui định, làm không ít người phẫn nộ về cách hành xử đáng chê trách của thầy giáo. Chuyện một bộ đồng phục giá “1 tạ thóc” và kết quả nghiên cứu gần đây được công bố, chi phí cho bộ đồng phục học trò chiếm từ 8,5%  - 14,9% tổng chi tiêu cho giáo dục gia đình, làm nặng thêm “rổ chi tiêu” của mỗi nhà, đã trở thành nỗi lo lớn của nhiều người. Không ít gánh nặng đó bị đè nặng thêm do nhữn

Thư viện VideoClip: PV chuẩn bị MDEC - Vĩnh Long 2013

Khởi động MDEC – Vĩnh Long 2013 23-07-2013 Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL năm 2013 sẽ do tỉnh Vĩnh Long đăng cai tổ chức. Đây là một trong những sự kiện kinh tế – chính trị- xã hội  không chỉ mang tính cấp vùng, mà có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá tiềm năng – lợi thế của các tỉnh trong khu vực với các bộ – ngành trung ương, các tỉnh – thành trong cả nước, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy KT-XH trong vùng phát triển. Đến nay công tác chuẩn bị cho MDEC Vĩnh Long 2013 đã  khởi động với sự hỗ trợ tích cực từ các bộ- ngành trung ương,  ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ban chỉ đạo diễn đàn và ban thư ký diễn đàn. Với chủ đề  "ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh”  , diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL lần này nhằm khẳng định:  Việc hướng đến nền kinh tế xanh là giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững về tài nguyên thiên nhiên. Ông Trần Hữu Hiệp –

Ưu tiên hay không cho con em “Hai Lúa” vào đại học?

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 204 - Thứ năm 05/09/2013 09:21 Một mùa tuyển sinh nữa sắp kết thúc, năm học mới đang mở ra . Cổng trường đại học (ĐH) không phải là đích đến duy nhất của học sinh tốt nghiệp phổ thông, nhưng vẫn là niềm mơ ước của phần đông các em bước vào tuổi trưởng thành. Việc ưu tiên hay không cho các thí sinh tại các vùng khó khăn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ lại tiếp tục được tranh cãi. Những người làm chính sách GDĐT đứng trước áp lực hai phía: đồng tình, ủng hộ và phê phán, phản bác chính sách ưu tiên xét tuyển. Vất vả đường đến trường: Học trò Miền Tây đi học.   Năm 2012, xét đề nghị của B an Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ GD-ĐT đồng ý cho thí sinh khu vực “ba Tây” được hưởng ưu tiên từ 0,5 lên 1 điểm. Các trường ĐH tại 3 khu vực này được xét tuyển bổ sung thí sinh có điểm thi ĐH dưới điểm sàn không quá 1 điểm với điều kiện phải qua khoá bổ sung kiến thức. Mới đây, trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng , năm nay B ộ ch

VideoClip Một Góc đồng bằng

Cám ơn bạn nào đã tập hợp, biên tập các Clip mà MỘT GÓC ĐỒNG BẰNG đã tải lên mạng (Click vào)

Nâng cao giá trị đặc sản Việt

TRẦN HỮU HIỆP Bài trên báo SGGP thứ sáu, 30/08/2013, 06:04 (GMT+7) Vài lời: Trân trọng cảm ơn nhà báo Trần Minh Trường - Trưởng Văn phòng đại diện báo SGGP tại ĐBSCL đã có công biên tập và sử dụng bài viết này. Sau lúa gạo và hơn cả lúa gạo, chỉ trong một thập niên, con cá tra đã vươn lên đỉnh vinh quang mà không bất kỳ cây, con nào đạt tốc độ phát triển nhanh như thế. Sản lượng tăng hơn 50 lần, kim ngạch xuất khẩu hơn 65 lần, chiếm 99% thị phần cá tra, cá basa toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD, tạo việc làm cho hàng chục triệu công nhân, người nuôi và “lao động phụ trợ” khác. So với sản xuất lúa gạo, làm bài toán đơn thuần, thì sản xuất cá tra có giá trị hơn nhiều. Xuất khẩu 1 tấn gạo chỉ khoảng 400 - 500 USD, tức 1 kg gạo thu 0,4 - 0,5 USD. Trong khi giá 1 kg phi lê cá tra 3 - 4 USD, hơn gần 10 lần. Nông dân nuôi cá tra năng suất cao, 1ha mặt nước đạt năng suất 300 - 400 tấn, coi như đứng đầu thế giới. Về mặt dinh dưỡng học, ngành này đang đáp ứng xu thế ẩm thực mớ