Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chợ nổi Cần Thơ được tái hiện tại Hà Nội

Người đi chợ di chuyển bằng thuyền, ghe để mua bán, trao đổi các loại nông, thủy sản và thưởng thức ẩm thực trên sông nước. Theo Ban quản lý Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, trong Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" diễn ra từ ngày 18 đến 24/11, tại Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), thành phố Cần Thơ sẽ giới thiệu nhiều di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương. Trong đó, Cần Thơ sẽ giới thiệu không gian chợ nổi đã trở thành một nét văn hóa gắn bó với cuộc sống, sinh hoạt của người dân Cần Thơ nói riêng và người miền Tây Nam bộ nói chung. Nổi tiếng với chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ không chỉ thu hút du khách khắp nơi bởi đặc trưng văn hóa sông nước mà còn bởi những sản vật miền nhiệt đới phong phú được bày bán trên các ghe thuyền tấp nập trên sông. Một góc chợ nổi Cái Bè.  Ảnh: bazantravel Ngoài ra, tại Làng văn hóa cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động như hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ th

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Vùng TPHCM: Hợp lực để phát triển

Bài trên báo SGGP   Thứ tư, 09/10/2013, 07:24 (GMT+7) LTS: Kiến trúc sư Hoàng Minh Trí, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng TPHCM) là một trong những chuyên gia tham gia xây dựng quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Vùng TPHCM. Bắt đầu từ dự án xây dựng đường nối khu vực Tân Vạn (quận 9 - TPHCM) với đô thị mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang được Bộ Giao thông Vận tải, UBND TPHCM và Đồng Nai tích cực triển khai, kiến trúc sư Hoàng Minh Trí đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo SGGP. Ông Trí cho biết: Mặc dù về mặt hành chính, đô thị mới Nhơn Trạch không thuộc TPHCM nhưng theo quy hoạch xây dựng Vùng TPHCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, Nhơn Trạch là một trong những đô thị vệ tinh của TPHCM.         Thiếu nhạc trưởng Việc xây dựng tuyến đường kết nối từ khu vực Tân Vạn, vùng đất phía Đông Bắc của TPHCM, với Nhơn Trạch có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của cả TPHCM và Nhơn Trạch. Vùng phía Đôn

Liên kết vùng đào tạo nhân lực

Trần Hữu Hiệp (LĐ) - Số 228 - Thứ năm 03/10/2013 16:26 Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã chủ động phối hợp với Bộ GDĐT xây dựng chính sách ưu tiên cho con em đồng bào 20 huyện nghèo vùng biên giới, hải đảo trong vùng ĐBSCL (không thuộc 62 huyện nghèo). Các đề án đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành cho Tây Nam Bộ của các trường đại học (ĐH) Kiến trúc TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Y dược TPHCM và Cần Thơ đã được xây dựng công phu, áp dụng từ 3 năm qua. Các hoạt động liên kết đào tạo không chỉ tạo điều kiện cho con em miền Tây được “rộng đường” vào ĐH mà còn phải đảm bảo chất lượng, giữ “thương hiệu” cho các trường, gắn chặt với địa phương trong việc xác định nhu cầu, trách nhiệm bố trí, sử dụng các em sau khi học. Nỗ lực liên kết vùng trong GDĐT của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ có thể chỉ mới là hoạt động “kết nối”, “lấp khoảng trống” do các qui định hành chính tạo ra, nhưng bước đầu cũng có tác dụng thiết thực hỗ trợ ĐBSCL tăng tốc để nâng cao chất lượng nhân lực. Về lâu dài,

Tái cơ cấu ngành lúa gạo - Tăng thu nhập cho nông dân

Thứ hai, 07/10/2013, 06:28 (GMT+7) Việt Nam đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo nhưng giá thấp, hàm lượng chất xám ít, lợi tức nông dân thấp nên vẫn nghèo… Tổ chức lại sản xuất ngành lúa gạo theo hướng hiện đại, chất lượng cao, tính cạnh tranh cao và bền vững là yêu cầu bức bách hiện nay. Vấn đề này được sự quan tâm đặc biệt của Ngân hàng Thế giới (WB) và WB đang triển khai dự án giúp tái cơ cấu ngành lúa gạo tại ĐBSCL.         Không ít thách thức Tại buổi làm việc mới đây giữa đại diện WB tại Việt Nam với Bộ NN-PTNT, lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL cùng các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đã nhận diện rõ những khó khăn, thách thức hiện nay. Đó là việc thiếu liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo. Đặc trưng sản xuất mùa vụ, tạo ra một khối lượng lúa, gạo hàng hóa lớn vào một thời điểm nào đó nhưng khả năng điều hòa dự trữ chưa đáp ứng. Xuất khẩu chủ yếu cạnh tranh về giá, chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm; thu nhập của người nông dân ở mức thấp, dù sản xuất ngà

432 loại phí 'đè' doanh nghiệp, người dân

Báo Thanh Niên, 08/10/2013 09:05 Với 432  khoản phí và lệ phí  hiện hành, gánh nặng phí đang 'đè' nặng lên người dân, doanh nghiệp và cả môi trường đầu tư.   Giao thông là một trong các lĩnh vực có nhiều loại phí chồng phí nhất - Ảnh: Diệp Đức Minh Ngủ đêm cũng tính phí Ngày 30.8.2013, UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định điều chỉnh tăng mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Đặc biệt, mức phí lần này (được áp dụng từ 1.1.2014) chia thành hai phần riêng biệt, bao gồm phí tham quan và phí ngủ đêm trên vịnh. Cụ thể, phí ngủ đêm trên vịnh Hạ Long là 200.000 đồng/khách/đêm; ngủ 2 đêm sẽ có phí 350.000 đồng/khách; 3 đêm là 400.000 đồng/khách. Phí ngủ đêm trên vịnh Bái Tử Long là 150.000 đồng/khách/đêm, 2 đêm 300.000 đồng/khách và 3 đêm giá 350.000 đồng/khách. Điều này đồng nghĩa với việc du khách tham quan kết hợp ngủ đêm trên tàu, ngoài chi phí thuê phòng còn phải trả thêm phí ngủ đêm trên vịnh. Việc thu phí và lệ phí

Thương hiệu vùng, miền cho nông sản Việt

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 232 - Thứ ba 08/10/2013 15:43 Thương hiệu (TH) là tài sản vô hình, gắn liền giá trị vật chất, phi vật chất của hàng hoá; tạo ra giá trị niềm tin cho người tiêu dùng. Việc đăng ký sử dụng, chứng nhận, bảo hộ TH vùng, miền (VM) đã được nhiều quốc gia quan tâm, nâng tầm giá trị; song ở nước ta vẫn còn là vấn đề mới. Xoài cát Hoà Lộc, Tiền Giang Mỗi miền Nam, Trung, Bắc; các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đều có nhiều nông sản nổi tiếng, mang thế mạnh đặc trưng như chè Thái Nguyên, càphê Tây Nguyên, nhiều loại lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nổi tiếng của vùng ĐBSCL (gạo Nàng Thơm chợ Đào, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hoà Lộc…) nếu được “mài dũa, đánh bóng” TH chắc chắn sẽ được nâng cao giá trị. Gần đây, một số địa phương, doanh nghiệp (DN) đã quan tâm xây dựng, đăng kí chứng nhận xuất xứ hàng hoá, bảo hộ TH địa phương, VM. Khoai lang Bình Tân - Vĩnh Long được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá tập thể; tên gọi nước mắm Phú Quốc được bảo hộ tại 28 nước ch

Tam nông ở đồng bằng sông Cửu Long - Những vấn đề cần nhìn lại

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực này đã có những thay đổi rõ rệt. Nhiều mô hình sản xuất mới đã thực sự phát huy hiệu quả. Tuy nhiên những bất cập về giá cả, thị trường, phương thức sản xuất… khiến người dân vẫn chưa thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Thay đổi cách làm ăn Ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Công ty Bảo vệ thực vật An Giang, đơn vị đầu tiên xây dựng thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) khẳng định: “Chúng ta đã trả giá đắt cho cách làm ăn riêng lẻ, sản xuất nhỏ. Bây giờ phải xác định chỉ có quy mô lớn mới hiện đại hóa được nông nghiệp. Để làm được việc này nhất thiết phải liên kết những hộ nông dân lại với nhau, hợp tác với doanh nghiệp cùng sản xuất, thì mới đem lại hiệu quả cao hơn”. Những tổng kết gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy những mô hình liên kết CĐML và các mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới đang chứng minh được h

“Thất thoát GDP” và câu chuyện 1 = 6

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 226 - Thứ ba 01/10/2013 15:38 Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan than phiền: “Tôi thấy các con số thống kê nó thế nào ấy, tôi không dám tin... Nếu cứ căn cứ vào những con số này để phân tích thì đi đến đâu?”. Tương tự, GS-TS Vương Đình Huệ - Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương - đặt câu hỏi: “GDP tỉnh nào cũng tăng cao mà chỉ tiêu cả nước chỉ 5,5% thì không biết GDP chạy đi đâu?”. Ai cũng biết, số liệu báo cáo được thống kê, tổng hợp theo cấp độ hành chính từ dưới lên; theo từng ngành chức năng hoặc thống kê bốc mẫu, nhân rộng. Nhưng thực tế, có khi 1 hoá ra 6. Một hộ nông dân được vay vốn nuôi bò, thì không chỉ ngành ngân hàng “có thành tích” cho vay, mà hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi (hỗ trợ cụ ông, cụ bà), hội nông dân (hỗ trợ người chồng), hội phụ nữ (hỗ trợ người vợ) và đoàn thanh niên (hỗ trợ anh con trai) đều giúp gia đình vay vốn. Nên câu chuyện 1 con bò được báo cáo thành 6 con, tổng kim ngạch xuất khẩu của 63 tỉnh, thành cao gấp 3 - 4 lần ki