Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Phố ngập và tư duy ngập nước

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 244 - Thứ ba 22/10/2013 15:37 Theo kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) do Bộ TNMT công bố, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 12cm vào năm 2020, 17cm vào năm 2030, 30cm vào năm 2050 và 75cm vào năm 2100; có khoảng gần một nửa diện tích ĐBSCL bị ngập. Không còn là kịch bản, ảnh hưởng của BĐKH đã ngày càng hiện rõ. Những ngày qua, nước ngập tràn cục bộ đã xảy ra ở nhiều thành phố lớn ở miền Tây. Nhiều tuyến đường chính đã “biến thành sông”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của người dân. Lũ năm nay không cao, nhưng các công trình xây dựng có cao trình vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2000 đã bị ngập. ĐBSCL lại bị “thiệt hại kép” do nước biển dâng và tác hại của tình trạng sử dụng nước trên dòng chính Mêkông. Hợp sức cùng tác hại của thiên nhiên, con người đã “kéo mực nước lên” bằng những công trình lấp sông, chặn dòng chảy làm thuỷ điện, “trích máu dòng Mêkông”. Nhiều công trình thuỷ lợi cục bộ “mạnh ai nấy lo” đã phá vỡ các “túi chứa” nước lũ được

Nín thinh là đồng ý (?!)

Trần Hiệp Thuỷ Tuần qua, báo chí đăng tải ý kiến chuyên gia và tác giả có tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 như Trần Đăng Khoa, Đỗ Trung Quân, … cho thấy “cẩm nang học trò” đang có nhiều “sạn”. Người biên soạn và biên tập sách giáo khoa đã tuỳ tiện sửa thơ của tác giả. Câu thơ “trẻ con” rất hay của Trần Đăng Khoa: “ Trăng tròn như quả bóng/ Đứa nào đá lên trời ” được sửa thành “ Bạn nào đá lên trời”. “Quê hương là con diều biếc/ Tuổi thơ con thả trên đồng” của Đỗ Trung Quân được sửa thành “ Chiều chiều con thả trên đồng”. Thay vì tiếp thu và sửa chữa, thì người làm sai lại cho rằng, việc “biên tập” lại là cần thiết. Họ đã “xin phép” và được sự đồng ý của tác giả, bằng chứng là ở bìa cuối sách trong lần xuất bản đầu tiên có ghi thông tin này. Tác giả của tác phẩm bị “sửa” thì kêu “Có ai hỏi tôi đâu”. Đúng là các nhà văn, nhà thơ đã “nín thinh” hơn mười năm qua, nhưng không hẳn là họ đồng ý.   Tương tự, hàng ngày, chủ thuê bao điện thoại di động phải c

Giáo viên gồng mình gánh … sổ sách

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 234 - Thứ năm 10/10/2013 14:04 Có người “chịu khó” cộng các loại sổ sách mà nhiều giáo viên (GV) ở các tỉnh miền Tây đang phải gồng gánh hiện nay lên đến... 24 loại. GV bộ môn phải có sổ giáo án môn học, giáo án hướng nghiệp, giáo án hoạt động ngoài giờ, kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ tự nghiên cứu, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ lưu đề kiểm tra, sổ học nghị quyết, sổ họp chuyên môn, sổ họp hội đồng sư phạm,... GV chủ nhiệm phải có sổ chủ nhiệm, kế hoạch chủ nhiệm, sổ điểm lớn, sổ theo dõi học sinh (HS), sổ lưu hồ sơ, sổ kê khai đóng học phí, sổ điểm cá nhân, học bạ, kế hoạch phối hợp với phụ huynh HS, kế hoạch theo dõi HS cá biệt. Trong đó, nhiều loại sổ, nội dung trùng lắp như sổ kế hoạch cá nhân của GV tương tự sổ báo giảng ghi nhận việc GV dạy lớp nào, tiết nào, nội dung gì. Có sổ theo dõi HS lại phải thêm kế hoạch theo dõi HS cá biệt. Nhiều loại sổ đến mức phải có thêm... sổ ghi các loại sổ. Thống kê, ghi chép đầy đủ để phản ánh đúng thực chất việc

Bi hài đặt tên doanh nghiệp

Báo Tuổi Trẻ, 19/10/2013 05:25 (GMT + 7 ) TT - Đặt tên doanh nghiệp (DN) đang là chuyện khó đối với một số nhà đầu tư khi đứng ra lập DN mới, cả cơ quan quản lý cũng gặp nhiều phen khó xử. Thực tế này xuất phát từ một vài quy định trong Luật đăng ký kinh doanh còn thiếu rõ ràng. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết vừa tiếp nhận xử lý những vụ việc đặt tên DN gây tranh cãi. Có DN đăng ký tên là Công ty TNHH Lê Quý Đôn nhưng bị cơ quan đăng ký kinh doanh bác. DN này đi xác minh tại Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch thì được bộ nói đến thời điểm này chưa có cơ sở xác nhận Lê Quý Đôn là danh nhân. Trường hợp thứ hai là xin phép đặt tên Công ty TNHH Chín Tầng Mây cũng bị gạt bỏ. Chủ DN phản ảnh vì sao không cấp thì cơ quan chức năng giải thích “chín tầng mây” là tên một web sex nên cấp không được vì “vi phạm thuần phong mỹ tục”. Doanh nghiệp khóc ròng... Chưa hết, thời gian qua cơ quan đăng ký kinh doanh tại nhiều địa phương còn tiếp nhận nhiều sự việc bi hài trong đặ

Mùa nước nổi về miền Tây ăn cá linh

Khi những bông điên điển nở rộ màu vàng tươi rói, từng đàn cá linh con từ thượng nguồn bơi về các sông rạch ở đồng bằng Nam Bộ. Bông điên điển nở rộ vào mùa nước nổi. Như sự sắp xếp kỳ diệu của thiên nhiên, mỗi năm vào mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long (khoảng tháng 7 – 10 âm lịch), bên cạnh màu vàng tươi rói của những hàng điên điển nở rộ bên bờ ruộng, là từng đàn cá linh con xuôi dòng từ thượng nguồn nước bạn Campuchia xuống các sông rạch, ruộng đồng đầu nguồn để bảo toàn nòi giống. Nắm được quy luật nêu trên, cư dân Nam Bộ thường căn cứ vào con nước trong tháng (từ mùng 7 đến mùng 10, và từ 20 đến 25 âm lịch) và dùng các phương tiện như: đặt dớn, giăng lưới… để đánh bắt. Chỉ trong một con nước, nếu trúng luồng, một người có thể thu hoạch được cả chục ký cá linh non một cách dễ dàng. Là đặc sản của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, cá linh non cũng là “người bạn thân” của nông dân trong mùa nước nổi. Nhìn những con cá linh mới đánh bắt được ở khoang xuồng,