Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Quản lý theo đuôi

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 258 - Thứ năm 07/11/2013 12:25 Đã mấy tuần trôi qua, vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người, vứt xác nạn nhân phi tang, gây chấn động dư luận vẫn còn làm nhiều người bàng hoàng. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã bị “choáng, sốc, phẫn nộ, đau xót và buồn”. Bộ đã chỉ đạo “tổng kiểm tra” (TKT) các cơ sở hành nghề thẩm mỹ trên toàn quốc. Đây là việc làm cần thiết, nhưng nếu hệ thống y tế thực hiện thanh, kiểm tra thường xuyên, có hiệu quả để phòng ngừa vi phạm, chắc chắn sẽ tốt hơn. Không khó để nhận thấy các cơ quan “quản lý theo đuôi” như vậy. Xảy ra ngộ độc tập thể thì “TKT” an toàn vệ sinh thực phẩm. Phân bón giả tràn lan, nông dân bón phân, lúa không trổ bông, cây trồng không ra trái: “TKT” phân bón giả. Xảy ra vụ giám đốc DN nhà nước nhận “lương khủng” thì mới “TKT” quỹ lương DN. Cháy rừng, cháy cây xăng: “TKT” cây xăng và công tác phòng, chống cháy rừng. Xảy ra chết người thương tâm do chìm tàu, đò thì “TKT” bến tàu, đò, phương tiện thuỷ ...

Xin Quốc hội cẩn trọng hơn

Báo Tuổi Trẻ,  06/11/2013 06:43 (GMT + 7) TT - Trong thảo luận tại tổ và tại hội trường vừa qua, dự án luồng vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố được nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ thêm. Bộ trưởng Bộ GTVT đã đăng đàn. Để làm sáng vấn đề thêm, tăng tính minh bạch trước khi Quốc hội quyết định, thiết tưởng cần nêu lên mấy điều bộ trưởng không nói. 1. Xuất xứ của dự án là từ tài trợ của Ngân hàng Thế giới cho PMU-W của Bộ GTVT để thực hiện một báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm cải thiện sông Hậu. Trị giá của tài trợ này là 300.000 USD. Cải thiện luồng vào sông Hậu có nghĩa trước tiên là nạo vét luồng tự nhiên qua cửa Định An. Nhưng sản phẩm của PMU-W là dự án mà Quốc hội đang bàn. Dự án đã được trình và đề nghị Ngân hàng Thế giới cho vay vốn 200 triệu USD (lúc đó tương đương 3.200 tỉ đồng) để thực hiện và bị từ chối vì tính khả thi không thuyết phục và tác động lên môi trường rất lớn chưa được làm rõ. Về việc dự án bị từ chối này, rất nhiều đại biểu Quốc hội không

Nhạc lễ, đờn ca tài tử: Nét văn hóa đặc sắc của Nam bộ

SGGP:: Cập nhật ngày 02/10/2007 lúc 23:55'(GMT+7) Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Sư Nguyệt Chiếu (30-9-1947 – 30-9-2007), hội thảo “Sư Nguyệt Chiếu cuộc đời và sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam bộ”, do Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu tổ chức vừa qua tại chùa Long Phước (thị xã Bạc Liêu). Hội thảo với sự tham dự của 180 đại biểu gồm chư tôn thiền đức thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh Bạc Liêu, các ban ngành hữu quan, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, giới nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh, cùng các phật tử. Nhạc lễ và đờn ca tài tử có mối quan hệ mật thiết nhưng vẫn khác nhau tùy theo tính chất phục vụ xã hội. Đó là một nét văn hóa khá đặc sắc của vùng đất Nam bộ đã khởi sắc từ những năm đầu thế kỷ XX. Tìm lại “lò” nhạc cổ Nam bộ Ban nhạc chuẩn bị hoà tấu bài Lưu thủy trường “Bá Nha, Tử Kỳ” do GS-TS Nguyễn Thuyết Phong biểu diễn minh họa trong hội thảo. Nhắc lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà sư yêu nước Ng

Nhậu miền Tây lan man ký

Vài lời: Góc nhìn khác của người không phải dân Miền Tây về người Miền Tây (Thethaovanhoa.vn) -   (Ghi chép lan man về chuyện ăn nhậu giải trí thời nay ở một ấp thuộc xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Xong một ngày làm mướn (tức làm thuê, nói theo kiểu miền Tây) cánh thợ hồ “quất” vài ba xị với mồi màng đơn giản, bữa nào chủ nhà hay chủ thầu hứng lên rủ nhậu thì có bia bọt cá tôm gà bò. Nhìn chung, có ba loại cáp độ (chữ dùng ở Mỹ Đức Tây) nhậu trong tuần, cáp loại 1 bia mồi hoành tráng do chủ nhà đãi, cáp loại 2 yếu hơn một chút thường vào cuối tuần do chủ thầu đãi, và cáp loại 3 do anh em thợ hùn vô. Vậy là đủ loay hoay suốt tuần rồi, cần gì nghĩ đến chuyện ca nhạc, phim ảnh, thậm chí vợ con, bồ bịch có khi cũng quên luôn.  Thợ mộc, thợ sắt, thợ điện, thợ nước, thợ đụng (mỗi thứ đều biết sơ sơ) thường không nhiều lắm, tính chung mỗi xã chỉ độ vài mươi người, do đặc thù công việc nên thường phải liên minh với thợ hồ, nên nhóm này thường xuyên giải trí bằng cách c

Thủ lĩnh, bản lĩnh và búa rìu: Nỗi buồn mang tên 'Bình Thống đốc'

Vài lời: Bài viết trên báo Tiền Phong thể hiện góc nhìn riêng của tác giả Xuân Ba. Riêng tôi thấy, ông Thống đốc này "cũng được đó chứ": trẻ, hoạt bác, quyết đoán nhanh, chấp nhận xông vào "cái mới" - ít nhất là khác với người tiền nhiệm. Còn hiệu quả thì, cũng cho ông ta thêm ít thời gian nữa, như cầu thủ mới vào sân sau khi trận đấu đã diễn ra trong tình thế đội nhà khó khăn ... Tất nhiên, ai cũng biết ông này bị "cầm đèn vàng" chót bảng trong đợt lấy phiếu tín nhiệm ở kỳ họp QH lần trước. Nhưng như ai cũng biết, ngay cả việc lấy phiếu tín nhiệm  dầu tiên đó cũng là "vừa làm vừa rút kinh nghiệm" mà. TP - Khai mở loạt bài này có lẽ bắt đầu từ thông cáo báo chí của bà Christine Largarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhân buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 9/2013 với các tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF ở Washington DC. “Chúng tôi đã thảo luận hiệu quả về tiến bộ Việt Nam đã đạt được tron

Du lịch đất Chín Rồng: Từ liên kết vùng đến hợp tác quốc tế

(LĐ) - Thứ năm 08/09/2011 07:24 Từ ngày 14-17.9, Hội chợ triển lãm du lịch quốc tế TPHCM (ITE HCMC) 2011 sẽ chính thức khai mạc với sự góp mặt của 4 quốc gia tiểu vùng sông Mekong là Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar. Nhân sự kiện này, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB) phối hợp với Bộ VHTTDL, UBND TPHCM và 13 tỉnh, thành trong vùng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến đầu tư hạ tầng du lịch ĐBSCL năm 2011” và tham gia thảo luận tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư du lịch quốc tế lần thứ 6 trong khuôn khổ ITE HCMC 2011 về “Vai trò đầu tư hạ tầng du lịch và liên kết giao thông đối với du lịch khu vực” và “Thu hút đầu tư khu phức hợp giải trí, du lịch nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp”. Liên kết vùng-mệnh lệnh của phát triển Trả lời câu hỏi “Vì sao sản phẩm du lịch ĐBSCL thời gian qua còn nghèo nàn, trùng lặp”, TS. Nguyễn Trần Dương cho rằng, đặc điểm chung của các tour đều theo kiểu “one size fit all”  (một cỡ cho mọi người), hướng vào thị trường du lịch một cách chung chung. Du khách khó lựa

Cần nắm những gì?

Nguyễn Vạn Phú Cho đến nay với nhiều doanh nghiệp, Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn là một khái niệm mơ hồ, một mặt vì thông tin phân tích nhiều quá, không có điểm nhấn; mặt khác, thông tin chính thức lại hầu như không có, làm các vòng đàm phán mang màu sắc bí ẩn. TBKTSG tổ chức phần hỏi đáp sau như một dạng giải đáp thắc mắc mà nhiều doanh nghiệp từng nêu ra với báo. Đây không phải là các câu hỏi đáp chính thức, nó chỉ nhằm cung cấp thông tin ban đầu mà thôi dựa vào ý kiến tư vấn của các chuyên gia cộng tác viên của TBKTSG. H: TPP là cái gì mà mọi người xôn xao thế? Đ: TPP về bản chất là một hiệp định thương mại tự do giữa 12 nước (Việt Nam, Brunei, Singapore, Malaysia, Chile, Úc, New Zealand, Peru, Mexico, Canada, Nhật Bản và Mỹ) trong đó các nước thỏa thuận dỡ bỏ các rào cản để thương mại được tự do tối đa. Lấy ví dụ về xuất nhập khẩu hàng hóa, nếu kết thúc đàm phán và ký kết hiệp định vào cuối năm nay như tuyên bố chung của 12 nước này vừa được cô

Một trí thức miệt vườn

(LĐ) - Số 254 - Thứ bảy 02/11/2013 09:54 Hữu Hiệp Anh Ba Châu - PGS.TS Nguyễn Minh Châu - là mẫu trí thức miệt vườn sông nước Cửu Long: Chân chất, giản dị, lăn lộn thực tiễn nhiều, chơi với anh em hết mình, nhưng lao động khoa học nghiêm túc và sáng tạo. PGS.TS. Nguyễn Minh Châu tại 1 hội thi trái cây ngon, giống tốt Nam Bộ Từ lúa sang cây ăn trái Tôi biết anh Ba Châu khi anh đã là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cây ăn trái của Việt Nam . Có điều kiện gần anh trong công việc - kể cả ngồi chung nhiều tiệc nhậu “xả láng” - càng quý mến anh bởi sự gần gũi, chân tình. Anh Châu người gốc Sài Gòn, học nông nghiệp chuyên ngành trồng lúa ở Đại học Cần Thơ, vào nghề ở Viện Lúa ĐBSCL, từng là học trò thân cận của các GS Võ Tòng Xuân, Nguyễn Văn Luật. Song, cuộc đời anh lại gắn chặt với ngành cây ăn quả. Cơ duyên của anh Châu với ngành này lại đến từ... ý tưởng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Xây dựng một trung tâm nghiên cứu cây ăn quả hàng đầu cả nước. Anh Châu là Viện trưởng