Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Vinataxi lách luật

Người Lao Động, thứ Tư, 02/10/2013 19:59 Ký hợp đồng dân sự với tài xế đã giúp công ty hợp pháp hóa việc ký quỹ và không phải đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động Trong thời gian làm việc tại Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi, KCN Tân Bình, TP HCM), tôi không được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), không được tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Không riêng tôi mà 500 tài xế đang làm việc ở đây cũng vậy. Công ty chỉ ký HĐ dân sự thời hạn 1 năm về việc nhận khoán taxi để kinh doanh với nhiều điều khoản bất lợi cho tài xế. Tại sao các hãng taxi khác tại TP HCM đều ký HĐLĐ với tài xế mà Vinataxi thì không? Đây có phải là cố ý vi phạm pháp luật, chèn ép người lao động (NLĐ)?” - ông Tống Hồng Phương, nguyên tài xế của Vinataxi, bức xúc. Người lao động thiệt đủ đường “Nói là HĐ dân sự nhưng tài xế vẫn chịu sự quản lý của công ty bằng nhiều quy định. Thậm chí, công ty còn lập ra hội đồng kỷ luật để kỷ luật tài xế vi phạm các điều khoản trong HĐ. Như trường hợp của

Đi công chứng... chấm dứt tình yêu

Tuổi Trẻ, 17/11/2013 08:46 (GMT + 7) TT - Chứng thực sao y sổ hộ khẩu, giấy tờ sở hữu nhà đất... là các thủ tục hành chính thường ngày, nhưng mới đây một văn phòng công chứng tại TP Pleiku (Gia Lai) gặp trường hợp hi hữu: công chứng... chấm dứt tình yêu. Ông Nguyễn Văn K. là chồng của bà Nguyễn Thị H. sống với nhau nhiều năm, đã có con cái đủ đầy nhưng bà H. không tìm được sự chia sẻ từ chồng nên tìm đến một người đàn ông khác. Chuyện xảy ra trong nhiều năm nhưng ông K. không hay biết. Rồi một ngày giữa tháng 9-2013, ông K. đang đi làm bỗng bị đau bụng đột ngột, ông về nhà tìm thuốc uống thì phát hiện vợ mình đang ở trong phòng cùng người đàn ông lạ. Giận lắm nhưng trước thái độ thành khẩn biết lỗi của người đàn ông lạ, ông K. chấp nhận cùng ngồi xuống để cho người đàn ông kia viết lá đơn xin... chấm dứt tình yêu. Nội dung lá đơn được soạn như sau: “ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Độc lập tự do hạnh phúc. Gia Lai ngày... tháng... năm 2013. Kính gửi: ông

DỰ THẢO LUẬT PHÁ SẢN SỬA ĐỔI: Đừng để DN “chết chưa thể chôn”

Pháp Luật TPHCM, 14/09/2013 - 05:15 Nếu theo quy định mới thì 99% doanh nghiệp sẽ bị yêu cầu phá sản vì không trả được số nợ từ 200 triệu đồng trở lên. Dự thảo Luật Phá sản sửa đổi mở rộng quyền chủ nợ yêu cầu phá sản doanh nghiệp (DN) đã gây nhiều lo ngại, tranh luận trái chiều tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Phá sản sửa đổi vào sáng 13-9. Thủ tục cần dễ áp dụng Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu về dự án Luật phá sản. Ảnh: TTXVN Theo Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn, sau chín năm thi hành Luật Phá sản (2004), tòa chỉ thụ lý 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, mở thủ tục phá sản 236 trường hợp. Trong khi theo trang thông tin hỗ trợ đăng ký DN, chỉ năm 2012 đã có đến 54.261 DN dừng hoạt động và giải thể. “Có thể thấy số lượng đơn yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản so với số lượng DN ngừng hoạt động rất thấp. Có nhiều nguyên nhân nhưng nổi bật nhất là do quy định pháp luật phá sản chưa phù hợp

Người giàu, người nghèo

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 262 - Thứ ba 12/11/2013 16:46 Người nghèo ở khu vực nông thôn, miền núi, dân cư phân tán, đi lại khó khăn nên khi có bệnh ít được đến các cơ sở y tế điều trị. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) ở những nơi này thường kết dư lớn. Ngược lại, ở thành phố luôn bội chi Quỹ BHYT. Nghịch lý “người nghèo bù đắp chi phí cho người giàu” trong khám, điều trị bệnh bằng BHYT đã được các đại biểu Quốc hội mổ xẻ. Song, đó chưa phải là nghịch lý duy nhất của tình trạng “người giàu - người nghèo” hiện nay. Kỳ tích của ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã đưa nước ta từ một quốc gia thiếu lương thực, chỉ sau vài năm tham gia xuất khẩu gạo trở lại đã chiếm vị trí thứ 2 của một cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Những người nông dân - phần lớn là hộ thu nhập thấp thuộc diện nghèo, cận nghèo -  đã đóng vai trò quan trọng tạo ra kỳ tích đó. Thế nhưng, thu nhập của họ so với nhóm người trung gian (thương lái, doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo) - phần lớn là những người khá, giàu - c

Nông dân và chính sách: Ai hưởng lợi từ giá lúa gạo?

Báo Tuổi Trẻ Nghiên cứu về chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại An Giang cho thấy những bất cập trong phân phối lợi nhuận. Nông dân phải bỏ ra tới 70% tổng chi phí sản xuất lúa nhưng vẫn đang “phấn đấu” để đạt được khoảng 30% lợi nhuận trong chuỗi giá trị, phần còn lại do các doanh nghiệp xuất khẩu và đầu mối trung gian hưởng.  Trong nhiều năm qua, năng suất lúa liên tục tăng phá vỡ nhiều kỷ lục. Sản lượng gạo xuất khẩu từ 1 triệu tấn năm 1991 đến năm 2012 đã tăng lên 7,72 triệu tấn. Giá trị kim ngạch cũng tăng từ chưa đầy 1 tỉ USD năm 1991 lên tới 3,5 tỉ USD năm 2012. Nếu chỉ nhìn vào đó mà suy luận sẽ dễ ngộ nhận rằng đời sống người trồng lúa theo thời gian cũng tăng tỉ lệ thuận với những con số khả quan này. Dù đời sống nông thôn đã có nhiều thay đổi tích cực, song trên thực tế lợi nhuận của người trồng lúa không hề có được những bước “nhảy vọt” ngoạn mục đó, thậm chí còn diễn biến ngược trong những năm gần đây. Cần có sự tham gia của nông dân khi xây dựng, thực thi và đá

Đài Loan - đối tác đầu tư lớn

Bài cũ của tôi trên báo SGGP - Đầu tư Tài chính Vừa qua, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ủy ban công tác Đài Loan, Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Hiệp hội Xúc tiến thương mại Đài Loan (Taitra) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại tại Đài Bắc. Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn kinh tế Đài Loan sang các nước, Việt Nam đang được doanh nhân lãnh thổ này đặc biệt quan tâm. Gần 2.200 dự án đầu tư Đài Loan là “Con rồng châu Á” nổi lên từ thập niên 70 thế kỷ trước nhờ chính sách kinh tế khôn ngoan. Lãnh thổ Đài Loan có 85 đảo với tổng diện tích khoảng 36.000km2, dân số hơn 23 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 16.500USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới, người thu nhập dưới 7.000USD/năm được Chính phủ trợ cấp. Các thương gia Đài Loan là những nhà đầu tư nhanh chân vào làm ăn tại Việt Nam thời kỳ đổi mới và luôn giữ vị trí dẫn đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư

Dấu xưa: Chuyện của Sài Gòn

Dấu xưa: Chuyện của Sài Gòn Thứ Ba, 05/11/2013 13:03 (GMT+7) Doanh nhân Sài Gòn Chữ lớn Họa sĩ Văn Y tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định (Sài Gòn) năm 1975. Ông học Khoa Sơn mài khóa 1972-1975 và may mắn được làm việc trong xưởng sơn mài của Công ty Sơn mài Lam Sơn giai đoạn 1991-1993. Những tưởng cái nôi đó sẽ khiến ông trở thành một họa sĩ chuyên sơn mài, nhưng rồi ông lại có những hướng đi khác. Đọc E-paper Họa sĩ Văn Y tên thật là Võ Văn Y, sinh năm 1951 tại Sài Gòn. Song song với sáng tác, ông còn là giảng viên hội họa và hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM. Việc rẽ hướng trong nghệ thuật thực ra không lạ. Có họa sĩ học sơn dầu ở trường, như Nguyễn Gia Trí, nhưng lại gây dựng sự nghiệp với sơn mài. Ngược lại, có họa sĩ học sơn mài, như Tạ Tỵ, nhưng sau khi rời ghế nhà trường không bao giờ trở lại với sơn mài. Điều lạ là Văn Y dung hòa được cả hai cách sáng tác của hai bậc thầy ấy trong hội họa: ông vẽ cả sơn dầu và sơn mài. Xem tranh, dễ thấy ông sử dụng cả hai c

Soạn giả Kiên Giang: Lang thang giữa "chợ đời"

Báo Công an Nhân dân, 05/11/2013 Soạn giả Kiên Giang. Lưu để đọc sau Email bài này In trang này In bài này Ý kiến của bạn Liên hệ đăng lại bài 10 bài được đọc nhiều nhất Năm 1946, trong căn nhà hoang Mộc Kiều Trang ở Rạch Giá, mới 17 tuổi Kiên Giang đã sáng tác bài thơ "Tiền và lá", khởi đầu một đời văn chương tài hoa. Đọc cho thầy - nhà thơ Nguyễn Bính nghe, thầy khen nhưng sửa lại vài chỗ. Câu: " Tiền không là lá em ơi/Tiền là giấy bạc của đời phồn hoa ", Nguyễn Bính đổi thành: "Tiền là giấy bạc của đời in ra". Câu cuối: "Chợ đời họp một mình tôi. Phiên chiều" được sửa lại là: "Chợ đời họp một mình tôi vui gì!"... Không hay thơ vận vào đời. 1.Ở tuổi 84, Kiên Giang vẫn một mình một xe máy cà tàng dọc ngang rong ruổi. Sức khỏe ông yếu nhiều, nhưng chuyện ngày xưa ông vẫn kể "huyên thuyên" không mệt. Ông đã bán nhà ở quận 8 (Tp HCM), về gần đình Phú Xuân, Nhà Bè thuê nhà trọ, sống với b