Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Phát triển nông nghiệp xanh

Báo Nông nghiệp VN, thứ tư, 27/11/2013 10:35 Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp - Đầu không xuôi, đuôi không lọt Xuất khẩu nông nghiệp giảm nhưng vẫn xuất siêu 6,8 tỉ USD Doanh nghiệp tìm cơ hội từ nông nghiệp Hôm qua (26/11), trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL (MDEC Vĩnh Long 2013), đã diễn ra hội nghị “Phát triển và nhân rộng mô hình SX nông nghiệp xanh vùng ĐBSCL”. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị. Các mô hình hiện nay Có thể nói, điển hình là Cty Cổ phần nông sản hữu cơ Viên Phú. Đây là DN nông nghiệp duy nhất ở Việt Nam đã được Mỹ và EU cấp giấy chứng nhận SX hữu cơ, và cũng là mô hình trồng lúa đầu tiên ở Đông Nam Á được trao chứng nhận gạo hữu cơ. Cty Viên Phú SX lúa theo một quy trình kiểm soát chặt chẽ từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch và chế biến đóng gói. Ruộng lúa được bón phân hữu cơ sinh học Agrostim (loại phân được công nhận bởi Viện nghiên cứu ở Hoa Kỳ), không cần sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học c

Tạo liên kết khai thác tiềm năng thế mạnh vùng ĐBSCL

NGỌC THIỆN (TTXVN)   LÚC : 29/11/13 15:24 Cánh đồng lúa tại quận Bình Thủy, Cần Thơ. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN) Ngày 29/11, tại thành phố Cần Thơ, Khoa kinh tế-Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học "Giải pháp khai thác tiềm năng kinh tế-xã hội các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng liên kết vùng." Theo phó giáo sư-tiến sỹ Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, tiềm năng lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nông nghiệp, thủy sản, du lịch và kinh tế biển, nhưng lĩnh vực du lịch và kinh tế biển hiện nay chưa được đầu tư, khai thác đúng tiềm năng. Cái yếu nhất của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là mối liên kết giữa các tỉnh.   Trường Đại học Cần Thơ đã đứng ra xây dựng đề án liên kết vùng cho bốn sản phẩm chủ lực nhưng phải mất rất nhiều thời gian.   Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch-Đầu tư xây dựng kế hoạch liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Trần Hữu

Liên kết vùng ĐBSCL cần cơ chế pháp lý rõ ràng

SGGP, Thứ bảy, 30/11/2013, 02:48 (GMT+7) (SGGP).- “Xây dựng và triển khai chương trình liên kết vùng ĐBSCL trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung các sản phẩm mũi nhọn và đào tạo nghề thiết thực cho nông dân là vô cùng quan trọng, một yêu cầu cấp bách” - ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam bộ), nhấn mạnh tạo hội thảo “Giải pháp khai thác tiềm năng kinh tế - xã hội các tỉnh ĐBSCL theo hướng liên kết”, do Trường ĐH Cần Thơ tổ chức, ngày 29-11. Hội nghị 3 Ban Chỉ đạo thảo luận về liên kết vùng Tại hội thảo, nhiều báo cáo, ý kiến thảo luận đã nhấn mạnh đến sự cấp thiết của mối liên kết vùng trong sản xuất - nhất là ở 3 mặt hàng chiến lược: lúa - gạo, trái cây, thủy sản (tôm - cá tra).  Tuy nhiên, trong gần 4 năm qua nhiều cuộc hội thảo, đề xuất về mối liên kết vùng ở ĐBSCL chưa mang lại kết quả như mong muốn. Trong đó nổi lên những bất cập về “rào cản” ngân sách; quy hoạch vùng hay nhưng còn “lép vế” so với địa phương; nguy cơ cạnh tranh từ các tỉnh có thể