Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cây mía hết thời ngọt ngào?

Báo Tuổi Trẻ, 09/12/2013 09:42 (GMT + 7) TTCT - 5-7 năm trước, cây mía bước vào thời “hoàng kim”, giúp nông dân từ Bắc Trung bộ, Tây nguyên đến Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long đổi đời. Nhưng chi phí kiểu “một tiền gà, ba tiền thóc”, những bất trắc về giá cả, rủi ro từ cây mía ngày càng lớn, túi tiền nông dân trồng mía ngày càng nhỏ đi trong khi nguy cơ đổ vỡ hàng loạt của doanh nghiệp ngành mía đường là không nhỏ. Tây nguyên đang bước vào mùa khô, cũng là lúc những cánh đồng mía ở các huyện phía đông Gia Lai như Kon Chro, thị xã An Khê, Ayun Pa, Phú Thiện... bắt đầu vụ thu hoạch mới. Theo Sở NN&PTNT Gia Lai, tỉnh này hiện có tới 30.000ha mía nguyên liệu phục vụ cho hai nhà máy đường (An Khê và Ayun Pa). “Lấy công làm lãi” Những ngày này đi dọc các huyện từ Kon Chro qua thị xã Ayun Pa ở đâu cũng thấy cảnh nông dân đứng trên cánh đồng đợi ngày thu hoạch. Ông Đinh Văn Mạnh (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) được coi là một trong những ngườ

Những dự án tạo sự phát triển cho ĐBSCL

Báo điện tử  Dân Việt   -  Vượt qua bộn bề khó khăn của năm 2013, dù còn phải đối mặt nhiều thách thức của năm “mã đáo” 2014, nhưng những dấu hiệu lạc quan từ đất Chín Rồng đang tạo dựng thêm niềm tin, khí thế mới cho một năm mới. >> ĐBSCL: Nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000ha mặt nước >> ĐBSCL phấn đấu xuất khẩu cá tra đạt 1,75 tỷ USD Sáng điện - đường đảo ngọc, biển Tây Năm mới ở đất Chín Rồng được đánh dấu bằng sự kiện khánh thành đường cáp điện ngầm xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc lớn nhất Đông Nam Á vào ngày 6.2.2014. Dự án có tổng vốn đầu tư 2.336 tỷ đồng, không chỉ đưa điện quốc gia ra hòn đảo lớn nhất nước, tiết kiệm hơn 200 tỷ đồng hàng năm, mà còn ghi dấu son lịch sử nghìn năm hình thành và phát triển của đảo ngọc.  Từ công trình thế kỷ này, người đồng bằng có quyền mơ ước về một chiếc cầu lịch sử nối Phú Quốc với đất liền trong một tương lai không xa khi nơi đây trở thành đặc khu hành chính – kinh tế trù phú của quốc gia và khu vực.  Một

Trọng tài Quốc tế bác khởi kiện của ông Michael McKenzie với Chính phủ Việt Nam

QĐND - Thứ ba, 04/03/2014 | 19:49 GMT+7 QĐND - Trọng tài Quốc tế đã bác bỏ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, đối với Chính phủ Việt Nam về dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Bộ Tư pháp Việt Nam cho biết như vậy trong một bản thông cáo báo chí được phát đi hôm qua (4-3). Ngày 18-11-2010, ông Michael McKenzie khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài Quốc tế về Dự án Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận. Ông Michael McKenzie cho rằng, Chính phủ Việt Nam, trực tiếp là Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận, vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ. Ông Michael McKenzie lập luận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 4-11-2004 cho Công ty South Fork. Đáng lẽ, UBND tỉnh Bình Thuận phải thực hiện việc giao khu đất tại huyện Bắc Bình cho Công ty South Fork theo Giấy chứng nhận đầu tư ấy để doanh nghiệp này xây dựng khu du lịch nghỉ

BỎ PHÍ ĐẤT MÀU MỠ (*) Mạnh tay xóa quy hoạch treo

Báo Người Lao Động, Thứ Ba, 04/03/2014 21:26 Long An là địa phương đầu tiên ở ĐBSCL mạnh dạn xóa các dự án treo để trả lại đất cho người dân sản xuất Đầu năm 2014, UBND tỉnh Long An có quyết định xóa 11 dự án quy hoạch treo từ năm 2005 tại các huyện: Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, trả lại gần 1.600 ha đất nông nghiệp cho người dân. Trả đất cho nông nghiệp 11 dự án này bao gồm xây dựng khu, cụm công nghiệp, khu định cư, vui chơi, biệt thự sân vườn... làm mất đi diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nhiều vùng chuyên canh rau màu ở huyện Cần Giuộc và Cần Đước cũng bị giải tỏa để nhường chỗ cho những KCN treo. Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Long An, cho biết đối với những dự án lấy từ đất nông nghiệp của người dân, trong quá trình thực hiện, người dân vẫn canh tác bình thường. Tuy nhiên, họ sẽ hạn chế đầu tư thêm như: đê bao, làm đường… nên năng suất lúa, hoa màu giảm. Những trường hợp đất bị ảnh hưởng bởi dự

Cần một cơ chế tái cơ cấu doanh nghiệp trước khi phá sản

Báo Tuổi Trẻ,  03/03/2014 17:01 (GMT + 7) TTO - Đó là một trong nhiều ý kiến nổi bật được đóng góp trong hội thảo góp ý cho dự thảo Luật phá sản do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao và Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức sáng 3-3 tại TP.HCM.   Rất ít doanh nghiệp yêu cầu tuyên bố phá sản Ông Justin Yap, chuyên gia cao cấp của IFC về pháp luật phá sản, phát biểu tại hội thảo - Ảnh: H.Điệp Một trong 3 vấn đề mà nhóm các chuyên gia biên tập và soạn thảo dự thảo Luật phá sản sửa đổi nêu ra để xin ý kiến các chuyên gia trong buổi thảo luận chính là chức danh quản lý tài sản phá sản. Theo đó, quản tài viên là những người sẽ thay thế những người quản lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán để xử lý các công việc liên quan đến việc phá sản. 9 năm: 83/600.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản Theo ông Justin Yap, chuyên gia cao cấp của IFC về pháp luật phá sản, một số quốc gia châu Âu, châu Á hiện đang có chức danh quản lý tài sản phá sản để quản l

Những thương hiệu Việt từng quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt

Vài lời: Là người thuộc thế hệ 6X, mình được "thưởng thức" tất cả các nhãn hiệu này trong khó khăn của thời bao cấp và những năm đầu đổi mới. Giấy Bãi Bằng thời đó là "của quý", thường thì học sinh xài giấy vàng khè, nhiều trang còn nguyên cọng rơm. Xe đạp Thống nhất, bọn nhà nghèo tụi mình chỉ thấy được trong mơ. Nhớ năm thi vào lớp 10 trướng huyện, đứng hạng II, được ba tặng cho chiếc xe đạp cũ kỹ, sứt sên, lủng ruột của người ta bán cho giá rẻ, mang đi sửa lại, sơn xanh, dán nhãn Cửu Long chạy khoe cả xóm.  Xà bông Cô Ba là hàng hiếm, bọn mình thường phải gội đầu bằng "xà bông đá" (xà bông cục, cứng như đá). Nhiều sinh viên phải ăn trộm của bạn mà dùng. Một gói bột Bích Chi Cao Lãnh là món quà quý cho mấy đứa em những năm đi học ở Sài Gòn khi được về quê.  Kem đánh răng Dạ Lan và P/S cùng thời, chịu số phận hẩm hiu của thời mở cửa trước sự xâm lăng của hàng ngoại. Khác với P/S (có từ trước giải phóng, hình ông Tây đen, sau này mình mới biết đó