Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tạm trữ lúa gạo có lợi cho ai?

Báo Lao Động, Thứ Ba, 18/03/2014 22:18 Trông chờ gì ở những đợt thu mua tạm trữ lúa gạo khi chính sách này chỉ có thể tiêu thụ được 1 triệu tấn so với sản lượng mấy triệu tấn/mùa của nông dân? Chủ thể không được bảo vệ Bắt đầu thu mua tạm trữ lúa gạo Lúa được mùa, được giá Giá cao nhưng lúa ít Hết tháng 3-2014, toàn vùng ĐBSCL thu hoạch hơn 1 triệu ha lúa với khoảng 8,5 triệu tấn, tương đương 4,3 triệu tấn gạo hàng hóa. Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đã dành 8.000 tỉ đồng tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp (DN) trong việc triển khai chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy, chính sách này không được kỳ vọng nhiều. Nên hỗ trợ trực tiếp  cho nông dân Thông báo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết giá thành sản xuất bình quân vụ Đông Xuân năm nay vào khoảng 3.769 đồng/kg. Như vậy, để nông dân có lãi 30% thì DN phải mua hơn 4.800 đồng/kg. Ông Lê Văn Lam (ngụ tỉnh Đồng Tháp) cho biết trong vài ngày

Thư viện VideoClip: VTV CT điểm báo bài "TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG LÚA Ở VỰ...

Trần Hữu Hiệp Thứ Ba,  25/3/2014, 10:18 (GMT+7) (TBKTSG) - Tái cơ cấu ngành trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang là một đòi hỏi bức xúc. Nhưng phải bắt đầu từ đâu? Ai làm và làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Đó là những câu hỏi lớn đang đặt ra cần lời giải căn cơ, chính sách dài hạn. Nông dân ĐBSCL “được giao” trọng trách “đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” qua nghề trồng lúa. Họ không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi ăn cả nước mà còn giúp Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Chỉ hơn hai thập niên gần đây, sản lượng lúa của vùng này đã được nhân lên hơn gấp đôi, từ hơn 9 triệu tấn (năm 1990) lên gần 25 triệu tấn (năm 2013), kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm khoảng 90% cả nước. Nhưng đó là kỳ tích đã qua, không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công trong tương lai. “Vựa lúa gạo quốc gia” đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Sản xuất nhiều gạo hơn không hẳn là giải pháp cho an ninh lương thực, giúp nông dân làm già

Chuyển đổi đất lúa dựa trên hiệu quả cây trồng

Báo Tuổi Trẻ, 19/03/2014 06:17 (GMT + 7) TT - Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại hoa màu khác không chỉ giúp giảm lượng hàng hóa nhập khẩu mà còn cân đối lại lượng lúa gạo hiện dư thừa và bảo vệ độ màu mỡ của đất đai. Nhiều diện tích lúa không hiệu quả tại ĐBSCL sẽ được chuyển đổi sang cây trồng khác hiệu quả hơn - Ảnh: H.T.Vân Gấp rút giảm diện tích trồng lúa Giảm 2 triệu ha lúa, nông dân sẽ giàu lên Đó là khẳng định của ông Phạm Văn Dư, cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), khi trao đổi với  Tuổi Trẻ . Ông Dư cho biết: - Quan niệm rằng an ninh lương thực là làm ra càng nhiều lúa gạo càng tốt không còn phù hợp tại thời điểm hiện nay, do nhiều quốc gia đang thực hiện chính sách tự túc lương thực một phần hoặc toàn bộ. Nếu VN vẫn tập trung quá nhiều cho sản xuất lúa sẽ gặp khó khăn về xuất khẩu. Tại ĐBSCL hiện nay, ngoài ba vụ chính (đông xuân, hè thu và thu đông) luôn đạt kết quả rất tốt, các thời vụ canh tác khác đều

Người nông dân phải là chủ thể

QĐND - Thứ hai, 17/03/2014 | 22:22 GMT+7 QĐND - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNN) theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Ở  Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một số địa phương cũng đã xây dựng đề án TCCNN riêng để triển khai nhằm mục tiêu vực dậy nền nông nghiệp, cải thiện đời sống của người dân. Chủ động thành lập đề án Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đang khẩn trương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án “TCCNN tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”. Theo đề án, tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức lại sản xuất theo định hướng thị trường, xây dựng chuỗi giá trị cho từng loại sản phẩm, gắn với tổ chức lại từng ngành hàng nông sản. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung với các mô hình điểm như: Cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết, vườn cây liên kết, ao cá liên kết, vùng màu liên kết, gắn kết giữa doanh nghiệp với người nông dân trong từng vùng nguyên liệu thông qua các hiệp hội ngành hàng. Tập trung xây dựng hạ tầng

Tìm lời giải trong xây dựng thương hiệu ở ĐBSCL

Việc xây dựng, phát triển thương hiệu là một yêu cầu tất yếu, khách quan trong việc khai thác hiệu quả tiềm năng. Gạo Vibigaba nhờ làm tốt công tác xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm nên giá lên đến 70.000 đồngk Vùng ĐBSCL không chỉ là vựa lúa - gạo, trái cây, thủy sản của cả nước mà còn đóng góp quan trọng cho nền nông nghiệp Việt Nam với vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh lương thực. Nơi đây, các mặt hàng nông sản chủ lực luôn chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước nhưng phần lớn lại chưa có được thương hiệu mạnh. Đây chính là điểm yếu “chí tử” mà những sản phẩm nông sản làm ra giá trị đem lại chưa cao, đời sống người nông dân còn bấp bênh trên thửa ruộng, mảnh vườn. ĐBSCL được xem là vùng dẫn đầu cả nước về sản phẩm lúa gạo, thủy sản xuất khẩu. Đây cũng là vùng sản xuất nhiều loại trái cây nổi tiếng. Đặc biệt, nơi đây nhiều thương hiệu nổi tiếng thuộc 3 nhóm sản phẩm chủ lực của vùng như: nước mắm
Sự khác biệt giữa đám cưới Hà Nội - Sài Gòn Cỗ cưới ở Sài Gòn có thể kéo dài từ sáng tới chiều như một buổi... đi nhậu. Còn ở Hà Nội, nhiều nhà đi mời đám cưới phải kèm theo quà trong lễ ăn hỏi, mà nhiều khi khách đông, quà ít, nhà gái... méo mặt. Ngắm đám cưới đẹp như mơ của các cặp đôi đồng tính Bi hài những đám cưới không được động phòng Đám cưới rước dâu bằng... 20 con voi Ly kỳ đám cưới song sinh Lễ ăn hỏi của người miền Bắc thường có mâm bánh nướng, bánh dẻo trong sính lễ. Đến khi mang thiệp cưới đi mời bạn bè, người thân, một vài gia đình nhà gái thường mang theo bánh nướng, chè sen đến biếu. Nếu thiếu bánh, chè sen còn phải đi mua thêm cho đủ. Người miền Nam, đặc biệt là người Sài Gòn không câu nệ lắm trong chuyện mời đám cưới. Thường họ chỉ phát thiệp, có khi còn mời luôn qua điện thoại. Người miền Bắc, đặc biệt là dân Hà Nội hay ăn cỗ buổi trưa để cho cô dâu, chú rể và khách khứa đỡ mệt mỏi. Lúc đón dâu ban sáng xong là túc tắc ra nhà h