Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cần Thơ mít–tinh phản đối Trung Quốc

Huỳnh Kim Thứ Hai,  12/5/2014, 20:08 (GMT+7) (TBKTSG Online) - Khoảng 2.000 người dân ở thành phố Cần Thơ vừa dự mít-tinh và diễu hành ôn hòa phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ tổ chức buổi mit-tinh này trước công viên Lưu Hữu Phước, bắt đầu từ 5 giờ chiều nay. Sau khi đại diện Mặt trận Tổ quốc Cần Thơ, Giáo xứ An Bình, Hội Cựu Chiến binh Cần Thơ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Cần Thơ mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc đưa giàn khoan xâm phạm vùng biển Việt Nam, đoàn người dự mit-tinh đã trương biểu ngữ, hô vang các khẩu hiệu chống Trung Quốc và diễu hành khoảng một cây số trên đại lộ Hòa Bình đến trước UBND thành phố Cần Thơ rồi vòng về công viên Lưu Hữu Phước trước khi giải tán vào lúc hơn 6 giờ tối. Đa số bạn trẻ là học sinh và sinh viên Đại học Cần Thơ đã sử dụng tờ báo đặc biệt của báo  Tuổi Trẻ  phát hành hôm 11-5 để làm biểu ngữ mit-tinh. Dịp này Hội Cựu Chiến binh thành phố Cần Thơ đã nhờ báo Tuổi trẻ gửi tặng l

Dấu ấn nông thông mới: Điểm sáng ở ĐBSCL

  Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, 09/05/2014, 07:05 (GMT+7) Sau 3 năm xây dựng NTM, ĐBSCL đã xuất hiện nhiều “điểm sáng” đáng ghi nhận, bước đầu tạo ra một diện mạo NTM. Cái khó không bó cái khôn Do đặc điểm địa hình vùng nông thôn ĐBSCL bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt hơn 28.000 km, dân cư phân tán theo tuyến, nền đất yếu, suất đầu tư các công trình cao hơn các vùng khác. Trong khi nguồn lực trong dân hạn chế, hỗ trợ từ ngân sách hạn hẹp; kinh tế vùng chủ yếu là nông nghiệp, SX nông sản bấp bênh, hiệu quả thấp, DN nông thôn nhỏ bé, kết nối cung cầu nông sản còn nhiều hạn chế… là những “điểm nghẽn” của hầu hết các địa phương khi bắt tay xây dựng NTM. Vốn từ đầu? Nguồn lực vật chất nào bên cạnh động lực tinh thần? Làm gì để khơi thông dòng vốn cho nông thôn, phát huy sức dân? Là những câu hỏi lớn không dễ có lời giản từ thực tiễn. Bài học “Chung tay xây dựng NTM”, huy động sức dân và năng động sáng tạo, vượt khó là những kinh nghiệm quý của

“Chiếc bánh” nông sản thời hội nhập

TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ, 10/05/2014 03:20 (GMT + 7) TT - Sau “phong trào” phát triển toàn diện các ngành công nghiệp, đến nay chúng ta cũng phải chấp nhận thực tế nhiều ngành công nghiệp nội địa khó cạnh tranh trong điều kiện hiện tại, chưa kể khi thị trường mở cửa hoàn toàn. Trong khi đó, công nghiệp phụ trợ vẫn yếu kém, không thể làm “hệ đệm” và phụ trợ như tên gọi của nó cho các ngành khác. Sau mấy mươi năm khoác chiếc áo nội địa hóa, được che chắn bằng hàng rào thuế suất nhập khẩu, công nghiệp ôtô trong nước vẫn chỉ đạt trình độ lắp ráp là chính, còn bị chê thua cả Campuchia. Công nghiệp điện tử khởi sắc, đã có những dự án đầu tư tỉ đô của các thương hiệu lớn như Samsung, Intel, nhưng cũng chỉ ở mức gia công. Những mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu như điện tử, dệt may cũng đang “xuất khẩu giùm” nguyên liệu cấu thành của nước ngoài mà chúng ta phải nhập khẩu. Cho đến nay, VN vẫn hướng đến mục tiêu “cường quốc đóng tàu”, trong khi các cường quốc đó

Bâng khuâng nhớ chiếc khăn rằn!

Dân Việt   - Trên Dân Việt gần đây đăng bài viết của tác giả Út Tẻo: Thân thương chiếc áo bà ba, đọc qua tôi chạnh nghĩ, áo bà ba mà không có chiếc khăn rằn thì … vô lý quá. >> Mang quê hương về theo sắc áo >> Sắc áo bà ba… thắm đượm hồn quê >> Thân thương chiếc áo bà ba Ai đó, một lần đến vùng đất Cửu Long Giang chắc đã nghe câu hò ngọt lịm: " Hò … ơ … Trai nào bãnh bằng trai trai Nhơn Ái/ Đầu thì hớt chảy tóc tém bảy ba. Mặc áo bà ba khăn rằn choàng cổ/ Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ. Nên muốn cùng ai thố lộ đôi lời/ Cấy cày cực lắm em ơi. Theo anh về vườn ăn trái Hò … ơ … theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no ". Khăn rằn trong sinh hoạt của người dân Nam bộ. Khi đi thực tế ở vùng Sóc Trăng – Hậu Giang, chúng tôi được các bậc cao niên cho biết chiếc khăn rằn, nguyên thủy là của dân tộc Khmer, ở miền Tây Nam Bộ, rồi trong quá trình cộng cư mà đến với các dân tộc khác. Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh gần gũi với mọi

Ký ức Đồng Tháp Mười

Trần Hữu Hiệ p Báo điện tử Dân Việt ngày 08-5-2014 "Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/Về sông ăn cá, về đồng ăn cua" . Có lẽ miệt đồng, miệt rẫy bị xếp hàng thứ cấp (ăn cua, ăn còng) thua dân ngoài sông (ăn cá), thua miệt vườn (thiếp mong gả thiếp về vườn/Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh với nền văn minh miệt vườn). Đồng Tháp Mười là xứ miệt đồng với nhiều thua thiệt, nhưng lại có cái thú dân dã, tự nhiên trời cho mà nơi khác không có được. Tháp Mười trắng trời mùa súng nở Nhiều người biết Đồng Tháp Mười qua bộ phim Cánh đồng hoang và Mùa gió chướng – những tác phẩm điện ảnh kinh điển về đề tài chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Hồng Sến, cũng là người con của xứ này. Cụ Nguyễn Hiến Lê có quyển “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười” với nhiều trải nghiệm kỳ thú, trở thành sách kinh điển thể loại du ký khảo cứu địa phương chí. Nhưng với tôi, ký ức về Đồng Tháp Mười là những món ăn quê những năm tháng tuổi thơ ngập tràn kỷ niệm ... Hồi nhỏ, nhà nghèo, trẻ con đâu c

Quy hoạch vùng Tây Nam bộ: Không chỉ hướng theo một “cơ cấu đẹp”

Báo Đại Đoàn Kết, (05/05/2014) Sau nhiều biến cố được - mất, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp miền Tây Nam bộ được coi là "không thể đặng đừng”. Phóng viên báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ xoay quanh việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp trong khu vực.   Theo ông Trần Hữu Hiệp, Tây Nam bộ không chỉ là vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn nhất nước: là trung tâm nông nghiệp trên các lĩnh vực sản xuất lúa gạo, thủy sản, trái cây, chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, chế biến và xuất khẩu nông sản. Trung bình hàng năm, Tây Nam bộ đóng góp hơn 55% sản lượng lương thực, hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, trên 70% lượng trái cây, 58% sản lượng thủy sản. Riêng tôm chiếm 80% và đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của quốc gia… Tuy nhiên, việc tổ chức không gian phát triển và đầu tư, đặc biệt là từ nguồn ngân sách và doanh nghiệp

Ký ức bên cầu Cần Thơ

Trần Hiệp Thủy Báo điện  tử Dân Việt 30-4-2014 Nghe ông tôi kể, thời xưa xa lắm, dân lục tỉnh Nam Kỳ từ miệt trên xuống, muốn qua sông Hậu phải đi ghe bầu hoặc xuồng ba lá. ·        Mùa nước nổi, săn cá và chuột ở miền Tây ·        Văng vẳng tiếng còi phà Mỹ Thuận ·        Nhớ cây cầu trong “Sầu vương ý nhạc” ·        Thương lắm chiếc ghe nghèo! Khi thực dân Pháp đến xứ này, để khai thác tài nguyên thuộc địa, họ làm thủy lợi, xây đường giao thông nhưng cũng chưa dám nghĩ đến việc xây cầu vượt sông Hậu. Rồi người Mỹ với guồng máy chiến tranh khổng lồ, hệ thống giao thông huyết mạch phục vụ cho quân sự là chủ yếu được đầu tư, họ cũng đã 2 lần lên kế hoạch xây cầu Cần Thơ nhưng đều thất bại. Đến 35 năm sau ngày giải phóng đất nước, một cây cầu mơ ước của đồng bằng mới thành hiện thực.  30.4 này đánh dấu tuổi lên 5 của cầu Cần Thơ. Khi cầu Cần Thơ thông xe, cũng là thời điểm bắc Cần Thơ chấm dứt vai trò lịch sử. Lòng người thoáng chút bâng khuâng, một chút bảng lảng tro