Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nhớ ông già quê kể chuyện xưa

Trần Hữu Hiệp Dân Việt điện tử, ngày 3-7-2014 Ở quê tôi xưa có ông Tư Hộ sống độc thân mà lúc nào nhà cũng rộn rã tiếng trẻ con trong xóm. Ông Tư chạc tuổi 60, thường mặc quần xà lỏn ống lửng, lưng vận, mình trần suốt ngày. Ông già không biết chữ mà có tài kể chuyện phát mê. Hồi nhỏ tôi học văn, thích đọc truyện, cũng được vào đội tuyển giỏi văn cấp trường, cấp huyện; nhưng thời khó khăn, đâu có được sách, báo nhiều như bây giờ, vớ được quyển sách cũ mèm, sờn ráy là mân mê đọc ngấu nghiến. Kiến thức văn chương, chữ nghĩa của tôi có được phần lớn nhờ… nghe ông Tư kể chuyện đời xưa. Ông Tư Hộ không kể chuyện ma (con nít thường sợ ma, nhưng rất thích nghe chuyện ma). Chuyện của ông từ Nhị thập tứ hiếu, tích Tàu thuần Việt đến chuyện kể bình dân không rõ tác giả... tất thảy đều rất hấp dẫn bọn trẻ con. Trong số đó có nhiều truyện của Hồ Biểu Chánh, các “phiên bản truyền miệng” như: Ngọn cỏ gió đùa, Chúa tàu Kim Quy, Lời thề trước miếu, Nhà giàu - nhà nghèo… có sức hấp dẫn lạ

Những đoạn văn ngất ngưỡng

1- Tả chú thương binh. Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi. 2- Hãy cho biết cảm nhận của bạn về nhà thơ Tú Xương qua bài “Thương vợ.” Tú Xương là một nhà thơ thương vợ nên có nhiều con. Đồng thời ông cũng là một người thông minh, khôn khéo biết nhường cho vợ những việc nặng nhọc mặc dù ông thi hoài mà không đậu. 3- Tả cảnh trường em trước giờ học. Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú. 4-  Giải thích câu thành ngữ “Anh em như thể tay chân.” Anh em như thể tay chân nghĩa là khi “chân” đau thì “tay” băng bó cho “chân;” còn nếu “tay” đau, thì “chân ” đưa “tay” đi bệnh viện. 5- Tả bà ngoại em. Nhà em có nuôi một bà ngoại, mỗi sáng thức dậy bà thường lên phòng bố mẹ và em hỏi to:

Vốn FDI vào nông nghiệp chưa nhiều: Vì sao?

VTV Online, Thứ tư 25/06/2014 15:50 Theo con số thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4/2014 Việt Nam có đến 16.300  dự án FDI  được cấp phép, nhưng lĩnh vực nông nghiệp chỉ có khoảng 500 dự án. Nếu xét về vốn thì chỉ chiếm chưa tới 1,5% tổng số vốn ngoại đầu tư vào nước ta. Các dự án này lại có sự chênh lệch cao giữa các ngành nghề và phân bố không đều giữa các địa phương. Mặt khác, đối tác đầu tư cũng chủ yếu là các quốc gia có nền nông nghiệp chưa thực sự phát triển cao, trong khi đó rất ít dự án của Nhật Bản, Mỹ và các nước EU. Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới và nông nghiệp là lĩnh vực được ưu tiên đặc biệt trong khuyến khích FDI. Tuy nhiên nguồn vốn FDI đăng ký đầu tư vào nông nghiệp vẫn chưa được nhiều. Ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng: “Thực sự là đầu tư vào nông nghiệp, các đối tác dè dặt hơn bởi mang lại lợi ích chậm hơn,

Nhớ lụa Tân Châu

Trần Hữu Hiệp Báo diện tử DÂN VIỆT, ngày 29-6-2014. “...Gái nào thảo bằng gái Tân Châu/Tháng ngày dệt lụa trồng dâu/Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn”. Câu hò xưa như lời giới thiệu mộc mạc về con gái xứ lụa Tân Châu, An Giang, nơi đầu nguồn sông Hậu. Đường về Tân Châu bây giờ không còn được nghe tiếng khung cửi xập xình hòa trong tiếng chày đêm dập lụa. Xứ cù lao, vùng ven sông Hậu ngày nào, nay không còn xanh ngát những bãi dâu, nhưng lụa Tân Châu, lãnh Mỹ A vang bóng một thời vẫn còn trong ký ức nhiều người miền Tây. Thập niên 50-60, đàn bà, con gái Nam Bộ, kể cả cánh đàn ông, không ai mà không biết, ưa chuộng, tin dùng hàng lụa Tân Châu. Sắc đen bóng láng, dập dờn của áo bà ba, quần lãnh Mỹ A một thời uốn theo đường cong mềm mại, tự nhiên trên cơ thể của con gái miệt vườn, xứ rẫy và nhiều phụ nữ thị thành đã tạo ra sức quyến rũ lạ kỳ của loại lụa độc đáo này. Nguyên liệu để dệt ra lụa Tân Châu đều do người dân nơi đây tự trồng dâu nuôi tằm để sản xuất ra tơ dệt lụa, tr

Lấy trứng ra từ một rổ

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 30/06/2014 08:04 (GMT + 7) TT - Nhìn đường sá, chợ búa bày bán ê hề vải thiều chỉ với giá 15.000 đồng/kg, chôm chôm chỉ 10.000 đồng/kg... mà không khỏi xót xa cho người nông dân xứ mình. Nhiều năm qua, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn yếu tố Trung Quốc từ đầu vào đến đầu ra, bộc lộ sự “dễ bị tổn thương” và không bền vững. Điều chỉnh cán cân thương mại, xuất nhập khẩu Việt - Trung theo nguyên tắc chủ động, cân bằng lợi ích, đo lường bất trắc theo các kịch bản là vấn đề quan trọng. Đó cũng là cách “lấy trứng ra từ một rổ” để giảm rủi ro, thua thiệt cho nông sản Việt, là cơ hội để thúc đẩy nông sản nước nhà tìm các thị trường mới, phát triển bền vững. Tín hiệu đáng mừng gần đây là ngày càng có nhiều hơn doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng chủ động tự tìm hướng đi cho mình, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhiều loại trái cây, củ quả, thủy hải sản đã tìm cách sang thị trường EU, Nhật, Mỹ, Ấn Độ và các nước ASEAN. Không chỉ với h

Thư viện VideoClip: ĐBSCL TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NÔNG NGHIỆP

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Thứ hai, 30 Tháng 6 2014 | Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4/2014 Việt Nam có đến 16.300 dự án FDI được cấp phép, nhưng lĩnh vực nông nghiệp chỉ có khoảng 500 dự án, chiếm chưa tới 1,5% tổng số vốn ngoại đầu tư vào nước ta.   Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án này lại có sự chênh lệch cao giữa các ngành nghề và phân bố không đều giữa các địa phương. Mặt khác, đối tác đầu tư cũng chủ yếu là các quốc gia có nền nông nghiệp chưa thực sự phát triển cao, trong khi đó rất ít dự án của Nhật Bản, Mỹ và các nước EU. Ngoài nguyên nhân do liên kết thiếu bền vững trong sản xuất và chính sách, định hướng chiến lược thu hút FDI vào nông nghiệp chưa rõ ràng, vấn đề cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố quan trọng khiến các doanh nghiệp lo ngại. Đầu tư số vốn gần 100 triệu USD xây dựng 5 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi lớn tại Việt Nam, Tập đoàn De Heus của Hà Lan nhận thấy tiềm năng chăn nuôi tại đây còn rất lớn. T