Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Vốn ngoại vào ruộng lúa miền Tây

Trần Hữu Hiệp Báo Lao Động số 216 ngày 15-9-2014 Đồng Tháp có sản lượng lúa thứ 3 cả nước, là tỉnh đi tiên phong việc xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp để giải quyết những “điểm nghẽn” trong nông nghiệp , sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, manh mún, thiếu kết nối với thị trường tiêu thụ. Với kế hoạch hình thành khoảng 10.000 héc ta đất chuyên canh lúa theo mô hình cánh đồng lớn (CĐL), Đồng Tháp đã dọn đường cho vốn ODA Hàn Quốc vào đồng lúa xứ này. Cánh đồng lớn ở ĐBSCL Ý tưởng đóng cừ sạn, phá bờ thửa, mở rộng ruộng lúa đã nảy sinh nhiều năm qua. Nó được khẳng định qua thực tiễn xây dựng cánh đồng mẫu lớn, rồi CĐL và cánh đồng liên kết. Cái hay của những cánh đồng này là không chỉ tạo điều kiện tốt sử dụng giống mới, cơ giới hóa và thủy lợi hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo khâu thu hoạch, chế biến, mà chính là tăng cường liên kết nông dân làm ăn lớn , gắn sản xuất với tiêu thụ, nâng cao giá trị hạt gạo. Đã có nhiều nghiên cứu về CĐL. Mô hình này trở thành “nguồn cung th

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Phân biệt i và y trong chính tả tiếng Việt

 SGGP,  Chủ nhật, 14/09/2014, 01:23 (GMT+7) Tồn tại mấy trăm năm qua, vấn đề i và y trong chính tả tiếng Việt đã được chính quyền thuộc địa Pháp đặt vấn đề cải cách từ đầu thế kỷ XX. Sau 30-4-1975 các cơ quan hữu quan như Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có những quy định về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước trước nay cũng đã tìm hiểu và có ý kiến, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Bởi vì chưa ai đặt vấn đề tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao trong vần tiếng Việt lại có cả i và y?”. Điều làm người ta bất ngờ là vấn đề chính tả của chữ quốc ngữ Latin này lại có nguồn gốc từ cách đọc chữ Hán tức có liên quan với âm vận học Hán ngữ. Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh (ảnh) với công trình “I và y trong chính tả tiếng Việt” (NXB Văn hóa - Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2014) đã làm rõ điều đó. Nhà nghiên cứu Ca Tự Thanh * PV:  Xin anh cho biết tổng quát về cuốn sách? * Nhà nghiên cứu CAO TỰ THANH:  Cách đây gần 30 năm, tôi nhận ra ngoà

Trăm năm Mỹ Tho đại phố

Trần Hữu Hiệp Báo Dân Việt điện tử ngày 11-9-2014 Mỹ Tho đại phố và Cù Lao Phố từng là 2 trung tâm thương mại lớn nhất Nam Kỳ. Đô thị cổ nhất đồng bằng này với lịch sử hơn 330 năm hình thành, trước cả Sài Gòn, đang vươn mạnh mẽ để trở thành đô thị loại I thứ hai trên đất Chín Rồng. Sách xưa còn ghi, từ thế kỷ thứ XVII, khi Mỹ Tho đại phố đã là đô thị sầm uất, thì Bến Nghé – Sài Gòn còn là một khu chợ nhỏ và Trấn Giang - Cần Thơ, thì hầu như chưa được biết đến. Mỹ Tho đại phố từng là đầu mối giao thương giữa người Việt, Hoa, Khmer, Ấn Độ và các quốc gia lân cận. Hàng ngày ghe thuyền từ khắp nơi tụ về đậu kín. "Ngựa xe như nước, áo quần như nêm", khung cảnh phố thị phồn vinh, tấp nập “trên bến, dưới thuyền”. Cầu Quay phố Mỹ  xưa Lịch sử đổi ngôi, khi tuyến xe lửa duy nhất của lục tỉnh, cũng là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương được người Pháp xây dựng, nối Hòn ngọc Viễn Đông với đại phố một thời, thì đèn Sài Gòn đã ngọn xanh, ngọn đỏ, còn đèn M

Nên buộc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen

Trần Hữu Hiệp ​ BáoTuổi Trẻ, 09/09/2014 TT - Có thêm những ý kiến ủng hộ việc cho phép trồng giống cây biến đổi gen nhằm có nguồn thay thế nhập khẩu.  Tuy nhiên, các chuyên gia đề nghị cần buộc dán nhãn trước khi đưa ra thị trường... Việc Bộ NN&PTNT cấp giấy xác nhận bốn giống bắp biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và Bộ Tài nguyên - môi trường cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đã chính thức mở đường cho thực phẩm biến đổi gen vào VN. Dư luận chung có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về “sự kiện mang tính lịch sử” này: ủng hộ và phản đối. Ưu thế nổi trội Cần phải thừa nhận giống cây trồng, vật nuôi biến đổi gen là thành tựu của công nghệ sinh học, giúp tăng đột biến năng suất, sản lượng sản phẩm. Từ góc nhìn kinh tế nông nghiệp, thành tựu này có thể giải nhiều bài toán hóc búa, trong đó có chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng lực cạnh tranh nông sản Việt và thu nhập nông dân. ĐBSCL đã từng chuyển trồng lúa sang trồng đậu nành, bông

Tổng quan về chính sách công

Mời quý anh, chị lớp bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính TP. Cần Thơ tải tài liệu về (Click vào) Ghi chú: đã mở chế độ chia sẻ tự do cho bất kỳ ai cập nhật Web. Máy tính cần cài đặt Microsoft Office 2010  trở lên và có Font Unicode để đọc được file PowerPoint 2010.  Tài liệu chỉ sử dụng học tập miễn phí, đề nghị các trang mạng không tải về rao bán và thu tiền với mọi hình thức. Cám ơn.  

Đưa thế giới ra đảo ngọc

Trần Hữu Hiệp (LĐ) - Số 206 ngày 04/09/2014 Tiếp sau việc mở “cổng trời”, “cửa bể” và đưa điện lưới quốc gia vượt biển Tây ra đảo ngọc; mới đây, tuyến cáp quang biển đầu tiên từ đất liền đã ra đảo Phú Quốc - đưa thế giới mạng đến với hòn đảo lớn nhất Việt Nam. Theo đó, đường truyền cáp quang viễn thông này được tích hợp bên trong tuyến cáp điện ngầm xuyên biển đã được hoàn thành vào đầu năm 2014. Tuyến cáp quang có dung lượng lên đến 20 GB/giây, tăng gấp 10 lần so với dung lượng đường truyền sóng viba đang khai thác trước đây. Phú Quốc giờ đã có Internet tốc độ cao, sử dụng MegaVNN, Internet cáp quang - FiberVNN, truyền hình theo yêu cầu MyTV, di động Vinaphone, các dịch vụ truyền dẫn số liệu. Trước đó, sân bay quốc tế Phú Quốc - “cổng trời của đảo” - là sân bay xây dựng mới đầu tiên của cả nước được đưa vào sử dụng vào năm 2012 tại xã Dương Tơ với tổng diện tích gần 1.000ha, tổng vốn đầu tư tương đương 1 tỉ USD, đạt chuẩn cấp 4E của ICAO. Sân bay có đường băng hạ - cất cá

Thương nhớ quà quê

Trần Hữu Hiệp   Báo Dân Việt, ngày  31 tháng 8 năm 2014 Là người thành phố hay ở xứ quê, ai mà không một lần thưởng thức những món quà quê. Mang phong vị ẩm thực, tính cách vùng miền, mỗi nơi mỗi khác. Nhưng quà quê đều giống nhau ở cái tình quê đậm đà, chân chất. Những năm tháng xa nhà lên Sài Gòn sống đời sinh viên, bạn bè tôi dân tứ xứ. Quà quê theo chân mỗi đứa, chen chúc trong khu nội trú, lăn lóc cùng những bữa ăn với “canh toàn quốc”, “nước mắm đại dương”... Nhớ thuở sinh viên đói ăn “Sáng ra cổng trường nhìn xe/Chị bán hàng thương tình cho ăn “bánh mì ký” (ký sổ nợ). Nhớ “Thằng bạn giường bên kể chuyện đêm hôm/Nằm mơ thấy bánh xèo, bánh khọt/Khi tỉnh dậy, giật mình, ngơ ngác/Miệng còn chép lia những món trong mơ”… Quà vặt một thời, ai còn nhớ chùm ruột, cóc xanh, xoài sống chua ngọt ngâm nước cơm thảo, ăn với muối ớt đỏ hay mắm ruốc? Nhớ mấy đứa bạn miền Đông, về quê quảy mít mang lên. Vậy là có món gỏi mít non ngon như thịt gà xé phay. Những món ăn từ cung đình Hu

Năng lực canh tranh VN: Vì sao chỉ tăng 2 bậc ?

Báo Thanh Niên, ngày 04/09/2014 03:00 Tin tức 0 Bình luận Fanpage Thanh Niên Tôi Viết Hôm qua 3.9, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố bảng xếp hạng  năng lực cạnh tranh  toàn cầu (Global Competttiveness Report) năm 2014. Theo đó, VN tăng 2 bậc, lên hạng thứ 68/144 nước. Trong khu vực ASEAN, VN có thứ hạng về cạnh tranh thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Như vậy, cho dù có một số tiến bộ về cải cách  thủ tục thuế, hải quan gần đây, năng lực cạnh tranh của VN hầu như không thay đổi nhiều trong cách đánh giá của WEF. Theo tổ chức này, các tiêu chí để đánh giá thứ hạng năng lực cạnh tranh của VN có cải thiện như: kinh tế vĩ mô (hạng 75), các tổ chức công (85), bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (104), độ hiệu quả của thị trường (91), chống tham nhũng (109), cơ sở hạ tầng - năng lượng (81), quy mô thị trường (34), thị trường lao động (49) và trình độ công nghệ (99). Tuy nhiên, các tiêu chí khá cơ bản này s