Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mo cau trong ký ức tuổi thơ

                                                                                                                                Trần Hữu Hiệp   Báo Điện tử Dân Việt, ngày 18-9-2014 “Trò chơi thuở bé, anh ưa kéo mo cau/ Chở em khắp ngõ vườn/ Cô bé mỹ miều, cười run run bờ vai/ Tay ôm chắc vành mo...” . Những ca từ da diết trong bài Người phu kéo mo cau của “ông hoàng nhạc sến” Vinh Sử đã đi vào lòng người bao thế hệ. Thấp thoáng qua nhạc điệu trầm buồn là những ký ức tuổi thơ, những trò chơi con trẻ, trò kéo mo cau ngày bé. Cau là loại cây trồng có ở nhiều nơi thuộc xứ nhiệt đới. Trầu cau là một hình tượng đẹp, có từ lâu đời trong tâm thức người Việt qua câu truyện Sự tích trầu cau. “Miếng cau nho nhỏ, miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương đã quệt rồi/ Có phải duyên nhau, thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi” (Hồ Xuân Hương). Cau cùng với miếng trầu là “đầu câu chuyện”. Bóng dáng hàng cau Thôn Vỹ đã làm nổi danh ông vua thơ tình Hàn Mạc Tử một thời. Dáng cau thẳng

Chợ lạ miền Tây mùa nước nổi

Vào mùa lũ, ở miền Tây xuất hiện những khu chợ chuyên bán đặc sản săn bắt được nhờ nước lên, như lươn, rắn, rùa, chuột, ốc, cua... Khi lũ rút, những chợ này cũng vắng khách dần. Cùng với các chợ rùa rắn, côn trùng, thủy hải sản, nhiều nhóm chợ nhỏ mua, bán sỉ các mặt hàng rau, hoa thủy sinh trong mùa lũ như bông súng, điên điển cũng được lập ở ven bến sông các vùng bi� Rắn được bán tại rất nhiều nơi ở miền Tây, từ chợ lớn đến chợ nhỏ, nhưng nổi tiếng nhất là các chợ vùng biên giới An Giang. Anh Nguyên Văn Tuấn, chủ cơ sở thu mua rắn ở chợ Khánh An, huyện An Phú (An Giang) cho biết, cứ từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là cơ sở anh tăng cường nhân công để mua, bán mặt hàng này. Bà Lương Thị Của, hơn 5 năm trong nghề kinh doanh rắn ở chợ xã Vĩnh Hội Đông, huyện An phú – An Giang thì cho biết, mặt hàng này chưa bao giờ vắng khách mua. Hiện mỗi ngày bà bán đến vài trăm kg rắn cho thương lái ở TP.HCM và các tỉnh miền Tây. Giá cao nhất là rắn ri voi với  550.000 đồng/kg, các loại kh

Phải làm rõ trách nhiệm

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 18/09/2014 TT - Lực lượng hùng hậu các cơ quan chức năng được giao quản lý nhưng thực tế thì hàng bẩn, hàng nhái, hàng đội lốt vẫn lọt vào mâm cơm của người tiêu dùng.  Ví von ba bộ cùng quản mâm cơm người dân của ông Nguyễn Quốc Triệu, bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ trước, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự và là câu hỏi lớn cho yêu cầu quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. đâu là thật, giả? Trong khi các cơ quan chức năng thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương khẳng định “làm hết trách nhiệm” kiểm soát, quản lý của mình, thì một lượng lớn trái cây Trung Quốc vẫn được hô biến thành trái cây trong nước hay của Mỹ với tem nhãn đầy đủ, có mặt từ chợ lớn đến chợ nhỏ, gây tâm lý hoang mang, lo ngại cho người tiêu dùng. Theo quy định, trái cây nhập khẩu vào VN phải có xác nhận kiểm tra chất lượng của Cục Bảo vệ thực vật mới được thông quan. Nhưng khi lưu thông trên thị trường, có gian lận thương mại hay gian lận về n

Đóng mác cá thát lát Hậu Giang

Trần Hữu Hiệp Báo Lao Động số 218, ngày 18-9-2014 Hậu Giang vừa công bố nhãn hiệu chứng nhận độc quyền “Cá thát lát Hậu Giang” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp cho Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh. Ý tưởng xây dựng thương hiệu (TH) cho các mặt hàng nông sản chủ lực khi tỉnh mới được thành lập cách đây 10 năm đã thành hiện thực. Con cá thát lát nổi tiếng miền Hậu Giang thịt ngọt, dai, giàu dinh dưỡng, dùng ngon miệng đã được đóng mác TH độc quyền. Nhãn hiệu chứng nhận “Cá thát lát Hậu Giang” là một loại TH tập thể, với những dấu hiệu đặc trưng thông qua chỉ dẫn địa lý, góp phần tăng giá trị kinh tế và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Để có được nhãn hiệu này, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã có nhiều nỗ lực phối hợp với các đơn vị thực hiện dự án Xây dựng và quản lý nhãn hiệu hơn 2 năm qua. Song, chứng nhận này chỉ là cái mác được đóng dấu, còn việc xây dựng và phát triển một TH là một quá trình phải liên tục đảm bảo chất lượng, số

Vốn ngoại vào ruộng lúa miền Tây

Trần Hữu Hiệp Báo Lao Động số 216 ngày 15-9-2014 Đồng Tháp có sản lượng lúa thứ 3 cả nước, là tỉnh đi tiên phong việc xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp để giải quyết những “điểm nghẽn” trong nông nghiệp , sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, manh mún, thiếu kết nối với thị trường tiêu thụ. Với kế hoạch hình thành khoảng 10.000 héc ta đất chuyên canh lúa theo mô hình cánh đồng lớn (CĐL), Đồng Tháp đã dọn đường cho vốn ODA Hàn Quốc vào đồng lúa xứ này. Cánh đồng lớn ở ĐBSCL Ý tưởng đóng cừ sạn, phá bờ thửa, mở rộng ruộng lúa đã nảy sinh nhiều năm qua. Nó được khẳng định qua thực tiễn xây dựng cánh đồng mẫu lớn, rồi CĐL và cánh đồng liên kết. Cái hay của những cánh đồng này là không chỉ tạo điều kiện tốt sử dụng giống mới, cơ giới hóa và thủy lợi hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo khâu thu hoạch, chế biến, mà chính là tăng cường liên kết nông dân làm ăn lớn , gắn sản xuất với tiêu thụ, nâng cao giá trị hạt gạo. Đã có nhiều nghiên cứu về CĐL. Mô hình này trở thành “nguồn cung th

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Phân biệt i và y trong chính tả tiếng Việt

 SGGP,  Chủ nhật, 14/09/2014, 01:23 (GMT+7) Tồn tại mấy trăm năm qua, vấn đề i và y trong chính tả tiếng Việt đã được chính quyền thuộc địa Pháp đặt vấn đề cải cách từ đầu thế kỷ XX. Sau 30-4-1975 các cơ quan hữu quan như Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có những quy định về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước trước nay cũng đã tìm hiểu và có ý kiến, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Bởi vì chưa ai đặt vấn đề tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao trong vần tiếng Việt lại có cả i và y?”. Điều làm người ta bất ngờ là vấn đề chính tả của chữ quốc ngữ Latin này lại có nguồn gốc từ cách đọc chữ Hán tức có liên quan với âm vận học Hán ngữ. Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh (ảnh) với công trình “I và y trong chính tả tiếng Việt” (NXB Văn hóa - Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2014) đã làm rõ điều đó. Nhà nghiên cứu Ca Tự Thanh * PV:  Xin anh cho biết tổng quát về cuốn sách? * Nhà nghiên cứu CAO TỰ THANH:  Cách đây gần 30 năm, tôi nhận ra ngoà

Trăm năm Mỹ Tho đại phố

Trần Hữu Hiệp Báo Dân Việt điện tử ngày 11-9-2014 Mỹ Tho đại phố và Cù Lao Phố từng là 2 trung tâm thương mại lớn nhất Nam Kỳ. Đô thị cổ nhất đồng bằng này với lịch sử hơn 330 năm hình thành, trước cả Sài Gòn, đang vươn mạnh mẽ để trở thành đô thị loại I thứ hai trên đất Chín Rồng. Sách xưa còn ghi, từ thế kỷ thứ XVII, khi Mỹ Tho đại phố đã là đô thị sầm uất, thì Bến Nghé – Sài Gòn còn là một khu chợ nhỏ và Trấn Giang - Cần Thơ, thì hầu như chưa được biết đến. Mỹ Tho đại phố từng là đầu mối giao thương giữa người Việt, Hoa, Khmer, Ấn Độ và các quốc gia lân cận. Hàng ngày ghe thuyền từ khắp nơi tụ về đậu kín. "Ngựa xe như nước, áo quần như nêm", khung cảnh phố thị phồn vinh, tấp nập “trên bến, dưới thuyền”. Cầu Quay phố Mỹ  xưa Lịch sử đổi ngôi, khi tuyến xe lửa duy nhất của lục tỉnh, cũng là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương được người Pháp xây dựng, nối Hòn ngọc Viễn Đông với đại phố một thời, thì đèn Sài Gòn đã ngọn xanh, ngọn đỏ, còn đèn M

Nên buộc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen

Trần Hữu Hiệp ​ BáoTuổi Trẻ, 09/09/2014 TT - Có thêm những ý kiến ủng hộ việc cho phép trồng giống cây biến đổi gen nhằm có nguồn thay thế nhập khẩu.  Tuy nhiên, các chuyên gia đề nghị cần buộc dán nhãn trước khi đưa ra thị trường... Việc Bộ NN&PTNT cấp giấy xác nhận bốn giống bắp biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và Bộ Tài nguyên - môi trường cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đã chính thức mở đường cho thực phẩm biến đổi gen vào VN. Dư luận chung có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về “sự kiện mang tính lịch sử” này: ủng hộ và phản đối. Ưu thế nổi trội Cần phải thừa nhận giống cây trồng, vật nuôi biến đổi gen là thành tựu của công nghệ sinh học, giúp tăng đột biến năng suất, sản lượng sản phẩm. Từ góc nhìn kinh tế nông nghiệp, thành tựu này có thể giải nhiều bài toán hóc búa, trong đó có chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng lực cạnh tranh nông sản Việt và thu nhập nông dân. ĐBSCL đã từng chuyển trồng lúa sang trồng đậu nành, bông