Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Miền Tây đón “sóng đầu tư” vào nông nghiệp?

Trần Hữu Hiệp Báo Lao Động, ngày 06/11/201 Trong khuôn khổ Diễn đàn MDEC-Sóc Trăng 2014, ngày 06.11, diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Đây là điểm nhấn của diễn đàn năm nay với chủ đề “Tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL”. Vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây của cả nước đang đón “sóng đầu tư” vào nông nghiệp, nông thôn? Cho đến nay, ĐBSCL vẫn là “vùng trũng” đầu tư nước ngoài mà nông nghiệp, nông thôn là chỗ trũng nhất. Trong số khoảng 16.000 dự án (DA) FDI với tổng vốn đăng ký 235 tỉ USD, thì lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ có hơn 500 DA với tổng vốn đăng ký khoảng 3,36 tỉ USD, chỉ chiếm 1,42%. ĐBSCL hiện có 838 DA FDI được cấp phép còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 11,136 tỉ USD, chỉ chiếm 4,75% tổng vốn FDI cả nước; lĩnh vực nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng rất thấp. Gần đây, đã xuất hiện những tín hiệu mới từ “vũng trũng”. Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác kinh tế Mekong - Nhật

Kiên Giang và mối thâm tình với Sơn Nam, Nguyễn Bính

Chủ nhật, 09/11/2014, 01:30 (GMT+7) Thi sĩ Kiên Giang là tác giả những bài thơ nổi tiếng Hoa trắng thôi cài lên áo tím, Tiền và lá, Ngủ bên chân mẹ… Ông cũng là soạn giả của những vở cải lương quen thuộc như Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới, Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Chi - Mỵ Nương và hàng trăm bản vọng cổ. Như người bạn văn tâm giao Sơn Nam và thi sĩ đàn anh Nguyễn Bính, Kiên Giang cả một đời phiêu bạt sống rày đây mai đó, cho đến khi trái tim đột ngột ngừng đập”... Tuổi 86, với chiếc áo khoác trắng quen thuộc, thi sĩ - ký giả Kiên Giang đĩnh đạc đến Hội Nhà báo TPHCM dự kỷ niệm 40 năm Ngày Ký giả ăn mày, được tổ chức vào ngày 12-10-2014. Đây là sự kiện quan trọng ở Sài Gòn trước đây mà ông là một trong những lãnh đạo chủ chốt xuống đường chống lại Sắc luật 007 của Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu áp dụng “bàn tay sắt” siết chặt báo chí, khiến cho nhiều tờ báo bị tịch thu phải đóng cửa, các chủ báo bị phạt và tù đày, khoảng 70% người làm báo bấy giờ

Đừng hành hành chính hóa nông dân

Huỳnh Xây - Chúc Ly  (Dân Việt) •07:09 - 06 tháng 11, 2014 Nhận diện thực trạng về sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) của vùng ĐBSCL dưới tác động của biến đổi khí hậu, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển là yêu cầu đặt ra của Hội thảo “Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL”, do Bộ NNPTNT phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức ngày 5.11 trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC - Sóc Trăng 2014) khai mạc vào tối cùng ngày. Đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức “Ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL đã và đang đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, vẫn còn sản xuất theo quy mô nhỏ, các mặt hàng có sức cạnh tranh kém, còn nhiều rủi ro do bị đe dọa bởi nguy cơ biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việc triển khai thực hiện liên kết vùng trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm triển khai đúng mức, chưa có cơ chế đặc thù để thu hút các nguồn đầu tư vào vùng được cho là đầy tiềm năng” - ông Sơn Minh Thắng – P

Đường vào của than và ngõ ra của điện

Trần Hiệp Thủy Báo Tuổi Trẻ, ngày 07/11/2014 07:02 GMT+7 TT - Ngày 6-11, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ký ghi nhớ với đại diện nhà đầu tư Tata Power, cam kết việc triển khai thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 trị giá 2,19 tỉ USD.  Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL - Sóc Trăng năm 2014.  Đây là dự án FDI lớn nhất vùng ĐBSCL từ trước đến nay, đưa tỉnh Sóc Trăng nhảy vọt 10 bậc, từ vị trí cuối bảng trong 13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đã leo lên vị trí thứ ba. Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 sau thời gian khởi công, còn ... ngày , tổ máy .... phát điện. Ảnh chụp giữa tháng 10-2014 Thông tin từ lễ ký kết, Nhà máy điện Long Phú 2 có tổng công suất 1.320 MW, dự kiến đi vào hoạt động năm 2019. Đây là một trong ba nhà máy điện thuộc Trung tâm điện lực Sóc Trăng mà trước đó Tập đoàn Tata, một trong những tập đoàn lớn nhất Ấn Độ, đã trúng thầu dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) xây dựng nhà máy. ĐBSCL đang

Liên kết xúc tiến đầu tư nông nghiệp Vùng ÐBSCL

Trần Hữu Hiệp B á o Đầu Tư, ngày 05-11-2014 Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long 2014 (MDEC - Sóc Trăng 2014), ngày mai (6/11) sẽ diễn ra Hội nghị Xúc tiến thương mại - đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là điểm nhấn của MDEC - Sóc Trăng 2014 với chủ đề “Tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Vùng ĐBSCL”. Nhật Bản muốn hợp tác phát triển nông nghiệp tại ĐBSCL MDEC đóng góp thiết thực cho phát triển ĐBSCL Kéo vốn tư nhân Hàn Quốc vào nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp kết duyên CNTT: Hái ra tiền hơn sản xuất smartphone! Doanh nghiệp nông nghiệp cần gì? Đại gia Việt bàn chuyện làm nông nghiệp “Vùng trũng” và tín hiệu mới Nông nghiệp không phải là một ngành “dễ ăn”, không thể kiếm tiền được từ lĩnh vực này nếu làm ăn không chuyên nghiệp và nghiêm túc Số liệu thống kê cho t

Thư viện VideoClip: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT. VTC Cantho

MDEC - tập hợp sáng kiến, nói và làm

Báo Lao Động , ngày 30/10/2014 Trần Hữu Hiệp Ngày 5.11.2014, Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL lần thứ 8 (MDEC - Sóc Trăng 2014) sẽ khai mạc tại TP.Sóc Trăng với chuỗi 11 sự kiện quan trọng theo chủ đề “Tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng ĐBSCL”. Thực tế 7 năm qua cho thấy, MDEC không chỉ là “diễn đàn để nói”, tập hợp các sáng kiến và đề xuất, mà quan trọng hơn là “diễn đàn để làm”, thực thi chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển vùng. Các ghi nhận từ đề xuất của diễn đàn được thể hiện qua quyết định đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, nguồn nhân lực, thích ứng biến đổi khí hậu. Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 25.3.2010 của Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức MDEC hàng năm. Chương trình hợp tác toàn diện giữa Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND TPHCM được ký kết và thực hiện, góp phần thúc đẩy hợp tác sâu rộng nội vùng và liên vùng. Dự thảo Quy chế thí điểm cơ chế liên kết vùng ĐBSCL do Bộ KHĐT trình Thủ tướng Chính phủ; các hoạt động xúc tiến đầu t

Cần thay đổi “Tư duy ngập nước”

Trần Hữu Hiệp Tuổi Trẻ Online, ngày 30/10/2014 TTO - Chưa thấy một kết quả khảo sát, điều tra nào được công bố về “thang đo thái độ” của người dân đối với ngập lụt đô thị. Nhưng nếu có, chắc rằng nhiều người sẽ “kêu khổ” vì phải “sống chung với ngập”. Cuộc sống người dân quá khổ vì ngập (ảnh chụp ngày 1-10 trên đường Tân Hóa, TP.HCM) - Ảnh tư liệu Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia được dự báo bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng. ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới sẽ bị ngập sâu và ảnh hưởng nhiều nhất. TP.HCM liền kề cũng không nằm ngoài. Theo “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng ở Việt Nam”, khi mực nước biển lên khoảng 12cm vào năm 2020, 17cm vào năm 2030, 30cm vào năm 2050 và 75cm vào năm 2100, thì sẽ có khoảng 40% diện tích ĐBSCL bị ngập. TP.HCM cũng bị ngập gần bằng mức đó. Không chỉ là “kịch bản”, tình trạng ngập úng đô thị đã xảy ra thường xuyên hơn, thời gian kéo dài hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sản xuất,