Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Phát triển mô hình cánh đồng lớn ở ĐBSCL: Gỡ “nút thắt” bằng chính sách

Báo Cần Thơ, Thứ năm, 28/05/2015 Mô hình cánh đồng mẫu lớn, hay cánh đồng lớn (CĐL) được triển khai ở vùng ĐBSCL từ năm 2011. Đến nay, sau gần 5 năm, mô hình này đã và đang khẳng định tính ưu việt của một phương thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, phù hợp với định hướng tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, CĐL còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của lúa gạo và cả sản phẩm ngành nông nghiệp. Khẳng định tính ưu việt Mô hình CĐL đã và đang khẳng định ưu việt vượt trội trong sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL.  Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết: Có 5 tiêu chí cơ bản để hình thành nên CĐL. Đó là: CĐL tiến tới hình thành vùng nguyên liệu. Doanh nghiệp tham gia cung ứng, hỗ trợ và hướng dẫn nông dân sử dụng giống, phân bón thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị cơ giới hóa và phải tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. Sở NN&PTNT các địa phương chỉ

Cần giải pháp tháo gỡ bất ổn cho mô hình “cánh đồng mẫu lớn”

Báo Lao động, ngày 29/05/2015 “Là hướng đi tất yếu, nhưng đến nay, mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế cùng những rào cản gây trở ngại cho sự phát triển hạt gạo”. Đó là nhận định được đưa ra tại hội nghị “cánh đồng lớn” diễn ra ngày 27.5 tại TP.Cần Thơ do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Tổng hội NNPTNT tổ chức… Thu hoạch lúa trên CĐML ở huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ. Ảnh: TR.L Người trồng lúa vẫn nghèo… Vùng ĐBSCL thực hiện mô hình CĐML từ vụ hè thu 2011, đến nay toàn vùng đã có khoảng 200ha triển khai theo mô hình này. Tính đến vụ hè thu 2014, có 101 doanh nghiệp (DN) trong vùng tham gia ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu lúa gạo cho nông dân. Tỉ lệ thành công của việc thực hiện hợp đồng giữa DN và nông dân tăng đáng kể, từ chưa đầy 30% (năm 2013) lên trên 55% (năm 2014)… Ông Phạm Văn Dư - Phó Cục Trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) - cho bi

Nặng gánh nỗi đau

SGGP, Chủ nhật,03/05/2015, 01:47 (GMT+7) Theo thống kê từ Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia cho thấy, trong 5 ngày nghỉ lễ, cả nước đã xảy ra 212 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết, bị thương và mất tích 287 người. Trong đó, có 132 người chết, bình quân mỗi ngày có khoảng 26 người ra đường đi chơi lễ vĩnh viễn không về nhà. Nỗi đau từ xe cộ, tàu thuyền không chỉ mới xảy ra. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm TNGT cướp đi mạng sống khoảng 1,2 triệu người, làm bị thương 50 triệu người trên thế giới. Việt Nam nhiều năm qua đã “góp phần lớn” vào con số đau thương đó. Bình quân trong năm 2014, sau một ngày, có 25 người Việt ra đường và vĩnh viễn không trở lại với người thân. Cứ một ngày trôi qua, cùng với 25 người chết là gần 70 người bị thương, thiệt hại nhiều tài sản, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. TNGT ngày càng nghiêm trọng hơn, hậu quả nặng nề hơn, nỗi đau dai dẳng, trĩu nặng thương tâm. Đó là trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Kim Ngọc ở An Giang bị xe trộn bê tôn

Xin cơ chế đặc thù, nhưng “quên” giải quyết đầu ra

Báo Giáo dục và Thời đại Vừa qua, tại TP.Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực cho Tây Nam bộ… Lại xin tăng chỉ tiêu tuyển sinh và quyền lợi! Cơ chế đặc thù trong đào tạo dựa trên quyết định số 1033/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển GD-ĐT và dạy nghề vùng ĐBSCL (giai đoạn 2011-2015); được áp dụng cho cả khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên; theo đó, cho phép các trường ĐH trong vùng tuyển sinh đào tạo theo hình thức cử tuyển, xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng; cho phép các trường ĐH ngoài khu vực Tây Nam bộ liên kết với trường đủ điều kiện trong vùng để đào tạo. Thành quả nổi bật trong đào tạo theo cơ chế này là ngành khoa học sức khỏe. GS.TS Phạm Văn Lình, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Cần Thơ, cho biết: “Từ năm 2008 đến 2014, ngoài đào tạo theo ngân sách, trường đào tạo theo địa chỉ sử dụng các tỉnh Tây Nam bộ 3.031 bác sĩ (BS), 1.193 dược sĩ (DS), 797 cử nhân. Góp phần nâng tỷ lệ BS/10.000

Cầu Cổ Chiên đưa Trà Vinh gần TP.Hồ Chí Minh

Báo Lao Động, ngày 19/05/2015 Sáng 16.5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát lệnh thông xe cầu Cổ Chiên dài 1.599m, tổng mức đầu tư 2.308 tỉ đồng. Cây cầu lịch sử này không chỉ nối đôi bờ vui giữa 2 tỉnh Bến Tre - Trà Vinh, mà còn kéo “thành phố đồng bằng cây cổ thụ” về gần hơn với thành phố mang tên Bác khoảng 70km, chấm dứt “qua sông, lụy phà” lâu nay và mở ra nhiều vận hội mới cho các tỉnh ven biển Đông của ĐBSCL. Phát triển hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá, thời gian qua được tập trung đầu tư, tạo diện mạo của vùng ĐBSCL. Hệ thống giao thông huyết mạch, trục dọc và ngang, cầu vượt sông lớn như Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Liễu, Đầm Cùng, Năm Căn … đã được đầu tư, hình thành mạng lưới giao thông rộng khắp, vừa liên kết nội vùng, vừa nối với TPHCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Việc đưa vào sử dụng cầu Cổ Chiên tạo thêm kết nối chặt chẽ giữa QL60 và QL1, giảm áp lực giao thông cho QL1, góp phần hình thành một tuyến giao thông hoàn chỉ

Nông dân miền Tây đi Tây bán hoa

Trần Hiệp Thủy Báo Lao Động, ngày 15/05/2015   Nhiều người quan tâm chuyến “Tây du” 10 ngày (từ 9 đến 18.5) của nông dân Sa Đéc đến các vùng trồng hoa nổi tiếng của Hà Lan, Đức, Czech để tham quan, học tập kỹ thuật trồng hoa và tìm hiểu thị trường, cơ hội hợp tác đầu tư để trồng, xuất khẩu hoa tươi ra thị trường thế giới. Đây là một trong những nội dung chính nằm trong kế hoạch phát triển làng hoa kiểng Sa Đéc đến năm 2020 của tỉnh Đồng Tháp. ·         Trăm năm Sa Đéc phố và hoa ·         Đồng Tháp: Nhà vườn TP.Sa Đéc thi trồng hoa đẹp - trang trí nhà hoa, vườn hoa đẹp ·         Làng hoa Sa Đéc ·          Sa Đéc - thành phố thứ 2 của Đồng Tháp, thứ 14 của ĐBSCL - là một trong những vùng trồng hoa kiểng lớn nhất vùng với diện tích hơn 400ha, có hơn 2.000 hộ trồng và kinh doanh hoa kiểng. Hằng năm, làng hoa Sa Đéc cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng chục triệu giỏ hoa các loại. Sa Đéc như một lẳng hoa lớn đặt giữa đôi dòng sông Tiền, sông Hậu. Hoa kiểng S

Thư viện VideoClip: NGÀNH MÍA ĐƯỜNG TRƯỚC HỘI NHẬP

Lan man bên cầu Mỹ Thuận

Trần Hiệp Thủy   (Dân Việt) 07 tháng 5, 2015 30 năm trôi xa, nhưng mỗi khi có dịp qua cầu Mỹ Thuận, lòng tôi lại miên man những kỷ niệm xưa của thời sinh viên gian khó, bồi hồi nhớ cảnh qua bắc, kẹt xe và bao nhiêu chuyện cũ... Nghe ông tôi kể, thời xa lắm, dân lục tỉnh Nam Kỳ từ miệt trên Nam Vang, Châu Đốc xuống, từ Sài Gòn, Mỹ Tho qua, phải đi ghe bầu hoặc xuồng ba lá vượt sông Tiền, sông Hậu. Bắc Cần Thơ nghe đâu được người Pháp xây vào khoảng những năm đầu 1900 phục vụ cho giao thông cơ giới. Còn bắc Mỹ Thuận có từ khi nào? Tôi chẳng rõ, chỉ biết khi ba tôi sinh ra, nó đã có rồi. Nhớ những đêm chèo ghe trên dòng sông Tiền, giữa hai bờ bạt ngàn cây trái xứ quê, ngang nhà ai có máy thâu băng, nghe giọng Minh Cảnh, Chí Tâm hát bài vọng cổ “Quán nửa khuya” mà không dám khua chèo động nước cho ghe đi chầm chậm để nghe hết câu ca “Tôi về Nha Trang với thùy dương cát trắng. Tôi trở lại Long Hồ thăm chợ Trường An. Sông Mỹ Thuận lục bình trôi tản mạn. Bến Vân Lâu trăng ngập cả