Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Con gái Hà Nguyên biểu diễn Piano "IT'S A SMALL WORLD"

Nhớ cái hàng ba mái nhà xưa

Trần Hiệp Thủy   Dân Việt , 02 tháng 4 năm 2015 Ở miền Tây Nam Bộ bây giờ, chẳng còn mấy đứa trẻ nào biết và gọi tên phần hành lang trước mỗi ngôi nhà là “cái hàng ba” như lứa tuổi 6 X chúng tôi trở về trước, để nhớ, để thương về cái hàng ba đong đầy kỷ niệm ấu thơ. Cho tôi một vé đi về miền… tuổi thơ. Nơi đó là quê nội, tôi đã sống thời thơ bé. Nơi có hàng cau thẳng đứng thân cây, cạnh vườn trầu mượt vàng lá thắm. Có cái hàng ba mang bóng nắng mái hiên rọi xuống cho tôi biết giờ đi học buổi chiều vì nhà nghèo không có đồng hồ để định “cái thời gian”. Hàng ba là gì? Sao gọi hàng ba? Có lẽ nó là đặc sản phương ngữ Nam Bộ. Người miền Bắc, ngoài Trung, không nghe ai gọi thế. Người ta gọi “hành lang” hay “thềm nhà”. Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2011; từ điển Từ và ngữ của giáo sư Nguyễn Lân; NXB Tổng hợp TP. HCM 2006, tôi tra mãi cũng không có từ này. Theo từ điển Từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín, NXB Chính trị Quốc gia, 2009, trang 603, thì “hàng ba” là hành lang phía

Những người nông dân tài hoa | HGTV

PHÚ HUÂN - BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI VN: THẬT GIẢ LẪN LỘN

LIÊN KẾT SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Hội thảo Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững: Bài 2 - Định hình các giải pháp then chốt

SGGP, thứ năm, 03/12/2015, 12:46 (GMT+7) Trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện sắp tới, ngành nông nghiệp phải chuẩn bị các bước đi thích hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để làm được điều này, liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau hay giữa các tổ chức kinh tế với cơ sở sản xuất, hộ nông dân để phát huy thế mạnh của mỗi bên nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh, thương hiệu, uy tín thị trường là một xu thế tất yếu. Bên cạnh đó, việc rà soát lại cơ chế chính sách, thúc đẩy kinh tế hợp tác, tái cơ cấu và đổi mới toàn diện ngành nông nghiệp cũng là những vấn đề mà các đại biểu tham dự hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững” bàn thảo, kiến nghị nhiều giải pháp quan trọng. Liên kết - yếu tố sống còn “Chúng ta đang có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nước nhà, nhưng đồng thời, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức vì nền nông nghiệp rất dễ bị tổn thương. Đã đến lúc chúng ta khôn

TS Trần Du Lịch: cái gốc là chính sách với nông nghiệp

  TBKTSG, thứ Ba,  1/12/2015, 17:26 (GMT+7) Trung Chánh (TBKTSG Online) – Để giải quyết được bài toán liên kết chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp thì phải đi từ cái gốc của vấn đề, tức phải thay đổi chính sách, chứ không thể có được thành công từ việc bàn đến phần ngọn, theo tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM. Phát biểu tại hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững” được tổ chức tại Bến Tre hôm nay 1-12, ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, đặt một loạt câu hỏi: “Tại sao có một bộ phận nông dân phải dùng hóa chất trong sản xuất? Tại sao chúng ta để nông dân làm như vậy? Chính sách chúng ta như thế nào?” Ông Lịch cho biết, ông không trách người nông dân vì họ phải cạnh tranh để tồn tại, nhưng cho rằng cần phải thay đổi cách làm bởi giá cả tuy là yếu tố quan trọng, nhưng chất lượng sản phẩm còn quan trọng hơn vì nó mới là yếu tố để cạnh tranh và tồn tại trong bối cảnh hội

Tái cơ cấu và phát triển bền vững nền nông nghiệp đồng bằng

Báo Đồng Khởi, ngày 01 tháng 12 năm 2015 Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước, có địa bàn nông thôn rộng lớn, lực lượng nông dân đông đảo, là vùng nguyên liệu lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, đặc biệt là các loại nông sản chủ lực lúa gạo, thủy sản và trái cây nhiệt đới.  Hội nhập, cạnh tranh, phát triển hay tụt hậu đang là thời cơ và thách thức lớn của nền nông nghiệp Việt Nam mà ĐBSCL là trọng điểm. Hệ quả tích cực hay tiêu cực của hội nhập quốc tế và khu vực ASEAN như thế nào phụ thuộc vào việc tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức của vùng này trong thời gian tới. Tình hình phát triển nông nghiệp ĐBSCL thời gian qua Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL”, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân trong vùng ĐBSCL đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, đã đ