Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Long An đắp 6 đập tạm ngăn mặn xâm nhập

Câu chuyện mà một số tờ báo phản ánh mấy ngày qua vừa có câu trả lời, Long An đâu có "phụ tình" Tiền Giang, thật ra tỉnh này cũng có nhu cầu đắp đập ngăn mặn cho dân mình mà ... (ĐSPL) – Tỉnh Long An đang gấp rút tiến hành đắp 6 đập tạm để ngăn xâm nhập mặn vào khu vực Đồng Tháp Mười. Theo tin tức trên báo Tri thức trực tuyến, chiều ngày 7/4, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Long An đã tiến hành khởi công đắp đập tạm tại các kênh Bà Hai Màng, Ông Nhượng, Bà Định, Thủ Cồn, La Khoa, Bến Kè (địa bàn huyện Thạnh Hóa) để chống nước mặn xâm nhập vào Vùng dự án Bắc Đông (các tỉnh Long An, Tiền Giang). Công trường thi công đập tạm ngăn mặn xâm nhập tại Long An. (Ảnh: Zing.vn) Báo này cũng dẫn lời ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An, cho biết, việc đắp 6 đập ngăn mặn này sẽ cứu được khoảng 1.000 ha khoai mỡ, 1.000 ha khóm và 650 ha lúa vụ Đông Xuân muộn của một số xã thuộc tỉnh Long An, và khoảng 10.000 ha khóm ở huyện Tâ

“Thượng đế” bất ngờ với cá ...đeo thẻ ở siêu thị

TÚ UYÊN Báo Pháp luật TPHCM, Thứ Sáu, ngày 8/4/2016 (PL)- Nhờ cá bán ở siêu thị đeo thẻ nên khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, đơn vị cung cấp. TIN LIÊN QUAN ·           Bộ trưởng Cao Đức Phát xin lỗi vì nói chưa hết ý ·           Nông sản năng suất thấp, giá cao không thể vào siêu thị ·           Mê hồn trận thịt... sạch ·           TP.HCM công bố địa điểm bán thực phẩm VietGAP ·           Mô hình trồng rau VietGap khép kín của Vingroup Nhiều siêu thị đã chủ động bắt tay với nông dân, trang trại và các hợp tác xã để sản xuất cá, tôm, rau củ quả… sạch phục vụ “thượng đế”. Bất ngờ với cá… đeo thẻ Tại hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry, khách hàng không khỏi ngạc nhiên khi thấy ở khu vực bán thủy hải sản có nhiều loại cá như cá chẽm, cá thu, cá bớp… đeo thẻ. Trên thẻ có thông tin về loài cá, số seri, nguồn gốc hàng. Ngoài ra, những khay đựng cá đã được sơ chế, đóng gói cũng dán nhãn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông n

Tiền Giang bất ngờ khi Long An không giúp ngăn mặn

Bài trên báo Tuổi Trẻ. Có thể xem đây là "Xung đột lợi ích địa phương" mà mình đã cảnh báo cách đây 9 năm (2007) trên 1 bài báo?  Đừng vội lên án Long An "phụ tình" Tiền Giang khi trước đó đã từng được bạn giúp. Khó có sự tự nguyện hy sinh, nếu không có một cơ chế pháp lý từ Trung ương rõ ràng về việc "liên kết" hay "điều phối liên tỉnh" cho vấn đề tương tự. KHung pháp lý đó cần định rõ sự tự nguyện và nghĩa vụ bắt buộc để hài hòa lợi ích, vai trò điều tiết của TW. Lưu bài này để tiếp tục theo dõi xem. 4.2k 25 Trước đó Tiền Giang từng mở cống Bảo Định đưa nước vào vùng dự án thủy lợi Bảo Định cứu 16.000 ha lúa đông xuân của tỉnh Long An. Chiều 5/4, ông Lê Văn Hoàng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết Ban thường vụ Tỉnh ủy Long An không đồng ý đắp đập tại 5 con rạch tiếp giáp sông Vàm Cỏ Tây ngăn nước mặn xâm nhập theo đề nghị của tỉnh Tiền Giang. Dù vậy, ông Hoàng không nói rõ lý do vì sao Long An không đắp đập. Tiền G

Thư viện VideoClip: THỜI SỰ VTV1 NGÀY 15-3-2016

Thư viện VideoClip: XK GẠO TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA HẠN, MẶN

Thư viện VideoClip: ĐOÀN CÔNG TÁC BỘ NÔNG NGHIỆP KHẢO SÁT HẠN, MẶN ĐBSCL

Từ “thoát lũ” sang “trữ ngọt”

Trần Hữu Hiệp Báo Cần Thơ, thứ năm, 31/03/2016 Đó là đề nghị của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Trần Thanh Nam với lãnh đạo các địa phương trong chuyến đi làm việc tại các tỉnh Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long kiểm tra thực tế tình hình thiệt hại do hạn, mặn và yêu cầu rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủy lợi để chủ động thích ứng với BĐKH. Cơn hạn trăm năm khốc liệt nhất như gom hết nắng đổ xuống "vựa lúa quốc gia" cùng với việc mất lượng nước lớn từ dòng Mê Kông, nước biển lấn sâu vào nội đồng, có nơi gần trăm km đang hoành hành, tác động xấu đến nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống người dân ĐBSCL. Con số thống kê toàn vùng vào trung tuần tháng 3 là khoảng 200.000 ha lúa thiệt hại, 500.000 ha lúa không xuống giống kịp thời vụ, một diện tích lớn vườn cây ăn trái, nuôi thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gần 1 triệu người dân trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt … Mức thiệt hại này chắc chắn chưa dừng lại. Thiên tai là điều khó tránh.

Phải liên kết và thích ứng với hạn, mặn gay gắt

Báo Gia đình Việt Nam, ngày 30-3-2016 Đối phó hay thích nghi trước trận hạn mặn lịch sử này tại ĐBSCL? Ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Kinh tế, BCĐ Tây Nam bộ nói cần phải liên kết vùng để vượt qua. Trần Hữu Hiệp Hạn, mặn lịch sử tại ĐBSCL trong vòng 100 năm qua đã khiến hàng trăm ngàn hộ dân trong vùng đang thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng. Hàng triệu gia súc đói khát vì không có thức ăn, nước uống phải bán tháo chịu lỗ 10 triệu đồng/con. Thảm cảnh sẽ còn kéo dài nếu nước từ thượng nguồn chưa về kịp và không có mưa sớm. Đứng trước tình hình cấp bách hạn mặn lịch sử đang diễn ra khốc liệt và gây thiệt hại trầm trọng này, cần xác định mục tiêu của chúng ta là đối phó hay thích nghi với hạn, mặn? Tại sao Israel có nhiều diện tích đất là sa mạc nhưng họ vẫn phát triển những dự án nông nghiệp hàng đầu thế giới; hay như Hà Lan có khoảng 27% diện tích nằm dưới mực nước biển nhưng lại là quốc gia xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu châu Âu. Do đó, vấn đề nông nghiệp ĐBSC