Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thư viện VideoClip: DI CHỨNG HẠN, MẶN - VTC16

Thư viện VideoClip: VTV NGUY CƠ MẤT THỊ TRƯỜNG CÁ TRA

Hôm nay, ngày của mẹ

Chủ nhật thứ 2 trong tháng 5 hàng năm là Ngày của mẹ. Nhớ một bài thơ, từ những năm 80, mình đã đọc một mạch và thuộc, đến bây giờ chưa quên. Xin tặng mọi người, vui khi còn mẹ, một chút bùi ngùi sẻ chia với người không còn mẹ trên đời. Vĩnh viễn từ nay Võ Văn Trực Vĩnh viễn từ nay con không thấy mẹ nữa rồi Con nghĩ thế, nước mắt trào nóng bỏng. Đất quá rộng và bầu trời quá rộng Con lặng ngồi bé nhỏ giữa hoàng hôn Nhìn nuối theo bóng mẹ cuối đường thôn Rồi xa hút lẫn trong màu nắng nhạt Phía đồng ấy màn chiều dăng man mác Nấm cỏ rầu côi cút giọt sương rơi... Vĩnh viễn từ nay con không thấy mẹ nữa rồi Con thoáng nghĩ...(cơn gió về lạnh quá): Bốn mươi tuổi con từng đi khắp ngả Chân dạn dày gai góc với mưa bom Đến bữa rày mới thấy thật đời con Giã từ mẹ - giã từ thời thơ bé. Khung cửa nhỏ mẹ ngồi chiều nắng xế Ôi hôm nay khung cửa rộng dường bao. Con đã về đây con hỏi con chào Sao chẳng thấy mẹ đáp lời thương mến? Sao chẳng thấy mắt mẹ nhìn âu yếm? Nén hương

Di chứng hạn mặn

Báo Tuổi Trẻ, ngày 06/05/2016 Trần Hữu Hiệp TTO - Trận hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử vẫn đang hoành hành, tác động nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và đời sống người dân ĐBSCL. 10/13 tỉnh ở ĐBSCL đã công bố thiên tai, gần 225.000ha lúa, hơn 6.600ha hoa màu, 5.000ha nuôi thủy sản bị thiệt hại, 9.400ha cây ăn quả bị ảnh hưởng, hàng trăm ngàn hộ dân, các bệnh viện, trường học vùng hạn mặn đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Ở góc nhìn khác, chỉ riêng hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng đã có hơn 40.000 người bỏ quê đi làm ăn xa trong điều kiện túng quẫn là một chỉ dấu đáng lo ngại. Tác động của hạn mặn không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm mất sinh kế của người dân và đang để lại những di chứng xã hội ở nông thôn miền Tây Nam bộ, vốn được xem là một không gian an bình, đáng sống. Di dân tự do trước các tác động tiêu cực không phải đến bây giờ mới xảy ra. Mấy năm gần đây đã có bộ phận không nhỏ nông dân, nhiều nhất là những người trẻ tuổi, bỏ

ĐBSCL: Trước bước chuyển lịch sử

                                                                                                                             Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam 29/04/2016 Kỷ niệm 41 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước , nhìn lại thành tựu hơn 30 năm qua, càng thấy rõ ý nghĩa lớn lao của sự nghiệp Đổi Mới, đã tạo ra thế và lực mới cho nông nghiệp ĐBSCL. Sau hơn 30 năm đổi mới, vùng ĐBSCL đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nước thiếu lương thực, vươn lên trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, nhiều sản phẩm nông nghiệp của vùng đã vươn xa, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Tiếp nối Đổi Mới, hội nhập đang mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng cũng nhiều thách thức. Hệ quả tích cực hay tiêu cực của hội nhập quốc tế phụ thuộc vào việc tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức của vùng này trong thời gian tới. Điểm tựa tầm nhìn Hội nhập kinh tế quốc tế đang tỏa nhiệt khi hàng ngoại “đổ bộ” vào thị trường nội với quy mô lớn, tạo ra sức ép cạnh tranh mạnh mẽ

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: Liên kết phát triển mô hình “cánh đồng mẫu lớn”

Báo Cần Thơ, t hứ năm, 28/04/2016 Thời gian qua, nông dân mạnh dạn liên kết với nhau và liên kết với doanh nghiệp để xây dựng mô hình "cánh đồng mẫu lớn- CĐML, trong sản xuất lúa tại nhiều địa phương ở ĐBSCL đã nâng cao được hiệu quả sản xuất. Song, qua thực tiễn phát triển, mô hình CĐML tại ĐBSCL cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế cần sớm được khắc phục để đáp ứng yêu cầu mới về hội nhập quốc tế và thích ứng biến đổi khí hậu. * Khẳng định hiệu quả CĐML (nay được nhiều nơi gọi là cánh đồng lớn-CĐL) là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, có quy mô ruộng đất lớn, với mục tiêu tạo ra sản lượng nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, những năm gần đây ở ĐBSCL xuất hiện mô hình CĐML đã bước đầu đáp ứn

Thư viện VideoClip: HIỆU QUẢ KTXH CÁNH ĐỒNG LỚN Ở ĐBSCL

Mô hình cánh đồng mẫu lớn chỉ sống được khi hài hòa lợi ích giữa các bên

B áo Đại Đoàn kết, ngày 26-4-2016 Ngày 26/4, Học viện chính trị khu vực IV tổ chức hội thảo khoa học, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường “Cánh đồng mẫu lớn ở khu vực ĐBSCL”. Cánh đồng mẫu lớn. Mô hình sản xuất trên “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở ĐBSCL được manh nha tại An Giang năm 2009 – 2010, đây được xem là giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu nên nông nghiệp, nâng cao gia trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững. Từ đó mô hình được nhân rộng ra nhiều tỉnh ở vùng ĐBSCL diện tích không ngừng tăng theo từng vụ lúa, năm 2010 toàn vùng có 3.000 ha, đến nay đã lên tới 146.353 ha. Từ đó cho thấy việc sản xuất lúa theo mô hình CĐML đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội môi trường cho nền sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, từng bước đưa nền nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL đi lên sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại. Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh, Viện Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia TP HCM: Chúng ta nên học tập các