Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

“Lột xác” con tôm Việt

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 08/02/2017 TTO - Hơn cả “một công xưởng nuôi tôm của thế giới”, vùng ĐBSCL phải thật sự trở thành một “trung tâm sinh thái nuôi tôm” gắn với nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học... để con tôm Việt thật sự “lột xác”. Ngay những ngày làm việc đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương đã vào tận Cà Mau chủ trì hội nghị “Phát triển ngành tôm Việt Nam”.  Một làn gió mới đầu năm được thổi lên với nhiều kỳ vọng cho con tôm Việt vượt qua các điểm nghẽn tăng trưởng, vươn tầm thế giới với vị thế mới.  Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bến Tre là 5 tỉnh ĐBSCL nhiều năm liền đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng tôm nuôi, cung cấp khoảng 70-80% sản lượng và giá trị xuất khẩu. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành nuôi, chế biến, xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản ĐBSCL, Việt Nam nói chung đã tạo ra kỳ tích đáng ghi nhận. Sau lúa gạo, rồi vượt lên trên lúa gạo, con tôm

Thư viện VideoClip: BÀN TRÀ XUÂN 2017. THVL

Thư viện VideoCliP Phim tài liệu THVL: HTX KIỂU MỚI Ở ĐBSCL

Ghi nhận của THVL về HTX kiểu mới ở vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia ĐBSCL, lời bình đoạn kết khá hay. HTX kiểu mới có gì mới? Trong phim, có phụ đề ghi tui là Tiến sĩ (đoạn phim từ phút 22'15). Xin nói cho rõ, tui không phải là Tiến sĩ. Tui là một nông dân được đi học và cầm bút, gõ máy tính.

Thư viện VideoClip: NHẬN THỨC LẠI VAI TRÒ CÂY LÚA. THVL

Đổi mới tư duy xuất khẩu gạo: trọng cung hay trọng cầu?

Trần Hữu Hiệp TBKTSG, Chủ Nhật,  25/12/2016 Tái cấu trúc ngành hàng và thị trường gạo đang là đòi hỏi bức bách hơn là định chỉ tiêu xuất khẩu gạo. Trong ảnh: Kho gạo của một doanh nghiệp ở (TBKTSG) - Việc thay đổi tư duy sản xuất và xuất khẩu gạo là đúng, đã nói đến nhiều nhưng vì sao đến nay vẫn chưa làm được và sắp tới phải làm như thế nào để nông dân, người dân được hưởng lợi nhiều hơn? Câu trả lời không nằm ở chỗ giảm lượng gạo xuất khẩu xuống còn 2-3 triệu tấn thay cho 7-8 triệu tấn gạo hàng năm. Vấn đề không phải là xuất khẩu bao nhiêu tấn gạo mỗi năm Không phải ngẫu nhiên mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) muốn giảm lượng gạo xuất khẩu xuống gần 3 lần so với hiện tại. Thống kê xuất khẩu gạo cả nước 11 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt hơn  4,5 triệu tấn, giảm 25% về lượng, 20% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Ước xuất khẩu gạo cả năm chỉ đạt khoảng hơn 5 triệu tấn. Tham luận tại tại hội thảo “Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam” do Bộ Công

THVL. Phim tài liệu: Chạy lở

2 đoạn phỏng vấn hiepcantho phút 13 và phút 15.

CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ THỜI HIỆN ĐẠI

Đọc quá nhiều bài báo viết về ông vụ phó 26 tuổi cũng bị mỏi mắt. Tôi đọc Cáo Bình Ngô, thấy Nguyễn Trãi dạy: “ Lấy đại nghĩa thắng hung tàn/Lấy chí nhân thay cường bạo”. T ui ngẫm sự đời, rồi đóng phây, tắt điện thoại và chuyển sang viết truyện cổ tích. Ai thích thì đọc chơi, không thì thôi, xin đừng hỏi lại. Tui xin giữ nguyên tắc, giữ bản quyền câu chuyện cổ tích mà ai cũng biết.   “ Ngày xửa ngày xưa, có 1 cô bé hay quàng một chiếc khăn màu đỏ, mọi người thấy vậy nên gọi cô là Cô bé quàng khăn đỏ … ”. Truyện này, mọi trẻ con đều biết, nên tôi xin kể vắn tắt, đoạn gần kết cho nhanh. Sau khi lừa ăn thịt được bà cháu cô bé Khăn Đỏ, thay vì chạy làng, sói hả hê, đánh giấc ngon lành. Tình cờ (không phải, nhờ dư luận dân làng chỉ bảo), bác thợ săn phát hiện ra sói gian ác, giơ súng lên định bắn. Nhưng ông thoáng nghĩ, bụng sói to, chắc mới ăn thịt ai đây, bèn lấy dao mổ bụng sói, nên cứu được 2 bà cháu Khăn Đỏ. Đáng lẽ tiêu đời lão sói gian ác mà khắp dân làng đều căm ghét. Nh

LỜI TỪ CHỐI KHIẾM NHÃ

Mấy ngày qua, nhiều người quen, bạn bè cả nước, các bạn phóng viên quan tâm hỏi tui (tui cảm ơn). Chuyện bổ nhiệm vụ phó "ma", ông vụ phó 32 ngày , từ trên trời rơi xuống, biết 5 ngoại ngữ .... có thật không? Câu trả lời thường trực của tui là "báo chí đăng rồi mà, tui cũng đọc như vậy" (đối với người thân, bạn bè) và "Xin vui lòng liên hệ người ký quyết định và thủ trưởng cơ quan" (đối với phóng viên). Mấy ngày qua, tin nhắn vô máy nhiều như tin nhắn rác, điện thoaị reo liên tục. Nhiều cuộc gọi tui không trả lời. Thật là bất nhã. Nay mượn stt này trả lời chung. Có gì chưa thấu đáo, các bạn phóng viên “Vui lòng hỏi người phát ngôn cơ quan”. Từ chối trả lời việc mình biết, có thể trả lời được quả là bất nhã. Đó không phải là cách ứng xử lâu nay của tui với bạn bè, báo chí. Tôi giữ “quyền im lặng” cho đến khi ông Sơn Minh Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực, Thiếu tướng Nguyễn Đoàn Kết, Ủy viên Chuyên trách BCĐ Tây Nam Bộ trả lời trên báo Tuổi Trẻ