Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Điều kiện kinh doanh bị 'chặt khúc', doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó

Báo Tin T ứ c, TTXVN, ngày 21/06/2017 Mặc dù đã đạt được thành tích tăng trưởng vượt bậc trong nhiều năm nhưng ngành lúa gạo vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức và rào cản về chính sách khiến năng lực cạnh tranh bị giảm sút. Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: Đình Huệ/TTXVN Vẫn còn bất cập Không thể phủ nhận, suốt một thời gian dài, Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo đã giúp cải thiện tình hình lộn xộn về xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cùng với đó, những quy định khắt khe của Nghị định này còn giúp sàng lọc và loại bỏ các thương nhân không có thực lực cũng như định hướng thương nhân đầu tư lâu dài.  Tuy nhiên, sau 7 năm áp dụng vào thực tiễn, đến nay Nghị định 109/2010/NĐ-CP đã có những bất cập cần phải thay đổi cho phù hợp. Nhưng, “chỉnh sửa” hay “làm mới” đang là vấn đề được nhiều ý kiến đưa ra và đề nghị Chính phủ cân nhắc. Bởi, nếu thiếu công cụ quản lý hiệu quả thì ngành kinh doanh nhạy cảm như xuất khẩu gạo dễ trở nên bá

Giải quyết từ gốc

Mục sự kiện & Vấn đề, báo SGGP Thứ Bảy, 10/6/2017 “Giải cứu” thịt heo đang làm nóng nghị trường Quốc hội và truyền thông thời gian qua. Vào Google gõ 2 từ “giải cứu”, trong 0,61 giây lập tức có ngay hơn 9,6 triệu kết quả như một ma trận. Từ việc kêu gọi giải cứu các mặt hàng nông sản như dưa hấu, chuối, hành tím, ớt, gừng, cá tra, cá sấu, thịt lợn đến... giải cứu giáo viên. Để giải cứu nông sản, nhiều hoạt động mang tính nhân văn được phát động, từ kêu gọi, vận động đến quy định chỉ tiêu phấn đấu kiểu như: mỗi giáo viên phải mua ít nhất 10kg thịt lợn/tháng, đoàn viên, thanh niên đi bán dưa hay ăn dưa hấu là yêu nước, thương nông dân, rồi chỉ đạo “bộ đội ăn thịt lợn” để góp phần tiêu thụ lợn. Tình trạng này đã xảy ra mấy năm qua, là câu hỏi cũ chưa có lời giải mới. “Tín hiệu trục trặc” của thị trường nông sản và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của nó đã bộc lộ với điệp khúc nông sản “trúng mùa mất giá, được giá hết hàng” trong vòng luẩn quẩn nhiều năm qua.

Thư viện VideoClip: SẠT LỞ Ở ĐBSCL - NHÌN TỪ BẤT CẬP KHAI THÁC CÁT

Chuyện buồn ở xã Ba Chúc làm nhức nhối lòng người

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 07/06/2017 09:08 GMT+7 TTO - Sự việc 'Hàng trăm huân, huy chương bị bỏ quên suốt 30 năm' ở xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã gây bức xúc trong dư luận. Giải pháp nào để không tái diễn chuyện nhức nhối này? Các liệt sĩ hy sinh, chắc chắn không vì muốn có tấm bằng để treo trong nhà. Hãy ứng xử trân trọng với quý khứ là ươm mầm cho tương lai.   Sau khi vụ việc được phát hiện, cơ quan chức năng tỉnh An Giang đã vào cuộc, lập đoàn thanh tra liên ngành làm việc với huyện và cơ sở, tổng kiểm tra, rà soát các chế độ đối với hàng trăm trường hợp người có công, gia đình chính sách bị bỏ quên, với cam kết “không để đối tượng chính sách nào bị thiệt thòi” và làm rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị. Nhức nhối lòng người Nhưng vấn đề không nằm ở chỗ “khắc phục hậu quả” hay “bù lỗ” cho sự thiệt thòi của người có công do tiền thưởng bị mất giá qua mấy mươi năm, mà quan trọng hơn là yêu cầu xử lý trách nhiệm những người liên quan.

Lập “bản đồ tư duy” ứng phó sạt lở

Trần Hữu Hiệp SGGP thứ tư, 31/5/2017 06:41 Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Trung ương vừa thị sát thực tế tình hình sạt lở nghiêm trọng tại Cà Mau, đồng thời, chỉ đạo các giải pháp ứng phó trước mắt cũng như lâu dài các tình huống thiên tai cũng như “nhân tai” gây nên. Thời gian qua, liên tục các vụ sạt lở nghiêm trọng dọc bờ sông Tiền, sông Hậu và ven biển ĐBSCL đã xảy ra, tạo ra các cuộc “chạy lở” bất an. Chính quyền tỉnh An Giang phải dùng biện pháp cưỡng chế để bảo vệ an toàn tính mạng người dân, còn lại chấp nhận để miệng hà bá nuốt chửng một góc thị tứ sung túc bên bờ sông Vàm Nao. Liền sau đó, Đồng Tháp cũng phải ban bố tình trạng khẩn ứng phó sạt lở. Các đoàn công tác của các nhà khoa học, lãnh đạo bộ, ngành Trung ương liên quan và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp khảo sát, chỉ đạo các giải pháp khắc phục trước mắt, lâu dài ứng phó căn cơ tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở vùng này. Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, ĐBSCL hiện có

Truy xuất nguồn gốc cát

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 05/05/2017   TTO - Tại sao hàng gian, thực phẩm bẩn truy xuất được nơi sản xuất để xử lý, còn cát thì không? Có hay không “khoảng trống trách nhiệm” khi có sự chồng chéo giữa các bên quản lý khai thác cát để cát tặc lợi dụng? Các vụ sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu nghiêm trọng xảy ra liên tục gần đây đã được nhận diện bởi thủ phạm chính là cát tặc. Đó cũng chính là “nhân tai” bị các nhà khoa học vạch mặt trong việc làm hỏng “chiếc áo giáp phù sa” bồi lắng từ hệ thống sông chảy ra biển, vốn là vũ khí lợi hại bảo vệ vùng bờ, nay phải gánh hệ lụy 600km bờ biển ở ĐBSCL bị xói mòn. Cát tặc không chỉ xảy ra ở vùng sông nước Cửu Long, mà đã trở nên phổ biến ở khắp các nơi trên cả nước, có lúc hoạt động ngang nhiên. Những con số thống kê sơ bộ không khỏi làm nhiều người giật mình. Mặc dù từ cuối năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã cấm xuất khẩu cát, nhưng nhiều phi vụ lại nghiễm nhiên khoác lên mình “chiếc áo” cát nhiễm mặn từ việc tận thu do nạo vét

Xuất khẩu gạo cần “hệ điều hành” mới

Trần Hữu Hiệp Báo Công Thương, ngày 20/05/2017 Bộ Công Thương đang chủ trì phối hợp các bộ, ngành, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá thực tiễn 7 năm thi hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo để lấy ý kiến, trình ban hành Nghị định mới. Thay thế Nghị định 109 là cần thiết, nhưng vấn đề đặt ra là chỉ “chỉnh sửa” hay phải “làm mới” cho phù hợp yêu cầu, tình hình thực tế? Một số quy định về kho chứa gạo không phù hợp cần được bãi bỏ Điều kiện xuất khẩu gạo -“chiếc áo chật”! Các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cần được nhìn nhận dưới góc độ: Tại sao cần? Quá trình thực hiện đã bộc lộ những bất cập gì cần thiết phải thay đổi? Bởi, nếu thiếu công cụ quản lý hiệu quả thì ngành kinh doanh nhạy cảm như xuất khẩu gạo dễ trở nên bát nháo, nhưng “bó” quá thì gây khó khăn cho doanh nghiệp, thương nhân, tác động tiêu cực trở lại. Không thể phủ nhận, Nghị định 109 đã có những đóng góp tích cự

Chạy lở, “nước đói” và sự biến dạng đồng bằng

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 28/04/2017   TTO - Mấy năm nay, ĐBSCL vắng bóng mùa nước nổi, thưa dần hoặc không còn cảnh chạy lũ. Nhưng nhiều người dân vùng này hiện đang rơi vào tình thế khắc nghiệt hơn, nguy hiểm hơn. Đó là cảnh nhốn nháo, bất an lo chạy lở. Sông Tiền, sông Hậu vốn hiền hòa, bao đời mang phù sa kiến tạo đồng bằng. Nay sông mẹ như trong cơn đói nước, thiếu thức ăn phù sa, tính khí hung dữ, thất thường, tạo ra cơn cuồng phong bằng các trận sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Mới đây, một góc thị tứ sung túc bên bờ sông Vàm Nao, huyện Chợ Mới (An Giang) bỗng chốc biến mất trước sức mạnh thủy thần, góp thêm nỗi lo cho việc phải di dời khoảng 20.000 hộ dân sống ven sông của tỉnh An Giang. Các vụ sạt lở xảy ra khá phổ biến, không chỉ ở tỉnh đầu nguồn sông Hậu, mà còn xuất hiện thường xuyên ở nhiều địa phương như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... và dọc bờ biển. Khi sạt lở diễn ra trên diện rộng thì rõ ràng là đã có sự mất cân bằng trên toàn hệ thốn