Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nhìn con bò, lo chính sách

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 12/07/2017, 09:30 (GMT+7) Lần đầu tiên ở ĐBSCL, một hệ thống cung cấp thịt bò tươi nhập khẩu nguyên con, sau khi nuôi nhốt và giết mổ bằng các lò mổ tập trung hiện đại, được đưa vào khai thác với thương hiệu “Bò Khỏe” tại Cần Thơ. Sau hơn nửa năm khai sinh, “Bò Khỏe” đã xác lập một chuỗi giá trị của con bò ngoại mới tại vựa lúa Tây Nam Bộ.  “Chuỗi giá trị ngược”: Bò từ Úc đến đồng bằng Hồi cuối tháng 4 năm nay, Tân Cảng Cái Cui (Cần Thơ) đã tổ chức lễ đón tàu biển quốc tế đầu tiên cặp cảng mang theo một lô hàng đặc biệt: 1.800 con bò tơ dưới 20 tháng tuổi từ Úc lần đầu tiên vượt đại dương đến đồng bằng. Cty TNHH TM DV SX Đông Hà là đơn vị nhập khẩu và là chủ đầu tư hệ thống “Bò Khỏe” phân phối thịt bò Úc tươi sống tại Cần Thơ, các tỉnh ĐBSCL và tiến tới mở rộng hệ thống cung cấp bò sạch, chất lượng cao trên toàn quốc. Nhà đầu tư không chỉ nhập hàng, phân phối thịt mà còn đầu tư các trang trại nuôi nhốt tại quận Ô Môn (Cần Th

Phú Quốc: Từ đại công trường đến thiên đường du lịch

Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, ngày 16/07/2017 05:27 Phú Quốc có trở thành thiên đường du lịch? Tương lai của Phú Quốc ra sao?... Tất cả phụ thuộc vào cách ứng xử khôn ngoan, có trách nhiệm của con người đối với "đảo ngọc" hiện nay Trong 3 nơi được chọn xây dựng thành đặc khu là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) thì đảo Phú Quốc được đánh giá có nhiều lợi thế hơn. Phú Quốc nằm ở khu vực chiến lược biển Tây Nam, giàu tiềm năng, độc lập với đất liền, có điều kiện áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù và là không gian lý tưởng cho việc thí điểm xây dựng một mô hình đặc khu hành chính - kinh tế. Thời gian qua, "phần cứng" trên đảo đã được quan tâm đầu tư tạo diện mạo mới. "Cổng trời" - sân bay quốc tế Phú Quốc, "cửa bể" - cảng biển quốc tế tổng hợp An Thới, Dương Đông; các đường trục Bắc - Nam, vòng quanh đảo và tuyến xương cá đã được xây dựng. Theo chân đường cáp ngầm xuyên biển đầu tiên ở nước

Đồng bằng sông Cửu Long: Cần đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Bài trên báo QĐND ngày 11-7-2017 Xác định giao thông là một trong ba khâu đột phá cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội, thời gian qua, mạng lưới giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có sự quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu để phát huy thế mạnh của vùng và đang là “điểm nghẽn” của quá trình phát triển. Kết nối thông suốt Thời gian qua, nhiều công trình giao thông trọng điểm của vùng ĐBSCL đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 TP Hồ Chí Minh-Năm Căn; đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương; tuyến Nam Sông Hậu, Quản Lộ-Phụng Hiệp; đường nối Cần Thơ-Vị Thanh... khởi công nâng cấp tuyến vận tải thủy từ TP Hồ Chí Minh qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đến Hà Tiên và TP Hồ Chí Minh-kênh Chợ Gạo-Chợ Lách-Mang Thít-Đại Ngãi-Bạc Liêu... Bên cạnh các công trình, dự án đã hoàn thành, còn có những con đường mới cùng các cây cầu được đầu tư xây dựng. Đơn cử như

Chiếc giày Nike và con cá tra Việt Nam

Trần Hữu Hiệp TBKTSG, Thứ Hai,  10/7/2017 (TBKTSG) - Từ ngày 1-7-2017, Nghị định 55/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định 36/2014/NĐ-CP còn nhiều bất cập. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cá tra thương phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã thể hiện sự đồng tình với “khung pháp lý mới”. Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần (CTCP) Hùng Vương, cho rằng “Nghị định 55 sẽ là nghị định khởi nghiệp”. Nhưng đằng sau ánh hào quang “kỳ tích cá tra” và kỳ vọng “đường bơi mới” cho đế ngư, còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết để “cá tra khởi nghiệp” thành công. Thu hoạch cá tar của người nuôi ở Thốt Nốt - Cần Thơ. Ảnh: hiepcantho Khi Thủ tướng làm tiếp thị Một câu chuyện không liên quan gì đến cá tra, nhưng cũng gợi ý một cách tiếp cận mới. Hình ảnh truyền thông ấn tượng trong chuyến thăm Mỹ đầu tháng 6 vừa qua của Thủ

Thư viện VideoClip THVL: Bài toán khai thác cát sông

Chém gió một chút ở phút thứ 6 và phút thứ 12.10.

“Đề án đã thực sự đi vào cuộc sống, chọn đúng trọng tâm và phối hợp chỉ đạo hiệu quả”

Thời báo Ngân hàng, ngày 27/06/2017 Hội nghị tổng kết 5 năm (giai đoạn 2012 - 2016) thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ sẽ tổ chức vào ngày 28/6/2017 tại TP. Cần Thơ.  Trước thềm Hội nghị, Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về kết quả, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Đề án cũng như hiệu quả tín dụng chính sách trong việc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trong khu vực. Xin ông cho biết kết quả sự phối hợp thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ giữa Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ với NHCSXH. Nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đã góp phần ổn định tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ra sao? Như chúng ta biết, tín dụng chính sách là tín dụng đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa về đòn bẩy kinh tế mà nó còn có ý nghĩa về mặt thực hiện chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo, c

Các giải pháp gỡ "nút thắt" nông nghiệp công nghệ cao

Theo tạp chí Nông Thôn Việt, 10/03/2017 (GMT+7)  “Nông nghiệp công nghệ cao” đang là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây, nhất là kể từ khi Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng gói tín dụng ưu đãi nông nghiệp lên mức 100.000 tỷ đồng. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng chủ trương đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao gắn với khởi nghiệp là hướng đi đúng. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả, cần giải quyết rất nhiều “nút thắt” đang tồn tại trên lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng. Mô hình rau thủy canh trong nhà lưới. Ảnh: Đăng Khoa. Mô hình rau thủy canh trong nhà lưới. Ảnh: Đăng Khoa. TS Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 4 NHÓM VẤN ĐỀ CHÍNH Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là bài toán cần tập trung giải quyết với 4 nhóm vấn đề chính. Một là đất sản xuất nông ng

HGTV | Tọa đàm Vực dậy "Báu vật" Đồng bằng sông Cửu Long. Tác phẩm giải nhất Liên hoan truyền hình Tây Sông Hậu 2017