Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chuyên gia: xây 14 nhà máy nhiệt điện ở ĐBSCL là quá nhiều

Trung Chánh TBKTSG, Thứ Năm,  24/8/2017 TBKTSG Online) – Trao đổi tại hội thảo nằm trong khuôn khổ “Tuần lễ năng lượng tái tạo Việt Nam 2017” được tổ chức tại Cần Thơ hôm 24-8, PGS-TS Nguyễn Minh Duệ, Chủ tịch hội đồng khoa học năng lượng thuộc Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) nói rằng, số lượng 14 nhà máy nhiệt điện đã và sẽ được đầu tư ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là quá nhiều. Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Trà Vinh Theo ông Duệ, các nhà máy nhiệt điện ở ĐBSCL có công suất rất lớn, cái nhỏ nhất là 600 MW và lớn nhất là 2.000 MW, tức gần bằng công suất nhà máy thủy điện Sông Đà (2.400 MW). “Tính tổng cộng lại thì thấy 14 nhà máy nhiệt điện ở ĐBSCL có công suất gần 20.000 MW. Theo ý kiến cá nhân tôi, đây là một kịch bản rất không bền vững”, ông nói. Giải thích cho nhận định này ông Duệ nói nguồn than trong nước đang ngày càng cạn kiệt và các nhà máy nhiệt điện sẽ phải phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu, trong khi hiện nay các hợp đồng về nhập khẩu than c

Cần tiếp tục điều chỉnh Quy hoạch điện 7

Báo Thanh Niên, ngày 25/08/2017 Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tham gia hội thảo trong chương trình 'Tuần lễ năng lượng tái tạo 2017' tại TP.Cần Thơ ngày 24.8. TIN LIÊN QUAN §   Điện than Việt Nam lo phụ thuộc nước ngoài §   Giá điện không thể bao cấp cho khu vực thu nhập cao §   Tìm bãi thải phục vụ thi công Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 Chương trình do Liên minh Năng lượng bền vững VN (VSEA) phối hợp Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN (VUSTA) và Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia và đại diện lãnh đạo các tỉnh thành vùng ĐBSCL. Trà Vinh lo quá tải xỉ than Theo quy hoạch, vùng ĐBSCL có 14 dự án nhiệt điện than tập trung ở vùng ven biển, cửa sông và dọc các dòng sông chính. Các chuyên gia cho rằng ô nhiễm do nhiệt điện than là thực tế không còn bàn cãi và nó sẽ là thách thức rất lớn đến vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Lãnh đạo địa phương có các nhà máy nhiệt điện than, ông Nguyễn Trung Hoàng, Phó chủ tị

Từ né lũ đến đón lũ

Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, ngày 06/08/2017 22:39 Cần chuyển đổi tận gốc từ tư duy chống lũ, né lũ, chung sống với lũ đến chủ động đón lũ và vượt lên đỉnh lũ Mùa nước nổi ở Tây Nam Bộ mà mấy chục năm qua bị quen gọi là mùa lũ vốn có từ ngàn đời với vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của vùng đất này. Nói theo các  nhà khoa học , lũ tham gia kiến tạo và phát triển đồng bằng. Mùa nước nổi và sinh kế người dân (ảnh trên Internet, không biết tác giả, xin lỗi nếu làm phiền) "Lũ miền Tây" mặc dù là một hiện tượng lũ lụt nhưng đối với người dân đồng bằng thì không phải thiên tai. Nước về nhiều, tuy ngập lụt nhưng có tác dụng rất lớn trong tháo chua, rửa phèn, tiêu diệt mầm bệnh, vệ sinh đồng ruộng, đặc biệt là bồi đắp phù sa. "sống chung với lũ" bằng việc thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp và đa dạng hóa sinh kế, Từ "chống lũ" những năm 1975-1990, thực tiễn đã dạy các cấp chính quyền vùng ĐBSCL kinh nghiệm &quo

Trò chơi may rủi và nhân lực đồng bằng

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 31/07/2017 10:16 GMT+7 TTO - Vé số tạo ra nguồn thu lớn nhưng ít tạo ra giá trị vật chất cho xã hội. Những con số tăng trưởng doanh thu và đóng góp lớn của xổ số tỉ lệ nghịch với chất lượng nhân lực đồng bằng đang đòi hỏi phải có những quyết sách mạnh mẽ.  Mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với xổ số điện toán, nhưng doanh thu của 21 công ty xổ số kiến thiết (XSKT) miền Nam năm 2016 vẫn đạt hơn 65.000 tỉ đồng, tương đương 3 tỉ USD, chiếm khoảng 90% doanh thu toàn ngành. Mỗi tỉnh, thành chỉ có 1 công ty XSKT, nhưng đó thật sự là “mỏ vàng”. Chưa kể nguồn thu từ Vietlott từng gây sốt thị trường vé số gần một năm qua, chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, hoạt động XSKT riêng khu vực Tây Nam Bộ đã mang về hơn 9.323 tỉ đồng nguồn thu ngân sách, bằng 72,2% dự toán thu toàn ngành xổ số cả nước, chiếm 25,3% tổng thu nội địa của cả vùng. Không thể phủ nhận, xổ số là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, là nguồn thu quan trọng trong điều kiện ngân sách eo hẹp. Đị

Bò Úc nhập đàn cùng bò Việt: Tại sao không?

Trần Hữu Hiệp Báo Đại Đoàn Kết, ngày 26-7-2017 Cuối năm 2016, hệ thống cửa hàng “bò khỏe” tưng bừng khai trương ở Cần Thơ, bằng việc cung cấp một lượng lớn thịt bò Úc tươi sống, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng các tỉnh ĐBSCL. “Bò khỏe” sau hơn nửa năm được “khai sinh”, đã xác lập một chuỗi giá trị của con bò ngoại ngay tại xứ sở đồng bằng, hàng ngày đang mời chào các bà nội trợ bằng lợi thế mới.  Đàn bò Úc nhập khẩu đang nhập đàn bò Việt. Từ nước Úc đến miền Tây Nam Bộ Ngày 21/4/2017, tại Tân cảng Cái Cui (Cần Thơ) tổ chức lễ đón tàu biển quốc tế đầu tiên, trong đó có một lô hàng đặc biệt: 1.800 còn bò tơ dưới 20 tháng tuổi từ Úc vượt đại dương đến đây, xác lập một kênh phân phối tiêu dùng mới ở miền Tây. Cty cổ phần Nông trại Sinh thái Việt là đơn vị nhập khẩu và là chủ đầu tư hệ thống “bò khỏe” phân phối thịt bò Úc tươi sống tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL đang hình thành hệ thống cung cấp bò sạch, chất lượng cao trên toàn quốc. Nhà đầu tư không chỉ nhập hàn

Miền Tây chủ động đón lũ

Trần Hữu Hiệp SGGP, Thứ Ba, 25/7/2017 Nước sông Mê Công tiếp tục đổ về ĐBSCL, nhiều khu vực đầu nguồn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên nước đang lên nhanh. Đây là tín hiệu lạc quan cho những người dân ở ĐBSCL đang ngóng lũ. Khác với tình hình các tỉnh miền núi phía Bắc, mấy ngày qua mưa lớn gây lũ ống, lũ quét cục bộ, sạt lở đất gây thiệt hại về người, tài sản; thì phần lớn cư dân miền Tây đang “đón lũ” bằng tâm thế chủ động mà không chủ quan.  Người dân miền Tây gọi mùa nước nổi là mùa lũ. Ở ĐBSCL này không có lũ cuốn, lũ quét, càng không có lụt, chỉ có nước lên theo mùa. Mùa nước nổi ở miền Tây Nam bộ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của vùng đất này. Nói theo các nhà khoa học, nó tham gia kiến tạo và phát triển đồng bằng.  Sông nước miền Tây Mấy năm qua ĐBSCL vắng bóng mùa lũ, kèm theo là hệ quả của việc mất một lượng lớn phù sa và dân cư mất sinh kế mùa nước nổi. Năm 2016, vùng này còn phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong lịch s

Ðể chính sách đi vào đời sống

Trần Hữu Hiệp Nhân Dân cuối tuần, thứ bảy, ngày 22/07/2017 Thể chế, bao gồm cơ chế, chính sách và tổ chức thực thi, cùng với hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực được xác định là “3 đột phá chiến lược” của nước ta. Các năm qua, cải cách thể chế đã góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển, hoàn thiện môi trường kinh doanh tốt hơn. Song trong thực tế vẫn còn không ít chính sách chưa đi đúng trọng tâm, thiếu đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống hoặc “theo đuôi thiệt hại”. Vì vậy không ít giải pháp được thực thi theo kiểu “đau đâu bôi thuốc đó” chứ chưa phải dựa trên các dự báo khoa học, “xét nghiệm” hay “kết quả tầm soát bệnh” để phòng tránh hiệu quả. Chính sách luôn bị “độ trễ” khi đến người dân. Lộc biển - Nông sản đồng bằng. Ảnh: Internet Lại có những chính sách không phát huy tác dụng. Nhiều nông dân phấn khởi trước chính sách hỗ trợ “cơ giới hóa nông nghiệp”. Nhưng Quyết định 63/2010/QÐ-TTg chỉ cho phép hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho người dân mua m

“Gỡ khó” hạ tầng giao thông ĐBSCL

Báo Giáo dục và Thời Đại, ngày Thứ Ba, 30/5/2017 Quốc Ngữ GD&TĐ - Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có không ít địa phương trải thảm đỏ mời gọi nhà đầu tư nhưng kết quả mang lại rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu do nhà đầu tư thường không “ưng ý” khi khảo sát hạ tầng giao thông. Đây là thực trạng chung của vùng và các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ…  Điều bất cập là được xem như yếu tố then chốt trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đầu tư cho hạ tầng giao thông ở vùng ĐBSCL lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Gặp khó vì hạ tầng giao thông Là một trong những địa phương còn nhiều khó khăn ở vùng ĐBSCL, những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã không ngừng nỗ lực để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng nguồn vốn FDI rót vào tỉnh này vẫn rất nhỏ giọt. Nguyên nhân chủ yếu do nhà đầu tư thường “bỏ của chạy lấy người” khi khảo sát hạ tầng giao thông trong tỉnh. Hiện tại, tỉnh Trà Vinh có 3 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn,