Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cụm dân cư vượt lũ ĐBSCL

Báo Tuổi Trẻ, ngày 23/09/2017 TTO - Trong hai ngày 26 và 27-9 tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì “hội nghị Diên Hồng” đặc biệt quan trọng đối với ĐBSCL. ·          ​Hoàn thành 178 khu dân cư vượt lũ ·          Nền khu dân cư vượt lũ bỏ hoang, dân nghèo không được vào ·          Đìu hiu cụm dân cư vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long Trẻ em vui chơi bên cạnh những ngôi nhà bỏ hoang ở tuyến dân cư Cà Dăm, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An - Ảnh: Vân Trường Hàng loạt vấn đề lớn liên quan đến sinh kế của người dân, trong đó có cụm dân cư vượt lũ, sản xuất nông nghiệp, hạ tầng giao thông - thủy lợi, cơ chế điều phối nguồn nhân lực và ngân sách trung ương... sẽ được các chuyên gia quốc tế và VN thảo luận để giúp Chính phủ đưa ra những quyết sách đột phá nhằm phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồ họa: VIỆT THÁI Ông Trần Hữu Hiệp (ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ): "An cư" nhưng khô

Nông nghiệp ĐBSCL: Từ đồng ruộng vào thương trường

Trần Hữu Hiệp Báo Cần Thơ, ngày 24-9-2017 Ngày 26-27/9, Hội nghị Chính phủ về “Chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH” sẽ diễn ra tại Cần Thơ với khoảng 500 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Nhận diện thách thức, định hình chiến lược và hoạch định cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển đồng bằng là những nội dung quan trọng được thảo luận tại hội nghị. Báo Cần Thơ giới thiệu bài viết của ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên Chuyên trách Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ, trao đổi về vấn đề trên. Trước “gọng kiềm” ba tầng thách thức ĐBSCL đang đối mặt trước hai thách thức toàn cầu xuyên biên giới là BĐKH, nước biển dâng và hội nhập, cạnh tranh quốc tế; một thách thức khu vực là việc sử dụng nước đầu nguồn sông Mê Công và thách thức từ chính các vấn đề nội tại của đồng bằng. 3 tầng thách thức đó không tác động riêng lẻ mà đang tạo ra “thế gọng kiềm”, đòi hỏi sự nhận diện hệ thống, có chiến lược ứng

Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên tắc ‘không hối tiếc’

Hoài Thanh (Vietnamnet) Vietnamnet, thứ hai, 25/09/2017 06:30 ThS Nguyễn Hữu Thiện đề xuất áp dụng nguyên tắc “không hối tiếc”: Ưu tiên thực hiện trước những hành động ít rủi ro sai lầm khó sửa chữa được. Tôn trọng quy luật tự nhiên…. ÐBSCL là vùng châu thổ phì nhiêu, hội tụ đủ điều kiện cả về nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản và du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở đã và đang diễn ra tại ĐBSCL 25 năm nay và ngày càng dữ dội trong thời gian gần đây. Hơn một nửa chiều dài bờ biển ĐBSCL sạt lở, với tổng chiều dài sạt lở lên đến 891km. Vụ sạt lở kinh hoàng ở sông Vàm Nao (huyện Chợ Mới, An Giang) tháng 4/2017, khiến nhà cửa tan hoang, người dân phải sống trong trường học, chùa... ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL cho biết: ĐBSCL đang đối mặt với 3 thách thức lớn là biến đổi khí hậu, các vấn đề nội tại về phát triển thiếu bền vững và tác động của các đập thủy điện trên sông Mekong.

Thách thức trên “đôi chân” của đồng bằng

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 26/09/2017 10:13 GMT+7 TTO - Hôm nay, hội nghị Chính phủ về “Chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu” diễn ra tại Cần Thơ. ·          Thủ tướng chủ trì hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL ·          'Hội nghị Diên Hồng' ĐBSCL sẽ bàn cụm dân cư vượt lũ ·          3 thách thức đối phó biến đổi khí hậu ĐBSCL Đây không phải là hội nghị chỉ để bàn thảo và quyết nghị, mà quan trọng hơn là hành động. Những năm qua, ĐBSCL được nhận diện đang đối mặt trước những thách thức toàn cầu xuyên biên giới là: biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hội nhập, cạnh tranh quốc tế.  Một thách thức khu vực là việc sử dụng nước đầu nguồn sông Mekong và thách thức thứ ba từ chính các vấn đề nội tại của đồng bằng.  Ba tầng thách thức đó không tác động riêng lẻ mà đang tạo ra thế "gọng kìm", tác động tích lũy, liên hoàn, đòi hỏi sự nhận diện hệ thống, có chiến lược ứng phó dài hạn, sự tiếp cận đa ngành

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Vietnamnet, 26-09-2017 - 08:50 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư Nông dân làm giàu được từ kinh doanh nông nghiệp, môi trường nông thông mới đáng sống là những kỳ vọng cho một giai đoạn mới ở ĐBSCL - Ý kiến của ông Trần Hữu Hiệp, ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. ·          24-09-2017   Quyết sách cho sự ‘sống-còn’ của ĐBSCL ·          13-04-2017   Cần Thơ “mắc kẹt” giữa trung tâm ĐBSCL ·          30-03-2017   Nhiều tỉnh, thành ĐBSCL rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư Theo ông Hiệp,  ĐBSCL  được nhận diện là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH với những biểu hiện ngày càng rõ nét ngay trước mắt. Cùng với chuỗi đập thủy điện “treo túi nước” và các kiểu “trích máu dòng sông” bằng các dự án chuyển nước dòng chính - đã và đang làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên nước, tác động trực tiếp đến toàn bộ nền  kinh tế nông nghiệp  của vùng. Ông Trần Hữu Hiệp. Ảnh: TTXVN Trong khi đó, những bất cập nội tại chưa được giải quyết, đ

Về miền Tây hết lụy phà

Báo Người Lao Động, ngày 02/10/2017 05:02 Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh hợp long sẽ rút ngắn thời gian từ TP HCM về vùng Tứ giác Long Xuyên còn 4-5 giờ Những ngày qua, người dân vùng Tứ giác Long Xuyên và các tỉnh, thành ĐBSCL rất vui mừng khi cầu Vàm Cống thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL vừa hợp long và dự kiến thông xe vào cuối năm như cầu Cao Lãnh. Triển khai hàng loạt dự án Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu thuộc địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cách bến phà Vàm Cống khoảng 1,5 km về phía hạ lưu. Cầu có 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ; vận tốc thiết kế 80 km/giờ, dài gần 3 km và độ cao thông thuyền 37,5 m. Đây là cây cầu có nhịp thép dài nhất phía Nam, với tổng vốn đầu tư 7.341 tỉ đồng từ nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong chuyến thị sát đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận mới đây Ảnh: XUÂN TUYẾN Trong khi đó, cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền dài hơn 2