Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thích nghi hạn, mặn

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 19/04/2018 17:07 GMT+7 Từ xa xưa, các bậc tiền hiền khai phá vùng châu thổ Cửu Long đã phải chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của vùng đất mới. Lịch sử hàng trăm năm qua cho thấy, người dân nơi đây đã biết chủ động thích ứng thuận thiên, hợp địa, tôn trọng quy luật tự nhiên theo điều kiện thực tế. Giống lúa chịu mặn tốt được canh tác ở Bạc Liêu. Ảnh: CHÍ QUỐC Bao đời nay, người dân ven biển đã biết dùng lu, khạp để trữ nước ngọt mùa mưa dùng cho mùa khô. Thực tế, trong một số tiểu vùng bị hạn mặn nghiêm trọng vẫn có nhiều nông dân "né hạn" nhờ chủ động lịch thời vụ, sử dụng giống ngắn ngày, có những rẫy màu chủ động tưới bằng nước ngầm, tránh được thiệt hại. Tư duy thích ứng đó cần được nâng lên thành định hướng "3 chuyển dịch": chuyển lịch thời vụ "né hạn, mặn", sử dụng giống thích ứng hạn, mặn và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế hơn cây lúa kèm theo là các giải pháp kỹ thuật,

Cậu sinh viên Vĩnh Long 'ăn ngủ cùng nông dân'

Báo Tuổi Trẻ, 28/02/2018 21:52 GMT+7 TTO - 20 tuổi, Nguyễn Khắc Duy quyết định đương đầu thử thách bằng việc khởi nghiệp lập dự án "ăn ngủ cùng nông dân" để làm sản phẩm cam sạch. Sinh viên Nguyễn Khắc Duy cùng thạc sĩ Nguyễn Hoàn Thiện, giảng viên khoa cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, nghiên cứu trên máy quét 3D - Ảnh: CHÍ HẠNH Nguyễn Khắc Duy hiện là sinh viên năm 3 khoa cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật (SPKT) Vĩnh Long. Là cậu bé trưởng thành ở vùng quê miệt vườn sông nước miền Tây, ngay từ khi còn là học sinh, Duy đã bộc lộ tài năng trong sáng tạo khoa học kỹ thuật. Nhiệt huyết của thầy giữ chân trò Lúc còn là học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long), Duy đã có trong tay một số sản phẩm nghiên cứu để đời, đoạt giải quốc gia, được nghiệm thu đưa vào sử dụng như: thiết bị lọc nước mưa bằng vật liệu mới, công trình máy thu hoạch muối thay con người... Với tính cách sáng tạo, dám nghĩ dám làm, Duy nh

Kẻ giấu mặt dưới nước ngầm, sau nước dâng

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 28/03/2018 19:32 GMT+7 ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới chịu tổn thương nặng nề nhất do BĐKH và nước biển dâng. Đi kèm là các hệ lụy như hạn mặn, thời tiết cực đoan đảo lộn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống và sản xuất của người dân. Tình trạng ngập lụt hay hạn mặn diễn ra trước mắt dễ nhận thấy. Hiện tượng sạt lở cũng được xem là tình huống thiên tai khẩn cấp. Trong khi đó, mối nguy khác là tình trạng sụt lún đang làm cho đồng bằng "chìm dần" lại ít được quan tâm hơn, khiến nó trở thành "kẻ giấu mặt" làm biến dạng đồng bằng, rất cần được nhận diện để ứng phó kịp thời. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, việc khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát là nguyên nhân chính gây sụt lún đất. Tốc độ sụt lún ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng hơn, trung bình 1,1cm/năm, có nơi 2,5cm/năm, cao hơn 10 lần so với tốc độ nước biển dâng. Mực nước ngầm ở một số nơi đã bị hạ thấp hơn 5m. Để cứu ĐBSCL khỏi bị biến dạng, cần một chiến

Khó cất cánh với cao tốc... cụt

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 03/04/2018 10:30 GMT+7 TTO - Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương về miền Tây chẳng khác nào là cao tốc... cụt bởi sau khi "bon bon", mọi người lại phải chen chúc trên quốc lộ 1. Đến nay, khi cả nước đã có 740km đường cao tốc thì vùng trọng điểm nông nghiệp ĐBSCL nối TP.HCM và miền Đông Nam Bộ chỉ có 40km. Đường về miền Tây còn xa quá. Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương về miền Tây chẳng khác nào là cao tốc... cụt bởi sau khi "bon bon", mọi người lại phải chen chúc trên quốc lộ 1. Sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng lo ngại khi đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương chỉ dừng lại ở đó, dù có mở rộng quốc lộ đến Cà Mau thì đây vẫn là tuyến độc đạo, bị nghẽn cổ chai. Chủ trương đầu tư tiếp tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ là nhằm xóa cảnh cao tốc cụt, phá thế nghẽn cổ chai cho vùng đồng bằng.  Tuy nhiên, 9 năm qua, dù tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã qua 2 lần khởi công, từ năm 2009 và gần đây nhất là

Kinh tế chia sẻ nhìn từ nông dân @

TS. Trần Hữu Hiệp Báo Nhân Dân điện tử, thứ Tư, 04/04/2018, 12:48:47   NDĐT - Mới đây, Chính phủ thống nhất giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp xây dựng Đề án mô hình kinh tế chia sẻ, báo cáo Chính phủ vào tháng 6-2018. Vậy kinh tế chia sẻ là gì? Nhìn từ nông nghiệp sáng tạo, nông dân miền Tây khởi nghiệp, có gì mới? Từ lý thuyết đến đồng ruộng Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, kinh tế chia sẻ (sharing economy) là một mô hình thị trường được chia sẻ mang tính cộng đồng thông qua các dịch vụ trực tuyến, dựa trên nhu cầu và lợi ích chung của các tác nhân tham gia nhằm khai thác tối đa các lợi ích kinh tế nhàn rỗi trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản mà nó có thể còn trong trạng thái “standbar”. Sự phát triển của công nghệ thông tin, GPS, mạng internet, smartphone, thương mại điện tử... đã tạo ra “hệ sinh thái lý tưởng” cung cấp nền tảng công nghệ để phát triển mạnh mẽ hơn nền kinh tế chia sẻ. Ở Việt Nam thời gian gần đây, mô hình kinh tế

Nơi giá rẻ nhất nước: Mừng hay lo?

Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, ngày 11/04/2018 21:58 Nhìn ở góc độ người dân nông thôn tại chỗ như Hậu Giang thì chỉ số tiêu dùng thấp là sự yếu thế Ngày 9-4, Báo Người Lao Động đăng bài "Một ngày ở nơi giá  rẻ nhất nước ", thông tin về giá cả sinh hoạt ở tỉnh Hậu Giang cực kỳ rẻ, thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc. Từ câu chuyện này, nhìn rộng ra, còn có nhiều điều cần đặt ra với các nhà hoạch định chính sách. Nhóm cận nghèo nhất vùng Cuối quý I/2018, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2017 (SCOLI). Theo đó, ĐBSCL là vùng có chỉ số SCOLI thấp nhất nước, trong đó có tỉnh Hậu Giang thấp nhất vùng. Một góc TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Ảnh: DUY NHÂN SCOLI là một chỉ tiêu thống kê quốc gia, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương trong một thời gian, thường là một năm. SCOLI phục vụ đánh giá kết quả thực hiện chính sách và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Hậu Giang

ĐBSCL nên là “Tuabin xanh”

Trần Hiệp Thủy, Ngụy T. Khanh Báo Tuổi Trẻ, ngày 11/04/2018 16:26 GMT+7 ĐBSCL không chỉ được xác định là “vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu” mà còn là một trong các “trung tâm năng lượng quốc gia”. ĐBSCL đang trở thành một trung tâm năng lượng lớn của cả nước, với tổng công suất phát điện vào năm 2030 lên đến 18.224 MW, gấp 7,6 lần nhà máy thủy điện Sơn La có công suất lớn nhất Đông Nam Á (2.400 MW). Nhưng điều đáng lo ngại theo quy hoạch là phần lớn nguồn phát điện ở ĐBSCL phụ thuộc vào nhiệt điện than. Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh năm 2016, vùng này có 6 trung tâm nhiệt điện, gồm 14 nhà máy nhiệt điện than. Trong đó, có 8 nhà máy trong quy hoạch, 2 nhà máy đang vận hành là Duyên Hải 1 và Duyên Hải 3 và có 4 nhà máy đang xây dựng. Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG Ba mối lo từ  nhiệt điện than Việc hình thành trung tâm điện lực ĐBSCL phụ thuộc vào nhiệt điện than đang đặt ra 3 mối lo lớn, cần giải quyết. Đó là ô nhiễm nguồn nước, không khí và tác đ

Không thể mãi “chân lấm tay bùn”!

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 10/04/2018 09:56 GMT+7 TTO - Thời buổi công nghệ phát triển chóng mặt, công nghệ sản xuất mới ra đời liền liền như các mẫu điện thoại thông minh mới, vì thế cũng đòi hỏi cần có một lớp nông dân @. ·          Nông dân cần gì để an tâm sản xuất, giàu lên? Có lớp nông dân @, mới dần xóa đi hình ảnh nhà nông gắn liền với chân lấm tay bùn, cảnh được mùa mất giá, lúc đó mới nghĩ đến làm nông sẽ giàu. Nông dân chưa giàu vì còn lệ thuộc quá nhiều vào thời tiết, chưa làm chủ được công nghệ, chưa nắm bắt được thị trường, lệ thuộc vào thương lái…  Còn nông dân @ là những người phải biết tận dụng tối đa những tiến bộ của công nghệ, của khoa học kỹ thuật, làm nông mà không phải lấm bùn, biết khai thác xu hướng tiêu dùng không hóa chất để làm ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao mà người tiêu dùng đang săn tìm. Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên đối thoại với nông dân tại Hải Dương trong ngày 9-4 là cơ hội để đặt ra những nền tản