Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một vé đến đồng bằng

Báo Tuổi Trẻ, ngày 23/05/2018 09:31 GMT+7 Trần Hữu Hiệp Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ sở hữu vẻ vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là kho tàng văn hóa giàu bản sắc. Từ đó, có thể khai thác phát triển nhiều loại hình, từ du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, du lịch nghiên cứu, nghỉ dưỡng, văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống đến du lịch biển đảo chất lượng cao. Khu vực này còn có nhiều khả năng kết nối tour, tuyến với TP.HCM, các vùng, miền trong nước, hợp tác quốc tế với các nước tiểu vùng sông Mekong. Đề án "Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL" xác định sản phẩm du lịch xanh đặc thù "Thế giới sông nước Mê Kông" thể hiện những giá trị cốt lõi trên của du lịch vùng. Thời gian qua, Hiệp hội du lịch ĐBSCL cùng với các địa phương, doanh nghiệp trong vùng và TP.HCM đã có nhiều nỗ lực liên kết vùng, tiểu vùng, "bắt tay nhau" tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù như "Một điểm đến, bốn

Lý lẽ chửi thề

VnExpress, ngày 08-5-2018 Vài lời: Lần đầu tiên tui đưa lên Blog này bài viết của một ông Tây bằng tiếng Việt, tất nhiên chỉ là link từ trang báo VnExpress. Anh này viết quá hay. Tui khen anh Tây mà buồn cho xứ tui. Dẫu rằng, chuyện anh Tây "chửi thề" tiếng Việt (thật ra là quá nhẹ nhàng) vì một anh chàng giữ xe là chuyện hàng ngày gặp ở mọi nơi ở nước mình, nhưng nó xảy ra trong không gian một trường đại học có tiếng tăm...  Nhớ cách đây hơn 20 năm, c ùng thân phân như anh Tây học tiếng Việt này,  tui  cũng lặn hụp với một ngoại ngữ trên đất khách. Cuối tuần, tranh thủ đi Flohmarkt vừa học thứ "ngôn ngữ ngoài trời", vừa mua đồ rẻ, tui có dịp học lóm mấy tiếng chửi thề của mấy anh bán hàng người Thổ. Học theo miệng và chỉ biết vậy thôi chứ đâu dám chửi ai, vì sợ bị "phò mủ" (thực ra là không có cơ hội dùng như anh Tây này). Ngẫm lại, ngoại ngữ thì điếc, nhưng tính ra cũng biết chửi thề bằng tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Tàu, lẫn tiếng ... Cam

Nông dân rau sạch - sự lựa chọn của KTS Lân

Báo Tuổi Trẻ, 25/04/2018 10:30 GMT+7 Du học ra trường với tâm bằng kiến trúc danh giá, nhưng lại chọn con đường mà nhiều người… lắc đầu: “Học cao hiểu rộng mà về làm… nông dân”… Sản phẩm rau trồng theo phương pháp thủy canh khi bán cho người tiêu dùng có luôn bộ rễ - kẢnh: Thanh Tú Đó là câu chuyện của anh Lê Trí Lân, phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Chuyện "bá láp" của Lân Lân kể năm 2005, anh sang Pháp du học ngành kiến trúc. Ra trường anh ở lại làm việc gần 8 năm với mức lương (năm 2017) là 2.500 Euro/tháng. Thời gian làm việc bên Pháp, anh được tiếp cận nhiều mô hình, qui trình sản xuất rau sạch chất lượng cao, trong đó đáng kể nhất là mô hình thủy canh của Israel. Thấy ở Việt Nam mô hình nông nghiệp tốn công sức, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tốn nhiều phân thuốc, trong khi lợi nhuận thấp, lại không an toàn, anh ấp ủ ước mơ sẽ xây dựng mô hình này ngay tại quê hương của mình. Giữa năm 2017, người dân ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành (Tiền Gian

Chuyển đổi đất lúa sang trồng cỏ nuôi bò

Báo Tuổi Trẻ, 04/05/2018 19:26 GMT+7 TTO - Mặt trời chếch bóng, anh Huỳnh Hữu Hiệp thong thả chèo chiếc ghe gỗ men theo mương nước phía sau nhà đi cắt cỏ cho bò. Khoảng 5 phút chèo ghe, một cánh đồng cỏ voi, cỏ alfalfa (linh lăng) xanh um hiện ra trước mắt. Xen giữa là hàng dừa xiêm đã cho trái vụ đầu. Vườn dừa, cỏ xanh um này cách đây hơn 2 năm là cánh đồng lúa "năm được, năm thất" của gia đình anh.   Nông dân Hữu Hiệp chèo ghe đi cắt cỏ. Ảnh: Mậu Trường Trồng cỏ nuôi bò Mới 3 năm trước đây thôi, mỗi năm đầu tắt mặt tối làm đều đặn 3 vụ lúa trên 4 công đất ruộng, song cuộc sống gia đình nông dân Huỳnh Hữu Hiệp (39 tuổi, ngụ thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) vẫn thiếu trước hụt sau. Hầu như năm nào cũng rơi vào tình trạng được mùa, mất giá hoặc phải thấp thỏm canh mặn. Đỉnh điểm là vụ mùa 2015 -2016, trong đợt hạn, mặn lịch sử toàn bộ 4 công lúa của gia đình anh Hiệp bị mất trắng. "Thiệt hại về lúa vụ đó mất khoảng trên 10 triệu

Nông nghiệp 4.0 giúp giảm tác động biến đổi khí hậu

Báo Tuổi trẻ, 19/04/2018 17:02 GMT+7 Làm sao để ĐBSCL phát triển thịnh vượng và bền vững? Nhiều chuyên gia và nhà quản lý đến từ các tỉnh ĐBSCL đã có những hiến kế đầy tâm huyết tại buổi tọa đàm “Giải pháp ứng phó hạn mặn các tỉnh ĐBSCL” tổ chức ngày 17 - 4 tại Bạc Liêu. Chương trình do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Công ty cổ phần Tôn Đông Á. Các chuyên gia nhận định dù tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm nay không khốc liệt như năm 2015-2016, nhưng việc báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm vào đúng cao điểm của mùa khô để bàn giải pháp và đánh giá, nhân rộng những mô hình phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu là rất có ý nghĩa và thiết thực. Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác nhiều xen kẽ vụ tôm ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) - Ảnh CHÍ QUỐC Khi cây lúa "xuống hạng" Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia độc lập về sinh thái, cho biết ông tâm đắc với Nghị quyết 120 (2017) của Chính phủ với những nội dung trong đó như sản xuất "thuận thiên&qu

Bài giảng Kỹ năng, công cụ, mô hình phân tích, dự báo kinh tế - tài chính

Tài liệu cho học viên lớp Nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước lĩnh vực kinh tế - tài chính. Mời Click vào đây để tải các Slide bài giảng (đã mở chế độ công cộng cho mọi người truy cập Internet) . Tài liệu chỉ sử dụng học tập miễn phí, đề nghị các trang mạng không tải về rao bán và thu tiền với mọi hình thức. Cám ơn.

"Sóng ngầm" ở Phú Quốc: Phòng "nóng", ngừa "sốt" cho đảo ngọc

Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động, ngày 24/04/2018 21:16 Phú Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi "chiếc áo" của một đơn vị hành chính cấp huyện. Chính sức hút mãnh liệt của đảo ngọc trong tình trạng yếu kém của quản lý nhà nước đã đẩy các cơn sốt đất và các vi phạm trật tự đất đai, quản lý đô thị lên cao trào Tình hình an ninh trật tự và cơn sốt đất đai đang diễn ra ở  Phú Quốc  rất đáng lo ngại. Tình trạng nóng sốt đã từng xảy ra cách đây 5-10 năm khi có thông tin quy hoạch hòn đảo này thành trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế, sau đó là việc chuẩn bị nâng cấp huyện đảo lên thành phố và gần đây là đặc khu hành chính - kinh tế. Trục lợi chính sách Thời gian qua, hạ tầng trên đảo đã được quan tâm đầu tư tạo diện mạo mới cho Phú Quốc. Hai cánh cửa của đảo ngọc được mở. Sân bay quốc tế - "cổng trời" là cảng hàng không sôi động, nhiều chuyến bay nhất trong vùng ĐBSCL, kết nối với 3 trung tâm lớn cả nước là Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ và nhiều chuyến bay qu