Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Lao động nhập cư 'bỏ phố vê quê': Giải pháp xuôi cho di cư ngược

  Ts. TRẦN HỮU HIỆP Nghe đọc bài 4:08 1x Những năm qua, TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ luôn là điểm đến của hàng triệu lao động từ khắp các miền đất nước, đặc biệt là lao động từ miền Tây và miền Trung. Chị Nguyễn Thị Phượng (bìa trái, huyện Cái Nước, Cà Mau) hài lòng với quyết định bỏ phố về quê lập nghiệp - Ảnh: THANH HUYỀN Chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng theo ước tính, có khoảng 3/4  lao động  của TP.HCM đến từ địa phương khác. Người tứ xứ lâu nay chọn vùng này làm nơi "đất lành, chim đậu" với nhiều cơ hội việc làm luôn mở lòng đón nhận. Tuy nhiên, gần đây nhiều lao động nhập cư có xu hướng "bỏ phố về quê" tạo ra những cuộc "di cư ngược".  Cuộc sống bấp bênh tại thành phố lớn là một thách thức lớn cho lao động ngoại tỉnh. Chi phí sinh hoạt, giá nhà trọ, điện, nước, thực phẩm tiêu dùng tăng cao khiến thu nhập của công nhân chỉ đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày, thậm chí thiếu hụt. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều lao động "Anh ơ
Các bài đăng gần đây

Diện mạo xanh của du lịch đồng bằng

  TS. TRẦN HỮU HIỆP - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL   •   Báo Đại Đoàn kết - 28/10/2024 14:10 Du lịch đang tiếp tục là mảng sáng trong bức tranh kinh tế, xã hội đất nước. Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa và tổng thu đạt 840.000 tỷ đồng. Việc chuyển đổi xanh cũng góp phần giúp ngành hoàn thành mục tiêu này. Có thể thấy, chuyển đổi xanh không chỉ thúc đẩy phát triển du lịch lữ hành, vận tải hành khách, tăng trưởng lưu trú, mà còn tạo lực kéo cho hàng loạt chuỗi giá trị ngành văn hóa, sự kiện, nhà hàng, ẩm thực, thương mại phát triển. Chính vì vậy, đây vừa là nhiệm vụ là trách nhiệm mà ngành du lịch đã và đang thực hiện. Thời gian qua, ngành cũng đã đẩy mạnh đầu tư phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, khai thác tiềm năng của các loại hình du lịch mới. Có thể kể đến như du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch mạo hiểm kết hợp với phát huy các tiềm năng, thế mạnh của các vùng du lịch, các

Lắng nghe và tôn trọng nguyện vọng người dân

Trần Hữu Hiệp PNO -  26/10/2024 - 06:03 ụ Nữ trên PNO - Thời gian qua, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, gây bất an cho người dân. Đồng bằng sông Cửu Long: Tái định cư dang dở, dân vùng sạt lở sống phập phồng Nguyên nhân được nhận diện là do tác động của biến đổi khí hậu, thiếu hụt phù sa và cát sỏi lòng sông do các quốc gia đầu nguồn xây chuỗi đập thủy điện và chuyển nước dòng chính như “trích máu” sông Mê Kông, tạo ra tác động tiêu cực xuyên biên giới. Người dân ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang phải dời nhà khi bờ sông sạt lở đến mấp mé nền nhà - Ảnh: Huỳnh Lợi Bồi thêm những “cú đấm hội đồng” vào tình trạng sạt lở là những yếu kém nội vùng ĐBSCL do năng lực tổ chức quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đất và nước. Hoạt động phát triển kinh tế với cường độ cao gây nhiều hệ lụy, mất cân bằng sinh thái, làm suy giảm mực nước ngầm, gia tăng sụt lún đất. Tình trạng khai thác bùn, cát quá mức, xây kè lấn sông cục bộ, xây dựng nhà cửa và hạ

Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng tới du lịch xanh

  Thanh Tiến-Nguyên Du   •   21/10/2024 15:31 Du lịch tiếp tục là mảng sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của nhiều địa phương, trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức tăng trưởng cao về doanh thu dịch vụ và lượng du khách. Các địa phương cũng đang tập trung các giải pháp nhằm thu hút du khách các tháng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Du khách trải nghiệm ở đất Mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Ảnh: Quốc Trung. Những con số ấn tượng 9 tháng đầu năm, An Giang đón 8,5 triệu lượt khách tham quan du lịch, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 94% so với kế hoạch năm 2024. Đặc biệt là tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 9.700 tỷ đồng (đạt 156% so với kế hoạch năm). Tương tự, tại Kiên Giang, 9 tháng đầu năm, khách du lịch đến địa phương tăng 15,5% so với cùng kỳ (trên 8,3 triệu lượt khách, đạt 90,4% kế hoạch năm). Tổng thu từ du lịch của địa phương trong 9 tháng đạt trên 19.700 tỷ đồng (tăng 35,7% so với cùng kỳ, đạt 98,9% kế hoạch năm). Ghi nhận tại nhiều đ

20 năm xa về lại Tuy Hòa

VTV CT_Kinh tế đồng bằng - Hợp tác công tư - hình thành chuỗi sản xuất l...

Lý do Cà Mau chọn biểu tượng tôm thay vì cua

  Chúc Ly VnExpress - Thứ năm, 31/10/2024, 05:30 (GMT+7) Cà Mau chọn biểu tượng tôm vì đây là loài thủy sản đặc trưng địa phương, giá trị kinh tế lớn, trong khi chuyên gia nói tôm cũng là thế mạnh của nhiều tỉnh miền Tây. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau có chủ trương lấy  hình ảnh tôm  làm biểu tượng địa phương. Công trình có kinh phí dự tính khoảng 21 tỷ đồng, được làm bằng bêtông cốt thép, ốp gốm, đặt ở quảng trường Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau). Dự án quảng trường có tổng đầu tư dự kiến 236 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án công trình giao thông được giao phối hợp với ông Tô Minh Tấn (tác giả biểu tượng tôm) chọn đơn vị thiết kế và thi công. Biểu tượng tôm Cà Mau dự kiến xây dựng, đặt tại quảng trường Phan Ngọc Hiển, TP Cà Mau. Ảnh:  Tô Minh Tấn Một số người thắc mắc việc địa phương chọn lựa tôm làm biểu tượng thay vì cua đã phù hợp hay chưa. Bởi vùng đất Cà Mau thường gắn liền với đặc sản cua, nhất là cua được nuôi ở huyện Năm Căn, được tiêu thụ khắp cả nước. Ông Trần Hiếu Hùng, Giám