Báo điện tử Dân Việt Trần Hữu Hiệp “Má ơi đừng đánh con đau/Để con bắt ốc, hái rau má nhờ”. Câu hát ru xưa đã sống trong hoài niệm bao đời của những người con đồng bằng như cái lạ kỳ của con ốc xứ quê. Loài ốc có thể sống trên cạn lẫn dưới nước và còn có thể nhịn ăn, nằm yên trong lòng đất mấy tháng mùa khô để chờ mưa xuống, dân quê tôi gọi là tháng sa mưa. Cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch hàng năm, khi những luống cày khô được tắm mát, những chú ốc đồng cũng từ lòng đất chui ra, bọn trẻ chúng tôi cứ thế thoải mái “gom hàng”. Qua tháng sa mưa đến mùa nước nổi, con sông Hậu chỉ chảy một chiều, nước từ thượng nguồn đổ xuống ra Biển Đông. Dòng sông nhuộm một màu đỏ son; dân quê tôi gọi là mùa nước son hay mùa nước đổ. Cùng với nhiều loài cá tôm từ miệt trên Châu Đốc, Biển Hồ đổ về, ốc đồng ngoài ruộng, trong mương vườn cũng nhiều hơn mọi khi. Đó là lúc bọn trẻ chúng tôi đi bắt ốc, vớt ốc mùa lũ. (Ảnh minh hoạ, nguồn: NLĐ) Dân gian có câu “nhạt như nước ốc”, ...
"Lời quê góp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh" (KIỀU)