Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2018

Người Việt được vào casino chơi: ứng xử ra sao?

Báo Tuổi Trẻ, 25/11/2018 10:26 GMT+7 TTO - Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định chấp thuận chủ trương kinh doanh casino tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang), đồng thời thí điểm cho phép người Việt vào chơi bài tại casino này trong thời gian 3 năm. Theo đó, người Việt sẽ được vào casino chơi bài, nhưng điều dư luận đặc biệt quan tâm là quy định người chơi phải chứng minh được có thu nhập thường xuyên từ 10 triệu đồng/tháng trở lên như thế nào, cơ quan chức năng quản lý ra sao... Giáo sư Hà Tôn Vinh (chuyên gia về casino) : Đừng quá lo ngại! Việc kiểm soát người Việt vào chơi tại sòng bài ở Phú Quốc không khó. Cũng không nên quá lo ngại việc cho người dân trong nước vào chơi casino sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Vì địa điểm mở casino là khu du lịch, cách xa khu trung tâm. Hơn nữa, chỉ những người có điều kiện đi du lịch thì họ vào chơi nên không ngại có người chơi sa đà quá mức.  Thực tế, khi chúng ta chưa cho phép người Việt được chơi casino trong nước, những ngườ...

Nhận diện điểm nghẽn

Báo Tuổi Trẻ, 24/11/2018 09:06 GMT+7 TS. Trần Hữu Hiệp TTO - Cách nay hơn một năm tại Cần Thơ, Chính phủ tổ chức "Hội nghị Diên Hồng" phát triển ĐBSCL với cách tiếp cận tổng hợp, tư duy kiến tạo, thích ứng thuận theo tự nhiên và yêu cầu quy hoạch tích hợp. Các quyết sách lớn từ hội nghị đã tạo ra nhiều kỳ vọng mới cho đồng bằng. Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được ban hành sau hội nghị, nay đã qua "tuổi thôi nôi". Đã có nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức, nhưng phần nhiều nội dung được kỳ vọng vẫn còn nằm trên giấy. Trong đó nổi lên là các điểm nghẽn về nguồn vốn đầu tư, tổ chức bộ máy thực thi và thiếu các sản phẩm quy hoạch tích hợp phục vụ yêu cầu liên kết vùng, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của trung ương và địa phương. Lung linh cầu đi bộ trên bến Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Phát triển vùng vẫn còn nguyên những tồn tại, vướng mắc do chồng chéo, níu kéo nhau của hơn 2.500 bản quy hoạc...

Ươm mầm sáng tạo, lan tỏa mô hình tốt

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 22/11/2018 20:18 GMT+7 Không chỉ lan tỏa thông điệp "cùng xây cuộc sống xanh", Mekong Xanh đã kết nối doanh nghiệp, chính quyền, nhà khoa học và nông dân bằng việc phát hiện nhiều mô hình tốt, gợi mở ý tưởng sáng tạo, dự án đầu tư quy mô lớn hơn trong tương lai. Không chỉ lan tỏa thông điệp "cùng xây cuộc sống xanh", Mekong Xanh đã kết nối doanh nghiệp, chính quyền, nhà khoa học và nông dân bằng việc phát hiện nhiều mô hình tốt, gợi mở ý tưởng sáng tạo, dự án đầu tư quy mô lớn hơn trong tương lai. Nằm trong chuỗi sự kiện của Mekong Xanh, báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Công ty cổ phần Tôn Đông Á còn tổ chức tọa đàm về ứng phó hạn, mặn tại ĐBSCL vào tháng 4-2018 - Ảnh: CHÍ QUỐC Các mô hình tốt không chỉ trong sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu mà còn được phát hiện ở nhiều lĩnh vực, đại diện nhiều tiểu vùng sinh thái từ Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, tiểu vùng giữa sông Tiền, sông Hậu đến ven biển phía đôn...

Gợi mở ý tưởng kinh doanh ở đồng bằng sông Cửu Long

Tuổi Trẻ, ngày 23/11/2018 09:05 GMT+7 TTO - Đó là “đặt hàng” của nhiều đại biểu tại hội thảo và gala tổng kết Mekong Xanh do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 22-11, với sự đồng hành của Công ty cổ phần tôn Đông Á. Ông Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nêu bối cảnh báo làm chương trình Mekong Xanh. Theo đó, từ chủ trương của Thủ tướng trong chuyến đi thị sát đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu ở các tỉnh ĐBSCL (cuối tháng 9-2017) và sau đó là nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu, báo Tuổi Trẻ làm chương trình này để thông tin đến bạn đọc cả nước về sự thích ứng, chuyển đổi mô hình kinh tế, khởi nghiệp của người dân trong vùng gắn với thực tế biến đổi khí hậu. Thay đổi tư duy, liên kết để phát triển Tại hội thảo, ông Lê Minh Hoan - bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - nhấn mạnh ĐBSCL muốn phát triển phải thay đổi tư duy. Theo ông Hoan, không chỉ cơ quan quản lý phải thay đổi tư duy, mà phải làm sao để người n...

“Sorry airlines” - Bao lời xin lỗi cho đủ?

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 09/11/2018 14:30 GMT+7 TTO - “Sorry airlines” - cách nói hài hước mà hành khách dành cho các hãng hàng không thường xuyên trễ giờ, hủy chuyến. Các chuyến bay “giờ dây thun” gây khó chịu, thiệt hại vật chất, công việc, thời gian của hành khách và hình ảnh ngành hàng không. Hành khách vạ vật tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM chờ đến giờ bay của một hãng hàng không - Ảnh: Q.ĐỊNH Thông tư số 27/2017/TT-BGTVT ngày 25-8-2017 của Bộ Giao thông vận tải đã quy định rõ về chất lượng dịch vụ hành khách và trách nhiệm bồi thường của hãng hàng không. Theo đó, hãng sẽ bồi thường bằng dịch vụ hoặc bằng tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với các chuyến bay nội địa, 25 - 150 USD đối với chuyến bay quốc tế bị trễ, hủy chuyến. Nhưng tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến vẫn chậm khắc phục, những ngày qua xảy ra liên tục nhiều vụ hủy, hoãn chuyến. Khi số máy bay được mua sắm nhiều hơn, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn nhờ có nhiều hãng bay và số chuyến bay bị t...

Sóc Trăng muốn có cảng biển 1A: không dễ

Trung Chánh TBKTSG, Chủ Nhật,  4/11/2018, 06:49  (TBKTSG) - UBND tỉnh Sóc Trăng cùng các bộ, ngành liên quan đang chuẩn bị để trình Thủ tướng Chính phủ thông qua việc bổ sung cảng Trần Đề ở địa phương này vào danh mục cảng biển loại 1A. Thế nhưng, hình thành một cảng lớn ở Sóc Trăng có thật sự cần thiết? Liệu có hiệu quả hay không khi bổ sung cảng Sóc Trăng thành cảng biển 1A. Trong ảnh là hoạt động vận chuyển hàng container qua cảng. Ảnh: Trung Chánh Sóc Trăng muốn có cảng biển quốc tế Theo danh mục phân loại cảng biển được Thủ tướng Chính phủ công bố tại quyết định số 70/2013/QĐ-TTg, Việt Nam có ba loại cảng biển gồm: cảng loại 1, tức cảng biển đặc biệt quan trọng, phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng. Đối với cảng biển loại 1 có vai trò là cửa ngõ hoặc cảng trung chuyển quốc tế, p...