Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2023

Thư viện VideoClip: Phóng sự VTV CT - Kè Cần Thơ - Góc nhìn trong nâng c...

Thư viện VideoClip: THTPCT_Tọa đàm- Bảo tồn và phát huy chợ nổi Cái Răng

Để đất Chín Rồng vươn lên cùng cả nước

  Trần Hữu Hiệp - Báo Giao thông - 02/05/2022, 16:30 Sau nhiều năm "ngủ yên", Đồng bằng sông Cửu Long đã được "đánh thức" vào những năm 80 của thế kỷ trước nhưng vẫn chưa thể vươn lên mạnh mẽ. Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,  an ninh  Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước đột phá mới trong việc phát huy vai trò, vị trí quan trọng đặc biệt và khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế phát triển to lớn của Vùng trong giai đoạn mới.   Đến năm 2030, đồng bằng sông Cửu Long đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc; khoảng 4.000 km đường quốc lộ. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích khoảng 40,6 nghìn km2, chiếm 13% diện tích tự nhiên cả nước, dân số 17,5 triệu người, chiếm gần 18%...

Vì sao nông dân quay lưng với cây 'tỷ đô'?

  Đoàn Xá – Thanh Tiến Đại Đoàn kết - 03/11/2023 06:41 Là vùng trồng thanh long lớn thứ hai cả nước (sau tỉnh Bình Thuận) nhưng thời gian qua, rất nhiều nông dân ở tỉnh Long An, Tiền Giang đã quay lưng, chặt bỏ cây thanh long, loại cây trồng từng được gọi là cây “tỷ đô” vì mang lại giá trị cao. Vì sao vậy? Một số hộ nông dân vẫn cầm cự, cố gắng giữ vườn thanh long với hy vọng tăng giá trở lại. Thanh long hiện được trồng chủ yếu ở 2 địa phương là Long An và Tiền Giang. Được coi là loại cây “tỷ đô”, nhưng giá trị xuất khẩu loại quả này đang giảm dần trong 3 năm trở lại đây. Theo bà Trần Thanh Bình - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), 80 - 85% sản lượng thanh long phục vụ xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 80% tổng kim ngạch. Bởi vậy, khi Trung Quốc giảm nhu cầu thì xuất khẩu thanh long cũng giảm mạnh. 3 năm mất giá 5 lần! Xuất khẩu giảm, giá thanh long hạ chỉ còn khoảng 2.000 - 2.500đồng/kg khiến người nông dân k...

Cần nhiều giải pháp cho các sân bay miền Tây ế khách

  Trần Hữu Hiệp Tuổi Trẻ - 04/11/2023 10:38 GMT+7 Đồng bằng sông Cửu Long có hai sân bay Cần Thơ và Phú Quốc trong số 10 sân bay quốc tế và hai sân bay Cà Mau và Rạch Giá trong số 12 sân bay nội địa của cả nước. Hiện Phú Quốc chỉ còn 26 chuyến bay/ngày, giảm 35% so với trước đây - Ảnh: TUẤN PHÙNG Sân bay Phú Quốc  có công suất 4 triệu hành khách/năm, từng hoạt động rất nhộn nhịp cùng sự phát triển nóng của đảo ngọc với khoảng 70 - 75 chuyến bay/ngày vào mùa cao điểm và 40 chuyến bay/ngày lúc bình thường. Nhưng hiện Phú Quốc chỉ còn 26 chuyến bay/ngày, giảm 35% so với trước đây. Sân bay này ế khách là chuyện đau đầu của chính quyền, doanh nghiệp hàng không và du lịch, kéo theo lượng du khách sụt giảm nghiêm trọng từ đầu năm 2023 đến nay, trong khi cả nước có mức tăng trưởng du lịch ấn tượng. Sân bay quốc tế Cần Thơ vào năm 2019 đã từng có 10 đường bay nội địa và 4 đường bay quốc tế, đạt gần 50% công suất thiết kế, thì nay sân bay này cũng trong tình trạng "đói" khách...

Tìm thấy sự sẻ chia

  Báo Đại biểu Nhân dân -  Thứ Ba, 03/10/2023, 10:35 TS. TRẦN HỮU HIỆP  - Chuyên gia kinh tế Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long Có duyên gắn bó khi vừa làm "bạn đọc" và "bạn viết" với “Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri cả nước”, tôi tìm thấy sự sẻ chia trong Báo Đại biểu Nhân dân. “Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội được chuyển tải qua tờ báo, nhất là những vấn đề mới đang nổi lên từ chủ trương, chính sách, nghị quyết của Quốc hội - từ kinh tế vĩ mô, các cơ chế, chính sách liên quan đầu tư, tài chính và doanh nghiệp. Nhiều quy định, cơ chế, chính sách bất cập từ góc nhìn của doanh nghiệp, người dân sau khi Báo phản ánh đã được khắc phục, điều chỉnh". Khoảng ba năm trước, lần đầu tiên tôi trả lời phỏng vấn và được Báo trích dẫn ý kiến về chuyển dịch năng lượng bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long. Đó cũng là khởi đầu cho cơ duyên của tôi với Báo, không chỉ ở vai của một bạn đọc mà cò...

Mở đường cho miền Tây phát triển

 Trần Hữu Hiệp NLĐ - 05-04-2019 - 07:55| Trong nước Cả nước có 740 km đường cao tốc nhưng ĐBSCL nối với trung tâm lớn nhất nước là TP HCM và miền Đông Nam Bộ chỉ có 40 km đường cao tốc TP HCM - Trung Lương Phát biểu tại hội nghị "Nghiên cứu kết nối mạng giao thông các tỉnh ĐBSCL" vào cuối tháng 12-2018 tại Sóc Trăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho rằng: Vùng này có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng chậm phát triển so các vùng miền trong cả nước. Nguyên nhân do kết cấu hạ tầng giao thông hạn chế, còn nhiều điểm nghẽn. Cầu Cao Lãnh nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối TP HCM với các tỉnh ĐBSCL Ảnh: SONG ANH Đó là vấn đề đã được nhận diện từ nhiều năm qua nhưng thực tiễn đang đòi hỏi "tư lệnh" ngành giao thông và lãnh đạo các địa phương phải tập trung tháo gỡ để giao thông phát huy vai trò đi trước mở đường phát triển đồng bằng. Phát triển hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá của ĐBSCL, thời gian qua được tập trung đầu tư, ...

Phiếu tín nhiệm phải thực chất thì cán bộ mới "tự soi, tự sửa"

Trần Hữu Hiệp NLĐ - 23-10-2023 - 07:58 (NLĐO) - Mấu chốt của “lá phiếu tín nhiệm” cán bộ là trao niềm tin, chọn lựa người tài, tăng trách nhiệm cho người lãnh đạo chứ không phải làm vừa lòng người bỏ phiếu Hôm nay, Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 6, dự kiến làm việc trong 22 ngày để thông qua nhiều quyết sách quan trọng quản trị quốc gia và phát triển đất nước trước yêu cầu mới. Việc lấy  phiếu tín nhiệm  đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành ngay đầu kỳ họp. Kết quả lấy phiếu được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết để nhân dân biết, theo dõi, giám sát. Qua đó, làm cơ sở để người được lấy phiếu phấn đấu, rèn luyện, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác của mình. Đây cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Cán bộ cũng là con người với những điểm mạnh, điểm yếu cần được tổ chức, nhân dân giám sát đ...

"Trục xương sống" quốc gia

  Trần Hữu Hiệp NLĐ - 22-10-2023 - 08:00 Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cả nước hiện có 1.822 km đường bộ cao tốc, dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành thêm khoảng 70 km, nâng tổng số đường cao tốc quốc gia lên 1.892 km. Mục tiêu là đến năm 2025, cả nước có khoảng 3.000 km đường cao tốc, đến năm 2030 có 5.000 km. Đây là mục tiêu tạo nhiều kỳ vọng nhưng cũng đối diện lắm thách thức, đòi hỏi không chỉ ngành GTVT nỗ lực mà còn rất cần sự chỉ đạo thống nhất, sát sao của Chính phủ. Quốc hội đã có quyết sách cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, vấn đề còn lại là triển khai thực hiện hiệu quả. Bộ GTVT cũng đã phát động "Chiến dịch 90 ngày đêm" trên các công trường thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, các đơn vị đang dốc toàn lực để đẩy nhanh tiến độ. Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, là yếu tố tạo ra không gian thông suốt để thực thi liên kết vùng. Các tuyến cao tốc đã, đang và sẽ hoàn thành chính là "trục xương sống" của  quốc gia : Cao t...

Rào cản cũ, nghịch lý mới

  Trần Hữu Hiệp Kinh tế Sài Gòn Online - Thứ Hai, 16/10/2023 (KTSG) – Năm 2023, trong khi các rào cản cũ đang tích tụ thêm sức ỳ thì thị trường phải đón nhận những nghịch lý mới phát sinh. Kích cầu tiêu dùng, đầu tư, đảm bảo cán cân thương mại dương, tạo không gian và nguồn lực cho doanh nghiệp phát triển là những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm 2023. Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu các mặt hàng không cần thiết, tập trung hàng thiết yếu. Không gian phát triển mới và nghịch lý mới Trên bình diện chung, Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang trong bước chuyển lịch sử, từ không gian phát triển vật lý, địa – kinh tế sang thời đại số, từ lao động cơ bắp, tăng hàm lượng tri thức sang nền tảng và sử dụng động lực chủ yếu bằng trí tuệ và sáng tạo. Bước chuyển đó đòi hỏi các nền kinh tế phải định vị mình, huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển hiệu quả. Nhìn tổng thể trên bình diện chung của thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn đứn...

Để chiếc bánh nông sản giá trị hơn

  Trần Hữu Hiệp Báo Phụ nữ TPHCM -  16/10/2023 - 06:38 PNO - Xuất khẩu nông sản là mảng sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2023: đạt gần 38,5 tỉ USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu 8,04 tỉ USD. Trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước giảm 8,2% thì nông sản xuất khẩu vẫn tăng trưởng cao: kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 4,2 tỉ USD, tăng 71,8%; gạo đạt 3,66 tỉ USD, tăng 40,4%; hạt điều 2,61 tỉ USD, tăng 14,3%; cà phê 3,16 tỉ USD, tăng 1,9% và sản phẩm chăn nuôi ước đạt 369 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong 5 năm gần đây, hoạt động xuất khẩu hàng hóa liên tục đạt được những kết quả ấn tượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước tăng từ 215,1 tỉ USD năm 2017 lên 371,7 tỉ USD năm 2022, giai đoạn 2018-2022 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,6%/năm.  Đặc biệt, trong 3 năm từ 2020-2022, dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19,...