Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2024

Truyền hình Quân đội - QPVN_Sản vật mùa nước nổi_Chuyên mục Bên dòng Cửu...

Tuoitre TV_Bến Tre với khát vọng vươn xa

'Diện mạo xanh' cho ngành công nghiệp không khói

  Hạnh Nhung Báo Đại biểu Nhân dân08/09/2024 | 11:10 TS. TRẦN HỮU HIỆP, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, để tạo dựng "diện mạo xanh" cho ngành du lịch, từ cấp Nhà nước đến địa phương cũng như doanh nghiệp cần vào cuộc chặt chẽ, đồng bộ. Quá trình chuyển đổi phải toàn diện từ quy hoạch, chiến lược đến chính sách; phải khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, dịch vụ thân thiện môi trường và du khách. Nhiều mô hình du lịch xanh thu hút du khách - Cùng với chuyển đổi số, ngành du lịch cũng đẩy mạnh chuyển đổi xanh hướng đến sự phát triển bền vững; ông đánh giá như thế nào về nỗ lực này? - Du lịch tiếp tục là mảng sáng trong bức tranh kinh tế, xã hội đất nước. Năm 2023 và các tháng đầu năm 2024, nhiều vùng, miền và các địa phương có mức tăng trưởng cao về doanh thu dịch vụ và lượng du khách. Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu  đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa và tổng thu đạt 840.000 tỷ

Khơi nguồn lực phát triển từ khu vực tư nhân

  GIA BẢO Báo cần Thơ -  15/09/2024 - 10:02 Mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2025, kinh tế tư nhân đóng góp 55% vào GDP, đến năm 2030 đóng góp 55-65% GDP. Các chuyên gia nhận định, đây là mục tiêu rất thách thức, bởi khu vực kinh tế tư nhân đang đối diện với rất nhiều khó khăn. Tạo động lực mới Các thống kê cho thấy, kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 45% GDP cả nước, khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước và hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo ra việc làm cho khoảng 85% số lao động cả nước. Khu vực này cũng chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và 35% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Đây là bước chuyển tích cực của khu vực kinh tế tư nhân. Hiện cả nước có khoảng 900.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động; trong đó có nhiều DN, tập đoàn tư nhân lớn đã tham gia đầu tư vào các công trình hạ tầng năng lượng, sản xuất ô tô,... quy mô lớn. Kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh đã trở thành lực lượng quan trọng đóng góp cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Kinh tế tư nhân đang ngày càng lớn

Lý do du lịch ĐBSCL vừa thiếu vừa yếu

TPO - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều thế mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc. Tuy nhiên, thực tế du lịch trong vùng chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những lý do dẫn tới thực tế trên đó, do trình độ lao động du lịch qua đào tạo của vùng thuộc nhóm thấp nhất cả nước. Ngày 20/9, tại TP. Cần Thơ diễn ra Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về  du lịch  tại ĐBSCL, do Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp Báo Công Lý tổ chức. Khách  du lịch tham quan chợ nổi Cái Răng, TP Cần Thơ. Ảnh: Hòa Hội. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển  Du lịch ,  Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) - cho biết, vùng ĐBSCL có nhiều thế mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc. Tuy nhiên, thực tế du lịch trong vùng chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những lý do dẫn tới thực tế trên đó, do trình độ lao động (LĐ) du lịch qua đào tạo của vùng thuộc nhóm thấp nhất cả nước. Do đó, việc  xây dựng  sản phẩm, tổ

Giải bài toán nguồn nhân lực du lịch chất lượng vùng ĐBSCL

  YẾN PHƯƠNG Lao Động  -   Thứ sáu, 20/09/2024 14:36 (GMT+7) Ngày 20.9, tại TP  Cần Thơ  diễn ra buổi hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL )". Trình độ lao động thuộc top thấp nhất cả nước Tại buổi hội thảo, T.S Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) - nhận định, hiện nay, việc phát triển du lịch của vùng ĐBSCL chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những lý do quan trọng chính là về giáo dục, trình độ lao động qua đào tạo vùng ĐBSCL vẫn thuộc một trong hai vùng thấp nhất trong cả nước. Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Yến Phương Trước hết, nguồn nhân lực du lịch vùng thiếu hụt về số lượng và chất lượng. Theo thống kê, nguồn nhân lực du lịch vùng chưa qua đào tạo chiếm khoảng 51%; về chuyên môn du lịch, kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ… còn hạn chế. Bên cạnh đó, hiệu quả từ công tác đào tạo về du lịch chưa cao, phần đông sinh viên ra trường đều ch

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

  Trần Hữu Hiệp SGGP - 01/10/2024 06:24 Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới. Thông tin từ Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2024 đang diễn ra tại tỉnh Kiên Giang, các sản phẩm OCOP của vùng này đã vươn lên vị trí thứ 2 cả nước. Chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì đa dạng, tiện ích và hấp dẫn người tiêu dùng. Các sản phẩm OCOP gắn với các thương hiệu nước mắm Phú Quốc - Kiên Giang, các mặt hàng đến từ vương quốc trái cây Tiền Giang như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, các sản phẩm từ dừa Bến Tre, dừa sáp Trà Vinh, tôm, cua Cà Mau, Sóc Trăng, muối Bạc Liêu... không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế, mang lại giá trị kinh tế cao. Dù chương trình đã mang lại kết quả tích cực nhưng nhiều sả

Ra mắt sách “Văn hóa khăn rằn”

  ĐĂNG HUỲNH (CTO) - Ngày 5-10, tại Nhà sách Phương Nam Cần Thơ, nhà nghiên cứu Nhâm Hùng ra mắt sách “Văn hóa khăn rằn” (NXB Văn học). Các đại biểu dự ra mắt sách. ADVERTISEMENT Đến dự có bà Võ Kim Thoa, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ; ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ; Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL; cùng đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu sách… Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng chia sẻ về sách. Sách “Văn hóa khăn rằn” được nhà nghiên cứu Nhâm Hùng viết nên bằng tình yêu với chiếc khăn đặc trưng của người Nam Bộ, qua năm tháng, trở thành biểu trưng của vùng đất này. Bà Võ Kim Thoa, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ, tặng hoa chúc mừng nhà nghiên cứu Nhâm Hùng. Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng giao lưu với độc giả. Sách gồm 3 phần. Phần 1 là “Khái quát hành trình văn hóa khăn rằn”, tác giả lần lượt điểm qua hình ảnh chiếc khăn rằn từ vẻ đẹp lao động nông nghiệp đến trên chợ, phố và đời sống thương hồ, vẻ đẹp trong gia đình, ngoài cộng đ

Văn hóa khăn rằn dưới góc nhìn của soạn giả Nhâm Hùng

  YẾN PHƯƠNG   -  Thứ bảy, 05/10/2024 19:30 (GMT+7)   “Văn hóa khăn rằn” là cuốn sách được soạn giả Nhâm Hùng viết bằng cả hành trình nghiên cứu, biên soạn, tình yêu dành cho chiếc khăn rằn của người Nam bộ. Ngày 5.10, tại TP Cần Thơ, soạn giả, nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ Nhâm Hùng tổ chức buổi ra mắt sách “Văn hóa khăn rằn” (Nhà xuất bản Văn học). Soạn giả Nhâm Hùng được biết đến là người có nhiều năm gắn bó trong công tác nghiên cứu, viết sách về lịch sử, vùng đất,  văn hóa , con người Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến nay, soạn giả Nhâm Hùng đã có hơn 30 đầu sách được công bố. Sách “Văn hóa khăn rằn” gồm 160 trang, với nội dung khái quát về hành trình chiếc khăn từng là “vật bất ly thân” của người Nam bộ. Sách có 3 phần chính gồm: Khăn rằn, những chặng đường xưa; Khăn rằn trong hoạt động văn hóa - du lịch; Báo chí và tình yêu khăn rằn. Sách gồm 160 trang với 3 phần chính. Ảnh: Yến Phương Lý giải về việc chọn khăn rằn làm đề tài cho một công trình nghiên cứu, biên soạn và v