Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chủ động nguồn nước nội địa để ngăn ngừa hạn mặn

  SƠN LÂM - CHÍ CÔNG - LÊ DÂN - CHÍ QUỐC Báo Tuổi Trẻ -  26/04/2024 19:29 GMT+7 Nhiều giải pháp để có nước ngọt trong mùa hạn, mặn tại các vùng ven biển. Trong đó có giải pháp nhà máy nước thu nhỏ, di động trong các container với công suất 3.000 m3/ngày để đưa nước ngọt đến các vùng hạn mặn. Kết nối trực tiếp đến hội thảo Giải pháp về  nguồn nước  vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Ronny - phó chủ tịch, chuyên gia nước, kỹ thuật trưởng, giám đốc phát triển Tập đoàn P2W từ Israel - đã giới thiệu về công nghệ khử mặn tiên tiến mà đất nước này đang sử dụng. Chuyên gia Israel mong muốn giải quyết vấn đề nước ở Việt Nam Hiện tại, Israel đã xây dựng 5 nhà máy khử nước biển với tổng công suất 786 triệu m 3  mỗi năm, tương đương khoảng 85% nhu cầu của đất nước. Ông Ronny cho biết công nghệ khử mặn tiên tiến của Israel sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và thu hồi năng lượng đặc biệt, toàn bộ hệ thống có tỉ lệ thu hồi cao có tất cả các ưu điểm vừa nêu, với chi phí ...

Kỳ vọng cánh đồng 1 triệu héc ta

  TS Trần Hữu Hiệp   Báo Đại Đoàn kết •   29/04/2024 07:20 Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp được triển khai ngay trong năm nay trên diện tích 180.000ha. Mục tiêu không chỉ hướng đến tăng 40% giá trị lúa gạo, 50% lợi nhuận trồng lúa, mà còn là một hình mẫu sản xuất lúa gạo trên thế giới. Đó là cách tiếp cận mới, tích hợp đa giá trị, đa lợi ích, đóng góp trách nhiệm cho môi trường. Trên cánh đồng lúa. Ảnh: T.Tiến. Thoát nghẽn cánh đồng lớn Hơn 10 năm trước, cánh đồng lớn ra đời ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhanh chóng lan ra cả nước với diện tích đạt gần 200.000ha lúa vào năm 2015. Mô hình này đạt được thành công bước đầu, mở ra kỳ vọng tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo. Cánh đồng lớn tạo ra không gian rộng lớn hơn, điều kiện sản xuất thuận lợi hơn cho việc thực hành nông nghiệp tốt, ứng dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa, giảm chi phí trung gian, kiểm soát sản phẩm đồng đều và chất lượng hơn. Tuy nhiên, khi vật tư nông nghiệp, dịch vụ đầu ...

Chung sống với hạn, mặn miền Tây: Nương theo thiên nhiên, thích ứng lâu dài

  Thứ Hai, 29/04/2024 07:27:00 +07:00 (VTC News) -  Nhiều chuyên gia phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp để giải bài toán chủ động sống chung với hạn mặn. Chỉ trong chưa đầy 1 tháng, lần lượt các tỉnh Tiền Giang, Cà Mau, Long An, Kiên Giang đồng loạt công bố tình trạng khẩn cấp vì hạn hán, xâm nhập mặn dẫn đến thiếu nước ngọt.  Trả lời VTC News, nhiều chuyên gia phân tích nguyên nhân, đồng thời đề xuất giải pháp để người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể “chủ động chung sống với hạn mặn” như tinh thần được Phó Thủ tướng Trần Hồng    Hà nói  trong buổi họp gần đây. Bàn về giải pháp hạn chế xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, TS Trần Hữu Hiệp - nguyên Ủy viên Chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đánh giá điều quan trọng là phải thích ứng để cùng chung sống.  TS Trần Hữu Hiệp phân tích, trước đây chúng ta thực hiện "ngọt hóa" ở một số khu vực, chẳng hạn như "ngọt hóa" Cà Mau, "ngọt hóa" Gò Công vì ngày xưa mục tiêu ...

Chậm thích ứng biến đổi khí hậu: Hậu quả nặng nề - Bài 3: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất

SGGP -  27/03/2024 09:38 Trước vấn đề nhiều địa phương ở ĐBSCL đang loay hoay tìm giải pháp ứng phó hiệu quả với hạn mặn, PV Báo SGGP đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, xung quanh vấn đề này.  Sản xuất thuận thiên - PHÓNG VIÊN: Không chỉ khô hạn và xâm nhập mặn, ảnh hưởng biến đổi khí hậu cũng đang làm nhiều khu vực ở ĐBSCL hiện nay sụt lún, sạt lở... - Theo kiểm tra, khảo sát của đoàn công tác Bộ NN-PTNT, hiện nay, ĐBSCL đang vào cao điểm mùa khô, hạn hán và xâm nhập mặn. Tình trạng thiếu nước đã dẫn đến sụt lún. Ở thời điểm này, tại huyện Trần Văn Thời đang xảy ra sụt lún rất nghiêm trọng. Có nhiều lý do nhưng lý do chính là từ đầu tháng 1 đến nay, Cà Mau không có mưa, nắng nóng kéo dài càng làm độ bốc hơi nước lớn, hạn hán đến nhanh. Trong khi huyện Trần Văn Thời rất cần nước ngọt để sản xuất thì thời điểm này cơ bản là không có nước, gây ra sụt lún. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp ...