Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Giải bài toán nguồn nhân lực du lịch chất lượng vùng ĐBSCL

  YẾN PHƯƠNG Lao Động  -   Thứ sáu, 20/09/2024 14:36 (GMT+7) Ngày 20.9, tại TP  Cần Thơ  diễn ra buổi hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL )". Trình độ lao động thuộc top thấp nhất cả nước Tại buổi hội thảo, T.S Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) - nhận định, hiện nay, việc phát triển du lịch của vùng ĐBSCL chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những lý do quan trọng chính là về giáo dục, trình độ lao động qua đào tạo vùng ĐBSCL vẫn thuộc một trong hai vùng thấp nhất trong cả nước. Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Yến Phương Trước hết, nguồn nhân lực du lịch vùng thiếu hụt về số lượng và chất lượng. Theo thống kê, nguồn nhân lực du lịch vùng chưa qua đào tạo chiếm khoảng 51%; về chuyên môn du lịch, kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ… còn hạn chế. Bên cạnh đó, hiệu quả từ công tác đào tạo về du lịch chưa cao, phần đông sinh viên ra trường đều ch

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

  Trần Hữu Hiệp SGGP - 01/10/2024 06:24 Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới. Thông tin từ Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2024 đang diễn ra tại tỉnh Kiên Giang, các sản phẩm OCOP của vùng này đã vươn lên vị trí thứ 2 cả nước. Chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì đa dạng, tiện ích và hấp dẫn người tiêu dùng. Các sản phẩm OCOP gắn với các thương hiệu nước mắm Phú Quốc - Kiên Giang, các mặt hàng đến từ vương quốc trái cây Tiền Giang như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, các sản phẩm từ dừa Bến Tre, dừa sáp Trà Vinh, tôm, cua Cà Mau, Sóc Trăng, muối Bạc Liêu... không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế, mang lại giá trị kinh tế cao. Dù chương trình đã mang lại kết quả tích cực nhưng nhiều sả

Ra mắt sách “Văn hóa khăn rằn”

  ĐĂNG HUỲNH (CTO) - Ngày 5-10, tại Nhà sách Phương Nam Cần Thơ, nhà nghiên cứu Nhâm Hùng ra mắt sách “Văn hóa khăn rằn” (NXB Văn học). Các đại biểu dự ra mắt sách. ADVERTISEMENT Đến dự có bà Võ Kim Thoa, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ; ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ; Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL; cùng đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu sách… Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng chia sẻ về sách. Sách “Văn hóa khăn rằn” được nhà nghiên cứu Nhâm Hùng viết nên bằng tình yêu với chiếc khăn đặc trưng của người Nam Bộ, qua năm tháng, trở thành biểu trưng của vùng đất này. Bà Võ Kim Thoa, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ, tặng hoa chúc mừng nhà nghiên cứu Nhâm Hùng. Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng giao lưu với độc giả. Sách gồm 3 phần. Phần 1 là “Khái quát hành trình văn hóa khăn rằn”, tác giả lần lượt điểm qua hình ảnh chiếc khăn rằn từ vẻ đẹp lao động nông nghiệp đến trên chợ, phố và đời sống thương hồ, vẻ đẹp trong gia đình, ngoài cộng đ

Văn hóa khăn rằn dưới góc nhìn của soạn giả Nhâm Hùng

  YẾN PHƯƠNG   -  Thứ bảy, 05/10/2024 19:30 (GMT+7)   “Văn hóa khăn rằn” là cuốn sách được soạn giả Nhâm Hùng viết bằng cả hành trình nghiên cứu, biên soạn, tình yêu dành cho chiếc khăn rằn của người Nam bộ. Ngày 5.10, tại TP Cần Thơ, soạn giả, nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ Nhâm Hùng tổ chức buổi ra mắt sách “Văn hóa khăn rằn” (Nhà xuất bản Văn học). Soạn giả Nhâm Hùng được biết đến là người có nhiều năm gắn bó trong công tác nghiên cứu, viết sách về lịch sử, vùng đất,  văn hóa , con người Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến nay, soạn giả Nhâm Hùng đã có hơn 30 đầu sách được công bố. Sách “Văn hóa khăn rằn” gồm 160 trang, với nội dung khái quát về hành trình chiếc khăn từng là “vật bất ly thân” của người Nam bộ. Sách có 3 phần chính gồm: Khăn rằn, những chặng đường xưa; Khăn rằn trong hoạt động văn hóa - du lịch; Báo chí và tình yêu khăn rằn. Sách gồm 160 trang với 3 phần chính. Ảnh: Yến Phương Lý giải về việc chọn khăn rằn làm đề tài cho một công trình nghiên cứu, biên soạn và v

Nhiều địa phương sớm đạt “KPI” du lịch năm 2024

  Lam Ngọc Báo Đại biểu Nhân dân - 05/10/2024 | 07:05 Còn 3 tháng nữa mới hết năm nhưng ngành du lịch của một số tỉnh, thành phố đã cán đích sớm. Hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch trong những tháng cuối năm, và mùa cao điểm đón khách quốc tế là cơ hội để ngành bứt phá.   Cán đích sớm Theo đó, kết thúc tháng 9, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành kế hoạch năm với doanh thu hơn 44.138 tỷ đồng (vượt 10% kế hoạch năm). Toàn tỉnh đón khoảng 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023 (đạt 100% kế hoạch năm). Trong đó, có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 147,9% so với cùng kỳ (vượt 20% kế hoạch năm); 5,4 triệu lượt khách nội địa, tăng 27,2% so với cùng kỳ (đạt 90% kế hoạch năm). Tương tự, ngành du lịch Ninh Thuận cũng đón tin vui khi đã vượt mục tiêu đón khách của cả năm. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 9 tháng, có hơn 3,2 triệu lượt khách đến, đạt 100,1% kế hoạch năm. Trong đó, khách lưu trú, nghỉ dưỡng ước đạt 2,3 tr

Văn hóa Khăn rằn

Bê thui ca những ông giáo già