Vuốt mũi "Ông may Mắn" hy vọng thêm 1 lần trở lại Cologne |
TRẦN HIỆP THỦY
Trên thế giới, du lịch tín ngưỡng - tâm linh là một ngành kinh tế phát triển, nhưng ở nước ta, còn là lĩnh vực khá mới mẻ. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là một “Case Study” thú vị trong việc khai thác đức tin, tín ngưỡng dân gian, trở thành nguồn thu quan trọng của địa phương. Theo Báo cáo của UBND tỉnh An Giang, 8 tháng đầu năm 2011 đã có 4,74 triệu lượt khách đến các khu điểm du lịch trên địa bàn. Hàng năm, ước khoảng 3,5 triệu người đến Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ước trong tổng số 5,2 triệu du khách đến tỉnh biên giới Tây Nam này.
Nhà thờ lớn (Der Dom) hơn 2.000 năm tuổi ở Cologne - CHLB Đức |
Nhìn ra thế giới
Thông qua các loại hình du lịch tín ngưỡng - tâm linh, du khách không chỉ thỏa mãn nhu cầu nhìn ngắm, thưởng thức sự khác biệt về cảnh vật, văn hóa, ẩm thực mà còn muốn thỏa mãn đức tin, mang về sự may mắn trong cuộc sống. Với hơn một tỷ tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới, Ấn Độ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách.
Chuông đồng 500 tấn chùa Bái Đính - Ninh Bình |
Thánh địa Mecca của Ả Rập Saudi với số dân chỉ hơn 1,7 triệu, hàng năm đón hơn 13 triệu du khách và tín đồ hồi giáo hành hương về đây … Ý trở thành nước có nhiều điểm du lịch tâm linh, chỉ riêng quảng trường Nhà thờ Thánh St. Peter bên cạnh Vatican, nơi Giáo hoàng thường giảng đạo và ban phước lành đã thu hút hàng triệu triệu người đến trong tổng số khách du lịch nhiều hơn dân số nước này. Ở những thành phố du lịch nổi tiếng, người ta còn tạo ra đức tin để khai thác du lịch tín ngưỡng – tâm linh.
Miễu bà Chúa Xứ Núi Sam |
Ở Việt Nam, một số nơi đã bắt đầu chú ý đầu tư và khai thác du lịch tâm linh – tín ngưỡng. Khu Đại Nam Lạc Cảnh ở Bình Dương, Khu du lịch chùa Tràng An - Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), các nhà đầu tư đã chú ý khai thác ngành du lịch mới mẻ này. Ngoài việc thúc đẩy kinh tế du lịch, dịch vụ, du lịch tâm linh – tín ngưỡng lành mạnh mang lại nhiều giá trị truyền thống, giá trị văn hóa, lịch sử ... tốt đẹp. Tuy nhiên, mặc dù ngành du lịch này vẫn hiện hữu, mà Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, Phật Bà Nam Hải, Bạc Liêu là những thí dụ, nhưng trên bản đồ du lịch, trên các kênh quảng bá, xúc tiến, vẫn chưa thấy nói đến những nơi này như là điểm đến của loại hình du lịch tâm linh – tính ngưỡng. Có lẽ đã đến lúc, các cơ quan quản lý, các nhà làm du lịch, doanh nghiệp phải nhìn nhận du lịch tâm linh – tín ngưỡng ở ĐBSCL như một ngành du lịch giàu tiềm năng, bên cạnh du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước, du lịch biển đảo. Điều đáng mừng là tỉnh An Giang đã chọn các điểm nhấn để tập trung khai thác lợi thế về du lịch, trong đó thế mạnh du lịch tâm linh – tín ngưỡng Bà Chúa Xứ Núi Sam được chú ý đầu tư, khai thác. Theo ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch quốc tế “Bốn quốc gia – Một điểm đến”, thì ngành du lịch của tỉnh đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư khai thác 4 điểm du lịch nổi tiếng là: du lịch tâm linh với Miếu Bà Chúa Xứ và quần thể di tích lịch sử núi Sam; du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư và Khu du lịch Núi Ông Cấm, Tịnh Biên; du lịch khảo cổ với di chỉ văn hóa Óc Eo đang đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận di sản văn hóa và tôn vinh hình ảnh, quê hương Bác Tôn. Điều quan trọng là quan tâm “chất xám” trong sản phẩm du lịch để có đầu tư đúng mức, vừa thể hiện sự tôn trọng du khách, vừa thoát ra khỏi những khuôn mẫu chung vốn gây nhàm chán bấy lâu nay…
Bài viết rất hay, hình chụp tuyệt đẹp! (Mai Anh)
Trả lờiXóa