Vài lời: Là người thuộc thế hệ 6X, mình được "thưởng thức" tất cả các nhãn hiệu này trong khó khăn của thời bao cấp và những năm đầu đổi mới. Giấy Bãi Bằng thời đó là "của quý", thường thì học sinh xài giấy vàng khè, nhiều trang còn nguyên cọng rơm. Xe đạp Thống nhất, bọn nhà nghèo tụi mình chỉ thấy được trong mơ. Nhớ năm thi vào lớp 10 trướng huyện, đứng hạng II, được ba tặng cho chiếc xe đạp cũ kỹ, sứt sên, lủng ruột của người ta bán cho giá rẻ, mang đi sửa lại, sơn xanh, dán nhãn Cửu Long chạy khoe cả xóm. Xà bông Cô Ba là hàng hiếm, bọn mình thường phải gội đầu bằng "xà bông đá" (xà bông cục, cứng như đá). Nhiều sinh viên phải ăn trộm của bạn mà dùng. Một gói bột Bích Chi Cao Lãnh là món quà quý cho mấy đứa em những năm đi học ở Sài Gòn khi được về quê.
Kem đánh răng Dạ Lan và P/S cùng thời, chịu số phận hẩm hiu của thời mở cửa trước sự xâm lăng của hàng ngoại. Khác với P/S (có từ trước giải phóng, hình ông Tây đen, sau này mình mới biết đó là vua bóng đá Pele), tốt số hơn, sau khi được hãng Univer mua lại, P/S vẫn tồn tại trên thị trường, còn Dạ Lan buộc phải biến mất để nhường chỗ cho Colgate. Riêng cao Sao Vàng, năm 1997, lần đầu tiên sang Đức, mình đã hốt cho mấy tá làm quà cho mấy ông tây xứ lạnh. Quả là họ rất thích. Nhớ cặp đôi sinh viên hàng xóm người Uganda ở Cologne rất thích thú khi được tặng 10 hộp cao Sao Vàng giữa mùa đông lạnh giá nước Đức ...
Kem đánh răng Dạ Lan và P/S cùng thời, chịu số phận hẩm hiu của thời mở cửa trước sự xâm lăng của hàng ngoại. Khác với P/S (có từ trước giải phóng, hình ông Tây đen, sau này mình mới biết đó là vua bóng đá Pele), tốt số hơn, sau khi được hãng Univer mua lại, P/S vẫn tồn tại trên thị trường, còn Dạ Lan buộc phải biến mất để nhường chỗ cho Colgate. Riêng cao Sao Vàng, năm 1997, lần đầu tiên sang Đức, mình đã hốt cho mấy tá làm quà cho mấy ông tây xứ lạnh. Quả là họ rất thích. Nhớ cặp đôi sinh viên hàng xóm người Uganda ở Cologne rất thích thú khi được tặng 10 hộp cao Sao Vàng giữa mùa đông lạnh giá nước Đức ...
Bột gạo lứt Bích Chi từng là sản phẩm ăn dặm hàng đầu của Việt Nam những năm 60-90 của thế kỷ trước. Những tập giấy vở học sinh Bãi Bằng từng làm bạn với nhiều thế hệ người Việt, nhất là thế hệ 7X, 8X.Có một thời, xà bông, sữa tắm “Cô Ba” ...
Những tập giấy vở học sinh Bãi Bằng
Có một thời, xà bông, sữa tắm “Cô Ba” là món mỹ phẩm không thể thiếu của các bà, các cô từ miền Đông Nam bộ đến miền Tây Nam bộ. Ông chủ của thương hiệu này là tỷ phú người Việt gốc Hoa Trương Văn Bền.
Một hình ảnh quảng cáo xà bông Cô Ba bằng tiếng Pháp.
Nổi tiếng, lụi bại, rồi tái xuất, thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan một thời là sản phẩm Việt nức tiếng trong khu vực. Vào những năm 1993-1994, Dạ Lan lớn mạnh, chiếm tới gần 70% thị phần cả nước. Riêng từ Đà Nẵng trở vào chiếm tới 90%, góp phần đánh bật kem đánh răng Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Nhưng sau đó, ông Trịnh Thành Nhơn - người tạo ra thương hiệu này - lại bán Dạ Lan cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD. Dạ Lan chỉ tồn tại vỏn vẹn 3 tháng trước khi kem Colgate xuất hiện thế chỗ và phát triển cho đến nay. Năm 2009, Dạ Lan được chính ông Nhơn đưa trở lại thị trường Việt, và thuộc sở hữu của Công ty Hóa Mỹ phẩm Quốc tế (ICC).
Khi những chiếc bật lửa chưa phổ biến, diêm Thống Nhất là sản phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt của người Việt.
Dầu gội bồ kết, mỹ phẩm Lan Hảo quen thuộc một thời. Năm 1968, những sản phẩm mang thương hiệu Thorakao được bán rộng rãi trên toàn miền Nam, có chi nhánh ở Campuchia và mở rộng cung cấp ra toàn Đông Nam Á. Từng giữ ngôi vương trong ngành hóa mỹ phẩm, Thorakao lại bị những thương hiệu ngoại chèn ép, buộc phải sống nhờ thị trường xuất khẩu, chủ yếu là Campuchia.
Những năm 90 của thế kỷ trước, trong bất cứ gia đình người Việt nào cũng có một hộp Cao Sao Vàng như thế này. Xe đạp Thống Nhất là phương tiện đi lại phổ biến của người Việt thế kỷ trước. Giá của mỗi chiếc xe đạp Thống Nhất những năm đầu giải phóng tương đương cả cây vàng.
Một chiếc xe hiệu Viha cũng của công ty xe đạp Thống Nhất.
Một chiếc xe hiệu Viha cũng của công ty xe đạp Thống Nhất.
Bột gạo lứt Bích Chi từng là sản phẩm ăn dặm hàng đầu của Việt Nam những năm 60-90 của thế kỷ trước. Thời điểm năm 1966, khi chăm sóc cô con gái nhỏ Trần Thị Bích Chi, ông Tư Khánh đã sáng tạo ra loại bột này từ những kinh nghiệm thời còn chiến đấu tại chiến trường. Thời kỳ đỉnh cao của bột Bích Chi là những năm 1970-1975, khi lần đầu tiên thương hiệu này được đầu tư quảng bá và phân phối rộng rãi tại các thị trường lớn như TPHCM, các tỉnh miền Tây và Nam Trung Bộ… thu hút đông đảo người dùng. Đến nay, bột gạo lứt Bích Chi vẫn còn được nhiều người ưa chuộng.
Nhận xét
Đăng nhận xét