|
||
Trái thanh long đang bị
xoay vòng luẩn quẩn
Khoảng 2 tháng về trước, trái thanh
long rớt giá thảm hại có nơi chỉ còn 2.000 đến 3.000 đồng/kg. Theo tính toán
của người dân, để sản xuất 1kg thanh long bằng phương pháp xông đèn có mức
chi phí từ 6.000- 7.000 đồng và với giá bán như trên đã đẩy các hộ trồng
thanh long ở ĐBSCL lâm vào cảnh lỗ nặng. Tuy nhiên, sau một thời gian rớt giá
thê thảm ở giai đoạn chính vụ, bước sang mùa thu hoạch tự nhiên (nghịch vụ -
PV) hiện trái thanh long đang tăng trở lại, tại 2 tỉnh trồng thanh long lớn
nhất ĐBSCL là Tiền Giang và Long An giá thanh long đã tăng lên 12.000 đến
14.000đồng/kg, với giá này trừ chi phí sản xuất người dân có thể thu về lãi
từ 100 triệu đến 120 triệu đồng/ha, tăng gấp nhiều lần so với trồng lúa và
các loại nông sản khác.
Ông Lê Văn Lành, ấp Long Hiệp, xã
Quơn Long, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có diện tích khoảng 3.000m2 với khoảng
400 nọc thanh long đang cho trái phân trần: Năm nào cũng vậy, cứ vào chính vụ
là bà con vùng Quơn Long này đều chuẩn bị tinh thần giá sẽ giảm, nhưng không
ngờ năm nay giá giảm thê thảm vậy. Nhiều người có ý định mở rộng thêm diện
tích đã phải từ bỏ, tuy nhiên những ngày qua giá thanh long đã tăng trở lại,
theo dự đoán của chúng tôi giá sẽ còn tăng nữa… Còn ông Trương Văn Tân, hộ
trồng thanh long lâu đời ở ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo cho biết:
"Giá thanh long ruột đỏ cũng đã tăng trở lại từ 20.000 đồng/kg đến
30.000 đồng/kg, bà con mừng lắm, hiện thương lái đã quay trở lại đặt
hàng.
Có một nghịch lý đang diễn ra với
trái thanh long, mặc dù giá cả đang chịu nhiều thăng trầm nhưng diện tích
trồng lại không bị ảnh hưởng và luôn phát triển theo chiều hướng đi lên. Theo
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI), nếu như năm 2000 diện tích cây
thanh long của cả nước chỉ vỏn vẹn 560ha, thì đến năm 2013 đạt trên 24.000ha,
tăng khoảng 40 lần trong hơn 10 năm qua. Tại Tiền Giang, cách đây khoảng 3
năm diện tích trồng thanh long chỉ khoảng 1.600ha thì hiện đã tăng hơn 3.000ha,
tập trung nhiều ở huyện Chợ Gạo, Tân Phước, Châu Thành, Gò Công Tây. Còn ở
Long An, đến nay diện tích trồng thanh long đã lên khoảng 4.000ha…
Tạo cơ hội cho thanh
long "hóa rồng”
Điều đáng lo ngại khi phần lớn sản
lượng thanh long được bán qua thị trường Trung Quốc và hầu hết bằng đường
tiểu ngạch với chất lượng thấp, có năm sản lượng xuất vào thị trường này lên
tới 80%. Sau thời gian dài gần như độc chiếm thị trường với khoảng 90% hàng
giao dịch thanh long trên thế giới, nhưng thời gian gần đây ngành hàng này
không chỉ chấp nhận chia bớt thị phần, mà còn phải đối diện với sự cạnh tranh
của nhiều nước đang trồng thanh long, đó là chưa tính về khả năng vượt trội
Việt Nam về cách tổ chức sản xuất giống và quy trình canh tác. Hiện tại,
Trung Quốc đang đầu tư trồng khoảng 20.000ha thanh long tại 2 tỉnh Quảng Đông
và Quảng Tây, chiếm khoảng 2/3 diện tích thanh long Việt Nam. Mỹ cũng đã
trồng thanh long tại đảo Hawaii… Các nhà khoa học dự báo: Từ mặt hàng chiếm
ưu thế mọi mặt, thời gian tới Việt Nam sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn
khi các nước đi sau tỏ ra vượt trội về quy trình kỹ thuật, giống, bài bản về
tổ chức sản xuất. Trong khi Việt Nam vẫn lúng túng về quản lý dịch bệnh, phát
triển tự phát về diện tích, chất lượng lại có chiều hướng giảm.
Ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ
kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhận định: Cũng như số phận của nhiều mặt
hàng nông sản, hạt gạo cắn làm tám, trái dừa bửa ra làm nhiều miếng, cây mía
chặt nhiều lóng, con cá tra bị chặt thành nhiều khúc, trái thanh long cũng
đang bị xoay vòng luẩn quẩn: trồng – chặt, mà bài toán đầu ra chưa được giải
quyết căn cơ. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trái cây nói chung và trái
thanh long nói riêng cho thấy, những sản phẩm này đang bị "cắt khúc” do
quy hoạch được thực hiện theo từng địa phương. Diện tích vườn cây nhỏ lẻ,
manh mún, khó xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao. Năng lực
đầu tư và trình độ sản xuất của nhà vườn còn nhiều hạn chế, thường xuyên chịu
cảnh "trúng mùa, rớt giá”. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây
thì kêu thiếu nguyên liệu. Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, chỉ mới
có hơn 2,5% lượng trái cây trong vùng được bán trực tiếp cho doanh nghiệp,
còn lại hơn 97% bán qua trung gian...
Một tín hiệu vui cho cây thanh long
khi mới đây, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đang kiến nghị các cơ quan chức năng
tiếp tục tạo thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất rau quả tập trung như
thành lập các trang trại, HTX nông nghiệp. Từ đó, tập trung áp dụng các quy
trình sản xuất nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP đáp ứng yêu cầu của các
thị trường khó tính. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu
thụ rau quả Việt Nam cả trong và ngoài nước; kiến nghị xem xét miễn, giảm
thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp kinh doanh rau quả xuất khẩu ở mức 5%,
thay vì 20%. Bộ NN&PTNT cũng đang tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu
trái cây, trong đó có thanh long.
Để tránh tình trạng thanh long rớt
giá thê thảm, nông dân lỗ nặng như thời gian qua, 3 tỉnh có diện tích trồng
thanh long lớn nhất cả nước hiện nay là Tiền Giang, Long An và Bình Thuận
đang có kế hoạch liên kết để phân chia thời điểm sản xuất rải vụ suốt cả năm.
Từ đó, tránh tập trung sản xuất vào một vụ chính như hiện nay, khiến sản phẩm
dồn ứ, cung nhiều hơn cầu khiến giá giảm.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng,
các địa phương cần quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất trái cây chủ lực của
tỉnh; chỉ đạo các sở, ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ người dân thực hiện sản
xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác
thực hiện liên kết ngang chặt chẽ và hiệu quả; tăng cường đầu tư kết cấu hạ
tầng tại các vùng sản xuất trái cây tập trung như điện, cầu, đường tạo thuận
lợi trong việc sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Trung ương
cần tiếp tục hỗ trợ các địa phương thực hiện các hoạt động xúc tiến thương
mại, đẩy mạnh xuất khẩu; ưu tiên thực hiện chương trình xúc tiến thương mại
đối với các mặt hàng trái cây; chỉ đạo triển khai mạnh mẽ chính sách bảo hiểm
trong sản xuất nông nghiệp để giúp doanh nghiệp và nông dân yên tâm trong
việc đẩy mạnh sản xuất và thực hiện tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng;
nghiên cứu phát triển các hình thức mua bán hiện đại như thị trường giao
dịch, quyền mua, quyền bán...
Quốc Trung
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét