|
* Hà Triều
"Liên
kết vùng ĐBSCL, chúng ta đã bàn nhiều rồi giờ làm đi! Phải cố gắng làm trên
tinh thần tự nguyện; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, để biến thành hành động
thực tiễn" - Đó là ý kiến của ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế
Trung ương tại Hội thảo "Liên kết vùng ĐBSCL trong tái cơ cấu kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng" vừa được tổ chức tại TP Cần Thơ. Trọng
điểm hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương trong năm 2015 là nghiên cứu vấn đề
kinh tế vùng và liên kết vùng. Vì thế, đây là thời cơ "chín muồi" để
các địa phương vùng ĐBSCL cùng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát
triển kinh tế- xã hội bền vững.
* Cần một
cơ chế điều phối chung
Ông Trần
Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng các tỉnh,
thành vùng ĐBSCL quan tâm đến 2 vấn đề: Một là, các nguồn lực đầu tư (chủ yếu
là phân bổ vốn đầu tư ngân sách từ Trung ương) được chuyển giao nhiều hơn là
bản chất chính sách và cơ cấu kinh tế vùng; hai là, làm thế nào để tăng tính
hấp dẫn của môi trường đầu tư bằng cơ chế, chính sách của địa phương. Trong
khi đó chưa có một thể chế hay cơ chế hành chính chịu trách nhiệm điều phối
sự phát triển của vùng và quá trình "chuyển giao quyền" từ các bộ,
ngành Trung ương nhiều hơn cho các tỉnh (thẩm quyền quyết định, cấp phép đầu
tư, ban hành cơ chế, chính sách…). Vì vậy, một chính sách điều phối vùng (sát
hợp hơn chính sách quốc gia) là cần thiết. Cần thống nhất quán triệt chủ
trương, xây dựng chương trình liên kết vùng, xây dựng khung cơ chế chính
sách, khung hợp tác.
Để nâng
cao hiệu quả liên kết vùng, cần xây dựng chương trình liên kết vùng thật cụ
thể, đảm bảo sự phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong
quá trình thực hiện cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị Trung
ương và địa phương. Phát triển liên kết vùng cần phải có khung pháp lý, phải
có cơ quan đầu mối (chỉ huy) để thực hiện cụ thể từ việc tạo cơ chế, chính
sách đến huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp lồng ghép có hiệu quả trong
xây dựng trung hạn về phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần tăng cường hơn
nữa vai trò điều phối của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đang trong quá trình hoàn thiện Quy
chế thí điểm liên kết vùng ĐBSCL giai đoạn 2014 – 2019 (gọi tắt là Quy chế).
Theo dự thảo Quy chế, trong giai đoạn thí điểm, vùng ĐBSCL tập trung vào 4
lĩnh vực liên kết chủ yếu. Đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông,
thủy lợi, hạ tầng sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản và các lĩnh vực theo quy
hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo đồng bộ, tác động thúc đẩy nhanh phát triển
kinh tế - xã hội toàn vùng. Sản xuất, chế biến và tiêu thụ các mặt hàng nông
nghiệp, thủy hải sản. Thực hiện chiến lược tài nguyên nước để quản lý, khai
thác và sử dụng tài nguyên nước sông Cửu Long hiệu quả, bền vững phục vụ cho
sinh hoạt và sản xuất toàn vùng… Quy trình phối hợp theo dự thảo Quy chế,
hằng năm, các địa phương vùng các các Bộ, ngành Trung ương chủ động đề xuất
các chương trình, đề án, dự án liên kết gởi Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam
Bộ và các Bộ, ngành liên quan để tổng hợp. Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan tổ chức thảo
luận; thống nhất nội dung, danh mực và sắp xếp thứ tự ưu tiên các chương
trình, đề án, dự án liên kết gởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan để thẩm định danh mục các chương
trình, đề án, dự án liên kết, nội dung hỗ trợ, đề xuất cơ quan thẩm định và
phân cấp phê duyệt trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định…
Nhiều địa
phương vùng ĐBSCL đề nghị cần sớm ban hành Quy chế. Bởi đây được xem là bước
đột phá, cởi nhiều "nút thắt" về thể chế thời gian qua, để các địa
phương vùng ĐBSCL sớm có "tiếng nói chung".
Xây dựng thí điểm mô hình đặc khu
kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL, như đặc khu con cá tra bao gồm TP Cần Thơ,
Đồng Tháp và An Giang; hay đặc khu phát triển con tôm gồm các tỉnh: Cà Mau,
Sóc Trăng, Kiên Giang... là giải pháp thiết thực, tiến tới xây dựng các mô hình
liên kết vùng một cách hiệu quả. Ảnh: T. LONG
* Tìm mô
hình liên kết
Liên kết
vùng hình thành mô hình tổ chức kinh tế đặc biệt để ĐBSCL phát huy lợi thế,
phát triển nông nghiệp được nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý quan tâm,
đề xuất. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho rằng:
Nước ta hiện nay đã có đặc khu kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu… nhưng chưa có
đặc khu kinh tế về nông nghiệp. Với thế mạnh và có nhiều lợi thế cạnh tranh
trong lĩnh vực nông nghiệp nên Trung ương cần xem xét xây dựng đặc khu kinh
tế nông nghiệp trên cơ sở các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL, như: lúa, cá
tra, tôm, trái cây.... Đặc khu kinh tế này cần được hưởng những quy chế đặc
biệt trong chính sách đầu tư như bộ máy quản lý hành chính tinh gọn, ít tầng
nấc trung gian, các chính sách đầu tư về thuế quan, doanh nghiệp trong đặc
khu phải thực sự được hưởng những ưu đãi vượt trội hơn so với những thể chế
đầu tư bên ngoài. Đây cũng là cách tháo gỡ các "điểm nghẽn" trong
vấn đề liên kết vùng thời gian qua để vùng ĐBSCL đảm bảo tăng trưởng kinh tế
-xã hội bền vững trong tình hình mới.
Ông Nguyễn
Thanh Hùng đề xuất: "Chúng tôi mạnh dạn đăng ký thí điểm đặc khu kinh tế
phát triển con cá tra gồm TP Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp và An Giang. Bởi, cá tra
là sản phẩm xuất khẩu đặc thù của Việt Nam nhưng chưa có quy hoạch phát triển
bền vững. Trên cơ sở khu kinh tế nông nghiệp đặc thù sẽ có cơ chế, chính sách
tốt hơn để phát triển sản phẩm này". Vấn đề này cũng phù hợp với xu thế
đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nó cũng phù hợp với việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên cơ sở quy
hoạch và tổ chức lại không gian sản xuất theo hướng liên kết vùng; liên kết
chặt chẽ sản xuất với tiêu thụ trên cơ sở các nông trại quy mô lớn và doanh
nghiệp; gắn tổ chức sản xuất với chuỗi giá trị liên kết vùng, liên kết quốc
tế, nhất là đối với những sản phẩm chủ lực của vùng. Đối với các lĩnh vực có
tiềm năng phát triển của vùng, cần xây dựng cơ chế điều hành theo hướng tổ
chức "liên kết dọc" dưới sự chủ trì của Bộ, ngành trung ương; xây
dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực tiềm năng cho vùng ĐBSCL. Đồng thời, khuyến
khích hình thành các mối "liên kết ngang" giữa các địa phương trong
vùng với vai trò điều phối của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.
* Những
yêu cầu cấp thiết
Có một bộ
máy tốt, không có nguồn nhân lực tốt thì không thể nâng cao hiệu quả liên kết
vùng. Vì vậy, theo PGS. TS Hà Thành Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ,
cần thiết và lâu dài là tăng cường đầu tư cho giáo dục. Chi tiêu cho giáo dục
được nhận thức là một quá trình đầu tư vào con người. Con người là nguồn lực
tốt nhất cho sự phát triển. Bao giờ giáo dục được ưu tiên hàng đầu trong số
các ưu tiên đầu tư của vùng thì mới có thể có được một nguồn lực ưu tú, đáp
ứng cho phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nâng cao hiệu quả liên kết,
nâng cao vị thế của vùng trong thời gian tới. Nhiều ý kiến cho rằng, TP Cần
Thơ phải là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở ĐBSCL.
Trường Đại học Cần Thơ có vai trò liên kết, hỗ trợ cho các trường đại học
trong vùng đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên. Cần xây dựng kế hoạch và
giải pháp để TP Cần Thơ trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, có phương
án liên doanh với nước ngoài; nghiên cứu xây dựng trung tâm khoa học chuyển
giao công nghệ có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế cho cả vùng.
Khắc phục
tình trạng không gian kinh tế vùng bị chia cắt địa giới hành chính cũng là
vấn đề bức bách. Theo các địa phương vùng ĐBSCL, các ngành hữu quan cần rà
soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế vùng trên cơ sở lợi thế so sánh
của từng địa phương. Trên cơ sở các quy hoạch và kế hoạch được phê duyệt, cần
tập trung các nguồn lực để đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho
toàn vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới. Đồng thời, thúc đẩy liên kết vùng các tỉnh ven biển, phát
triển mạnh mẽ kinh tế biển, đảo, nhất là cảng biển, vận tải biển, đóng và sửa
chữa tàu biển, các dịch vụ hậu cần, du lịch, dầu khí, khai thác hải sản xa
bờ… gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo và đảm bảo an ninh, an toàn trên biển.
Ông Phạm
Văn Rạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, đề xuất: Chọn một số lĩnh vực ưu
tiên, bức xúc để thực thiện thí điểm liên kết vùng trong giai đoạn 2015 –
2020 nhằm đảm bảo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Trong
đó tập trung thực hiện liên kết về lĩnh vực nông nghiệp – lĩnh vực kinh tế
tiềm năng nhất của vùng và có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô
hình liên kết hiệu quả. Đối với các tỉnh, thành phố có tiềm năng giống nhau,
cần so sánh lợi thế của từng địa phương để xác định mức độ ưu tiên phát triển
nhằm hạn chế sự cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố trong vùng. Vấn đề đặc
biệt quan trọng trong xây dựng mối liên kết vùng, cần phát huy hơn nữa vai
trò trung tâm, động lực phát triển của TP Cần Thơ và các vùng kinh tế trọng
điểm ĐBSCL (gồm: Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và TP Cần Thơ) nhằm tạo sức lan
tỏa, thúc đẩy phát triển chung cho cả vùng.
***
"Thúc
đẩy phát triển kinh tế vùng, đảm bảo tính thống nhất nền kinh tế quốc
dân" đã được ghi nhận tại Điều 52 Hiến pháp năm 2013. Như vậy, tăng
cường liên kết vùng nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, khắc phục không gian
kinh tế vùng bị chia cắt bởi đơn vị hành chính tỉnh là yêu cầu cấp thiết, cần
phải được cụ thể bằng hoạt động thực tiễn. Từ chủ trương đến hiện thực là một
quá trình đòi hỏi phải được quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng
bộ, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL.
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét